Giải pháp về cơ chế chính sách trong thực hiện công tác đăng ký giao dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 78)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất ở huyện ứng hòa

4.5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách trong thực hiện công tác đăng ký giao dịch

đăng ký. Hơn nữa, do Bộ Luật dân sự không quy định tất cả các giao dịch bảo đảm phải đăng ký. Nhưng khi phát sinh tranh chấp hợp đồng thì quyền ưu tiên sẽ thuộc về các giao dịch đã đăng ký.

4.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

4.5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách trong thực hiện công tác đăng ký giao dịch bảo đảm dịch bảo đảm

- Việc đăng ký giao dịch bảo đảm được quy định phân tán tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Luật đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2005; Bộ Luật dân sự năm 2005... dẫn đến sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ trong các quy định về đăng ký. Do vậy cần giảm bớt những thủ tục rườm rà, gây phiền hà cho nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Xây dựng quy chế phối hợp, tạo sự kết nối nhịp nhàng, đồng bộ giữa các cơ quan với nhau, cụ thể là Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Ứng Hòa với Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội, Sở Tư Pháp, các Văn phịng Cơng Chứng, UBND các xã, thị trấn trong quá trình thực hiện đăng ký biến động và đảm bảo tính liên thơng trong việc chỉnh lý biến động.

- Xây dựng và kiện tồn mơ hình đăng ký tập trung vào một hệ thống

+ Tạo lập hồ sơ pháp lý đầy đủ, thống nhất về thửa đất;

+ Xây dựng thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm đơn giản, dễ áp dụng, công khai, minh bạch và thân thiện với người dân;

+ Hạn chế sự can thiệp của các cơ quan hành chính vào thủ tục xác lập quyền dân sự về giao dịch bảo đảm

- Kiên quyết xử lý tình trạng cán bộ hạch sách, gây nhũng nhiễu cho người dân khi làm thủ tục đăng ký biến động. Có chế độ khen thưởng rõ ràng cho các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ và cần nhắc nhở, xử lý đối với những đơn vị có kết quả cơng việc kém, khơng hồn thành nhiệm vụ.

4.5.2. Xây dựng cơ chế trao đổi thơng tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các cơ quan có liên quan

Hiện nay, cơ chế trao đổi thơng tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm giữa Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện và các cơ quan có liên quan như tổ chức hành nghề cơng chứng, cơ quan thi hành án dân sự, Tịa án, Viện kiểm sát, chưa có sự đồng bộ do đó huyện cần đầu tư công nghệ (thiết bị, phần mềm, đường truyền) thống nhất trên phạm vi toàn huyện để tất cả các cơ quan đều có thể tra cứu thơng tin, đẩy nhanh thời gian làm việc, đảm bảo minh bạch và có sự kết nối chặt chẽ giúp người dân dễ dàng tra cứu, nắm bắt. Tạo lòng tin trong giao dịch.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai trên cơ sở chuẩn hóa và cập nhật dữ liệu từ các nguồn tài liệu bản đồ, hồ sơ địa chính, hồ sơ đăng ký biến động nhằm đáp ứng yêu cầu khai thác, cập nhật, đồng bộ hóa dữ liệu địa chính.

4.5.3. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức

Triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm, theo hướng ngày càng mở rộng hơn về đối tượng (khơng chỉ đối với tổ chức tín dụng, mà còn đối với các doanh nghiệp, các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm và cá nhân trong xã hội), đa dạng về hình thức (tổ chức Toạ đàm, mở các lớp tập huấn, phát hành các Số báo chuyên đề, các tài liệu hỏi đáp nghiệp vụ, tuyên truyền pháp luật quawebsite về đăng ký giao dịch bảo đảm...) cho huyện Ứng Hòa.

Huyện Ứng Hịa cần đa dạng hóa các phương thức tun truyền, phổ biến pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm, mở rộng địa bàn tuyên truyền, phổ biến pháp luật, để nâng cao hơn nữa nhận thức của khách hàng về vai trò và ý nghĩa của đăng ký và tìm hiểu thơng tin về giao dịch bảo đảm, nắm vững các trình tự, thủ tục trong lĩnh vực này. Đặc biệt tuyên truyền để người dân nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các trường hợp đến làm thủ tục tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội huyện Ứng Hòa.

4.5.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ đăng ký giao dịch bảo đảm là giải pháp có ý nghĩa vơ cùng quan trọng mà các cơ quan quản lý nhà nước ln chú trọng, bởi vì những yếu kém về năng lực của cán bộ đăng ký sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cả hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm.

Do đó, để khắc phục những yếu kém về năng lực, trình độ của cán bộ đăng ký, nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm. Huyện Ứng Hòa cần thường xuyên mở thêm các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký giao dịch bảo đảm; đưa việc giảng dạy pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm vào các cơ sở đào tạo Luật, đào tạo cán bộ địa chính, cán bộ làm công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trên cơ sở những hoạt động tích cực nêu trên sẽ xây dựng đội ngũ cán bộ đăng ký giao dịch bảo đảm có chuyên môn, nghiệp vụ cao.

Bên cạnh việc tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ đăng ký,thì cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm cần chú trọng đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm. .

4.5.5. Giám sát việc thực hiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm tại các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm

Cùng với các giải pháp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ, nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ đăng ký giao dịch bảo đảm thì việc xây dựng và triển khai cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm là hết sức cần thiết nhằm tăng cường mạnh mẽ hơn nữa hiệu quả của việc tổ chức và thực hiện công tác đăng ký giao dịch bảo đảm tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội huyện Ứng Hòa.

Phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là của các cơ quan đăng ký, cán bộ đăng ký; mặt khác là giải pháp nhằm phát huy tính dân chủ, minh bạch và cơng khai trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm tại huyện Ứng Hòa

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN

1. Huyện Ứng Hịa là huyện đồng bằng nằm phía Nam thành phố Hà Nội, có tổng diện tích tự nhiên là 18.818,08 ha, dân số là 199.422 người. Trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện được sự quan tâm chỉ đạo của huyện ủy, HĐND và UBND huyện nên đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện. Từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, việc quản lý, sử dụng đất tại huyện có nhiều chuyển biến tích cực, đi vào nề nếp. Công tác đăng ký biến động về đất đai được huyện đặc biệt quan tâm, các thủ tục hành chính về đất đai được công khai giúp người sử dụng đất dễ tiếp cận thực hiện. 2. Thực trạng công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Ứng Hịa cho thấy: Giai đoạn 2012-2016 cơng tác đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSD đất ở, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã đăng ký 6.349 hồ sơ. Các giao dịch bảo đảm về thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được người sử dụng đất thực hiện và đăng ký thường xuyên tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội huyện Ứng Hòa do các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm phù hợp với người sử dụng đất và được chấp hành theo quy định

Thủ tục đăng ký thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất ngày càng đơn giản, thuận tiện, thời gian giải quyết nhanh hơn (từ 5 ngày giảm xuống cịn khơng q 3 ngày làm việc). Điều này cho thấy, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với các giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ngày càng rõ rệt.

3. Kết quả nghiên cứu về tình hình thực hiện giao dịch bảo đảm tại 3 xã, thị trấn: thị trấn Vân Đình, xã Trường Thịnh, xã Hịa Nam qua 120 phiếu điều tra cho thấy: Trong nhân dân đã có lịng tin vào việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh lại chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai song vẫn còn có sự so sánh về phong cách, thủ tục, thời gian làm việc giữa các đơn vị ngân hàng, quỹ tín dụng với cơ quan nhà nước, nhiều ý kiến cho rằng đơn vị cơ quan nhà nước làm việc thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian đi lại nên cần có sự cải cách về mặt thủ tục hành chính, mặt khác mức vay cao so với giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cũng là một điều quan tâm của nhân dân. Do vậy để thúc đẩy nhân

dân làm đăng ký giao dịch đảm bảo tại Chi nhánh Văn phòng đăng đất đai huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội cần cải cách về thủ tục hành chính, đẩy nhanh thời gian làm việc, đảm bảo các thông tin về đất đai được công khai minh bạch, nâng cao mức vay với giá trị tài sản, để phù hợp với nhu cầu của người dân.

4. Để quá trình đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội đạt kết quả cao, cần thực hiện các giải pháp như: Giải pháp về cơ chế chính sách trong thực hiện cơng tác đăng ký giao dịch bảo đảm, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các cơ quan có liên quan, tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giám sát việc thực hiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm tại các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

5.2. KIẾN NGHỊ

Đề tài “Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội”mới được nghiên cứu tại phạm vi một huyện, trong một khoảng thời gian nhất định. Nghiên cứu này có ý nghĩa nhất định trong cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai nên các cơ quan chức năng cần triển khai mở rộng địa bàn nghiên cứu và thời gian nghiên cứu để có tổng kết, đánh giá sâu hơn, tồn diện hơn về giao dịch bảo đảm, công tác đăng ký giao dịch bảo đảm và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Đề nghị người dân khi thực hiện giao dịch bằng QSDĐ và tài sản gắn liền trên đất để vay vốn phục vụ nhu cầu phát triển đời sống của tổ chức, gia đình, cá nhân.. nên thực hiện tại các cơ quan hành chính Nhà nước để tránh rủi ro và hạn chế mọi tranh chấp phát sinh trong q trình giao dịch.

- Khơng nên thực hiện cầm cố QSDĐ ở các hiệu cầm đồ mặc dù giá trị vay có lớn hơn ngân hàng nhưng lãi suất lại rất cao, rủi ro rất lớn và dễ phát sinh tiêu cực trong khi thực hiện giao dịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và môi trường Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

4. Bộ Tư Pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường - Ngân hàng Nhà nước (2014). Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 của Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường - Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm.

5. Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005). Thông tư số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 về việc hướng dẫn đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

6. Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006). Thông tư số 03/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 về việc hướng dẫn đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

7. Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). Thông tư số 20/2011/TTLT/BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

8. Chính phủ (2006). Nghị định của Chính phủ số 163/2006/NĐ-CP ngày 19/12/2006 về giao dịch bảo đảm.

9. Chính phủ (2009). Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.

10. Chính phủ (2010). Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm.

11. Chính phủ (2012). Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 19/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

12. Chính phủ (2014). Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

13. Đinh Dũng Sỹ (2003). Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng đất của người sử dụng đất thực trạng và kiến nghị, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật. Số 10 (85) 14. Hồng Huy Biểu (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Vương quốc

Thái Lan, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)