Giám sát việc thực hiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm tại các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 80)

cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm

Cùng với các giải pháp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ, nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ đăng ký giao dịch bảo đảm thì việc xây dựng và triển khai cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm là hết sức cần thiết nhằm tăng cường mạnh mẽ hơn nữa hiệu quả của việc tổ chức và thực hiện công tác đăng ký giao dịch bảo đảm tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội huyện Ứng Hòa.

Phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là của các cơ quan đăng ký, cán bộ đăng ký; mặt khác là giải pháp nhằm phát huy tính dân chủ, minh bạch và công khai trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm tại huyện Ứng Hòa

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Huyện Ứng Hòa là huyện đồng bằng nằm phía Nam thành phố Hà Nội, có tổng diện tích tự nhiên là 18.818,08 ha, dân số là 199.422 người. Trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện được sự quan tâm chỉ đạo của huyện ủy, HĐND và UBND huyện nên đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện. Từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, việc quản lý, sử dụng đất tại huyện có nhiều chuyển biến tích cực, đi vào nề nếp. Công tác đăng ký biến động về đất đai được huyện đặc biệt quan tâm, các thủ tục hành chính về đất đai được công khai giúp người sử dụng đất dễ tiếp cận thực hiện. 2. Thực trạng công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Ứng Hòa cho thấy: Giai đoạn 2012-2016 công tác đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSD đất ở, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã đăng ký 6.349 hồ sơ. Các giao dịch bảo đảm về thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được người sử dụng đất thực hiện và đăng ký thường xuyên tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội huyện Ứng Hòa do các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm phù hợp với người sử dụng đất và được chấp hành theo quy định

Thủ tục đăng ký thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất ngày càng đơn giản, thuận tiện, thời gian giải quyết nhanh hơn (từ 5 ngày giảm xuống còn không quá 3 ngày làm việc). Điều này cho thấy, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với các giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ngày càng rõ rệt.

3. Kết quả nghiên cứu về tình hình thực hiện giao dịch bảo đảm tại 3 xã, thị trấn: thị trấn Vân Đình, xã Trường Thịnh, xã Hòa Nam qua 120 phiếu điều tra cho thấy: Trong nhân dân đã có lòng tin vào việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh lại chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai song vẫn còn có sự so sánh về phong cách, thủ tục, thời gian làm việc giữa các đơn vị ngân hàng, quỹ tín dụng với cơ quan nhà nước, nhiều ý kiến cho rằng đơn vị cơ quan nhà nước làm việc thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian đi lại nên cần có sự cải cách về mặt thủ tục hành chính, mặt khác mức vay cao so với giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cũng là một điều quan tâm của nhân dân. Do vậy để thúc đẩy nhân

dân làm đăng ký giao dịch đảm bảo tại Chi nhánh Văn phòng đăng đất đai huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội cần cải cách về thủ tục hành chính, đẩy nhanh thời gian làm việc, đảm bảo các thông tin về đất đai được công khai minh bạch, nâng cao mức vay với giá trị tài sản, để phù hợp với nhu cầu của người dân.

4. Để quá trình đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội đạt kết quả cao, cần thực hiện các giải pháp như: Giải pháp về cơ chế chính sách trong thực hiện công tác đăng ký giao dịch bảo đảm, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các cơ quan có liên quan, tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giám sát việc thực hiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm tại các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

5.2. KIẾN NGHỊ

Đề tài “Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội”mới được nghiên cứu tại phạm vi một huyện, trong một khoảng thời gian nhất định. Nghiên cứu này có ý nghĩa nhất định trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai nên các cơ quan chức năng cần triển khai mở rộng địa bàn nghiên cứu và thời gian nghiên cứu để có tổng kết, đánh giá sâu hơn, toàn diện hơn về giao dịch bảo đảm, công tác đăng ký giao dịch bảo đảm và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Đề nghị người dân khi thực hiện giao dịch bằng QSDĐ và tài sản gắn liền trên đất để vay vốn phục vụ nhu cầu phát triển đời sống của tổ chức, gia đình, cá nhân.. nên thực hiện tại các cơ quan hành chính Nhà nước để tránh rủi ro và hạn chế mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.

- Không nên thực hiện cầm cố QSDĐ ở các hiệu cầm đồ mặc dù giá trị vay có lớn hơn ngân hàng nhưng lãi suất lại rất cao, rủi ro rất lớn và dễ phát sinh tiêu cực trong khi thực hiện giao dịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và môi trường Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

4. Bộ Tư Pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường - Ngân hàng Nhà nước (2014). Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 của Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường - Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm.

5. Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005). Thông tư số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 về việc hướng dẫn đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

6. Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006). Thông tư số 03/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 về việc hướng dẫn đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

7. Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). Thông tư số 20/2011/TTLT/BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

8. Chính phủ (2006). Nghị định của Chính phủ số 163/2006/NĐ-CP ngày 19/12/2006 về giao dịch bảo đảm.

9. Chính phủ (2009). Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.

10. Chính phủ (2010). Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm.

11. Chính phủ (2012). Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 19/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

12. Chính phủ (2014). Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

13. Đinh Dũng Sỹ (2003). Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng đất của người sử dụng đất thực trạng và kiến nghị, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật. Số 10 (85) 14. Hoàng Huy Biểu (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Vương quốc

Thái Lan, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế. 15. Lưu Quốc Thái (2006). Pháp luật đất đai và vấn đề đầu tư nước ngoài vào thị trường

bất động sản ở Trung Quốc, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (8/2006).

16. Nguyễn Đình Bồng (2009). Bài giảng Hệ thống pháp luật về quản lý đất đai và thị trường bất động sản; Quản lý đất đai và thị trường bất động sản.

17. Nguyễn Đình Bồng (2005). Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài cấp nhà nước Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, Trung tâm điều tra Quy hoạch đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Dung (2010). Đảm bảo minh bạch của thị trường bất động sản - Pháp luật một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Luật học số 08 (123). 19. Nguyễn Thị Thu Hồng (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Vương quốc

Thụy điển, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

20. Nguyễn Quang Tuyến (2009). Những tiêu chí cơ bản của thị trường bất động sản minh bạch, Tạp chí Luật học số 3 (106).

21. Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Đình Bồng (2005). Giáo trình thị trường bất động sản. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Mai (2002). Hướng dẫn hoàn thiện pháp luật về đất đai, Hội thảo Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

23. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980, 1992 sửa đổi năm 2001). Hiến pháp.

24. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003). Luật Đất đai năm 2003. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005). Bộ Luật dân sự năm 2005. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013). Luật Đất đai năm 2013. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015). Bộ Luật dân sự năm 2015. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Trung tâm thông tin, tư vấn, dịch vụ về tài sản và bất động sản – Bộ Tài chính(2004). Luật đất đai 2003 và đổi mới của cơ chế tài chính đối với đất đai trong thời gian tới. 29. UBND huyện Ứng Hòa (2010). Số liệu thống kê đất đai năm 2016.

30. UBND thành phố Hà Nội (2012). Báo cáo về đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội.

31. UBND thành phố Hà Nội (2014). Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố được Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao về đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài; chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất vườn, ao xen kẹt trong khu dân cư (không thuộc đất công) sang đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội.

32. UBND thành phố Hà Nội (2015). Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 18/12/2015 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Quy định về đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; công nhận quyền sử dụng đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài; chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư sang đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội.

33. Quyết định số 1358/QĐ-UBND ngày 31/3/2015 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.

34. Vũ Thị Hồng Yến (2009). Về mối quan hệ giữa thủ tục công chứng, chứng thực và đăng ký hợp đồng thế chấp tài sản, Tạp chí Luật học. Số 01.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)