Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất ở huyện ứng hòa
4.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất và công tác đăng ký biến
biến động đất đai trên địa bàn huyện
Công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Ứng Hòa được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện, đạt được những kết quả tốt, tạo nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giữ ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, việc quản lý sử dụng đất tại huyện Ứng Hịa có nhiều chuyển biến tích cực, đi vào nề nếp. Một phần là do các các quy định về thực hiện các quyền sử dụng đất cụ thể hơn, phù hợp với thực tế.
- Hệ thống tổ chức bộ máy được kiện toàn tương đối đầy đủ, hợp lý hơn trước cả về cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật, con người và pháp luật;
- Việc chấp hành pháp luật đất đai của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện đã dần đi vào nề nếp;
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý vi phạm đất đai được tăng cường; Các vi phạm về đất đai trong quản lý, sử dụng đất đều được xem xét, xử lý triệt để;
- Việc cơng khai hóa các thủ tục hành chính về đất đai và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện tốt đảm bảo thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
- Trên địa bàn huyện 29/29 xã, thị trấn có bản đồ địa chính chính quy đã tạo điều kiện cho Nhà nước quản lý đến từng thửa đất. Công tác giá đất, kiểm kê, thống đất đai hàng năm, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện đầy đủ, đạt kết quả tốt.
- Công tác thu hồi đất, giao đất cho thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện đúng trình tự, thủ tục, đúng chính sách pháp luật.
UBND huyện, cơ quan chuyên môn và hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng của huyện xác lập đúng đủ, kịp thời, không để xảy ra vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện. Các kiến nghị của nhân dân được xem xét giải quyết thấu đáo, hợp lý, phù hợp tình hình chung.
- Công tác quản lý sử dụng đất đầu tư phát triển nông nghiệp - nông thôn cũng thu được kết quả quan trọng như việc cải tạo, tu bổ đê điều hàng năm, xây dựng kiên cố hóa hệ thống giao thơng thủy lợi nội đồng, dồn điền đổi thửa, quy hoạch xây dựng các cơng trình phúc lợi,... đã tạo điều kiện cho người nông dân yên tâm phát triển sản xuất, phát triển nông thôn mới.
Tuy nhiên tình hình quản lý sử dụng đất vẫn còn một số tồn tại như sau:
- Một số xã, thị trấn buông lỏng quản lý đất đai, không phát hiện kịp thời, không kiên quyết xử lý dứt điểm các vi phạm về quản lý đất đai như lấn chiếm đất, tự chuyển mục đích sử dụng đất dẫn đến các vi phạm kéo dài, phát sinh đơn thư khiếu kiện ở địa phương (xã Đồng Tân, Vạn Thái, Trung Tú, Viên An).
- Tình trạng lấn chiếm đất cơng nhất là đất nơng nghiệp liền kề với khu dân cư diễn ra khá phức tạp, các hộ dân san lấp đất trồng lúa, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất vẫn còn xảy ra. Hàng năm, Phòng đều tham mưu Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo nhưng việc chấp hành của các xã, thị trấn có việc cịn hạn chế.
4.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI HUYỆN ỨNG HỊA
4.3.1. Cơng tác đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Tình hình thực hiện đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSD đất ở, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Chi Nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội huyện Ứng Hòa được thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Tình hình thực hiện đăng ký thế chấp, bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Ứng Hòa giai đoạn 2012-2016
Đơn vị: Hồ sơ STT Tên xã, thị trấn Tổng Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1 Đại Hùng 127 19 30 37 23 18 2 Đại Cường 124 26 32 31 26 9 3 Đội Bình 137 14 11 29 54 29 4 Hồng Quang 106 16 5 32 31 22 5 Lưu Hoàng 126 32 18 43 26 7 6 Phù Lưu 79 18 3 29 22 7 7 Hoa Sơn 163 22 12 59 39 31 8 Trường Thịnh 234 28 45 62 55 44 9 Viên An 109 12 3 15 36 43 10 Viên Nội 27 2 0 5 9 11 11 Quảng Phú Cầu 406 56 57 88 101 104 12 Cao Thành 143 15 51 22 29 26 13 Trung Tú 319 47 18 55 116 83 14 Đồng Tân 183 36 33 47 55 12 15 Minh Đức 332 64 51 86 63 68 16 Kim Đường 302 66 75 73 62 26 17 Đông Lỗ 154 40 6 41 32 35 18 Trầm Lộng 182 37 30 46 36 33 19 TT Vân Đình 901 120 189 235 198 159 20 Sơn Công 112 18 15 18 43 18 21 Đồng Tiến 265 49 55 68 52 41 22 Liên Bạt 233 25 30 65 63 50 23 Phương Tú 169 29 18 32 43 47 24 Vạn Thái 352 32 86 56 69 109 25 Hòa Xá 203 40 45 46 39 33 26 Hòa Nam 371 101 60 78 83 49 27 Hòa Phú 185 40 33 43 41 28 28 Hòa Lâm 192 21 35 49 28 59
29 Tảo Dương Văn 113 17 12 39 23 22
Tổng 6349 1042 1058 1529 1497 1223
Qua bảng 4.3 cho thấy từ 2012 - 2016 huyện Ứng Hòa đã thực hiện đăng ký 6.349 hồ sơ đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trong đó năm 2014 số lượng hồ sơ đăng ký thế chấp, bảo lãnh cao nhất. Số lượng hồ sơ giao dịch năm 2012 là thấp nhất với
1.042 hồ sơ. Như vậy, các giao dịch thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngày càng gia tăng là do trình độ dân trí tăng cao và nhận thức của người dân về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là quan trọng. Do vậy, việc thực hiện đăng ký thế chấp, bảo lãnh tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội huyện Ứng Hòa cũng tăng theo.
Cũng từ bảng 4.3 cho thấy: Số lượng hồ sơ thực hiện đăng ký thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất qua các năm thì thị trấn Vân Đình có hồ sơ cao nhất là 901 hồ sơ. Vì thị trấn Vân Đình nằm trung tâm của huyện, có điều kiện kinh tế phát triển nhất trên địa bàn huyện nên lượng hồ sơ giao dịch lớn. Bên cạnh đó, xã Viên Nội với 27 hồ sơ giao dịch, xã nằm trong khu vực nơng thơn của huyện, nên ít giao dịch, biến động về đất đai.
Điều này cho thấy nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh, giải quyết khó khăn trong cuộc sống của người dân tại trung tâm là thị trấn Vân Đình là lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
4.3.2. Đánh giá chung về công tác đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Ứng Hòa