Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện ứng hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 46)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Ứng Hòa là huyện đồng bằng nằm phía Nam thành phố Hà Nội. Tổng diện tích tự nhiên của năm 2016 là 18.818,08 ha, huyện có đường ranh giới giáp với các địa phương sau:

- Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ, huyện Thanh Oai; - Phía Đông giáp huyện Phú Xuyên;

- Phía Nam giáp huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam); - Phía Tây giáp huyện Mỹ Đức.

Toàn huyện có 28 xã và 01 thị trấn, Ứng Hoà có vị trí thuận lợi là nằm trên đường Quốc lộ 21B, cách quận Hà Đông 30 km về phía Bắc và giáp khu du lịch Chùa Hương về phía Nam. Huyện có đường Tỉnh lộ 428, đường Tỉnh lộ 78 đi qua và các đường liên huyện, liên xã tạo cơ hội để giao lưu với thị trường bên ngoài tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Ứng Hòa thuộc vùng Đồng bằng, có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ +1,5 mét, cao nhất khoảng +4,0 mét, thấp nhất khoảng +0,6 mét, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Địa hình phù hợp trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, nuôi trồng thủy sản và trồng các cây vụ đông.

4.1.1.3. Khí hậu

Huyện Ứng Hòa mang đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Ứng Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai hướng gió chủ đạo Đông Bắc và Đông Nam, có 4 mùa với 4 kiểu thời tiết: mùa Xuân ấm áp, mùa Hè nóng, mùa Thu mát mẻ và mùa Đông lạnh.

Lượng mưa nhiều nhất trong 8 năm trở lại đây là khoảng 2.138 mm, lượng mưa ít nhất khoảng 1.510,3 mm. Trung bình 8 năm trở lại đây là 1.760,925mm.

Nhiệt độ trung bình các năm (từ năm 2006 - 2013) dao động trong khoảng từ 230C đến 24,60C. Các tháng lạnh nhất trong năm là tháng 1 và tháng 2. Các tháng nóng nhất trong năm là tháng 6 và tháng 7. Nhiệt độ trung bình cao nhất là vào tháng 6 năm 2010 (30,60C), thấp nhất là vào tháng 1 năm 2011 (12,70C).

4.1.1.4. Thuỷ văn

Trên địa bàn huyện Ứng Hòa có 3 con sông lớn chảy qua là sông Đáy, sông Nhuệ và sông Đào. Tuy nhiên, nguồn nước từ sông Nhuệ đang bị ô nhiễm nặng, bắt đầu có tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân ven sông.

4.1.2. Các nguồn tài nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Đất đai của huyện Ứng Hoà khá phì nhiêu và địa hình bằng phẳng với 4 loại đất chính:

- Đất phù sa được bồi (Pb);

- Đất phù sa không được bồi, không có tầng glây và loang lổ (P); - Đất phù sa glây (Pg);

- Đất phù sa úng nước (P).

Nhìn chung, thổ nhưỡng Ứng Hòa thích hợp cho các loại cây hàng năm như lúa, rau màu và có thể tiến hành thâm canh tăng vụ phục vụ phát triển nông nghiệp.

4.1.2.2. Tài nguyên nước

* Nước mặt: Có 3 con sông chảy qua huyện: Sông Đáy chảy qua phía Tây Nam dài 31 km; Sông Nhuệ chảy qua phía Đông Nam dài 11 km; Sông Đào Vân Đình chảy từ Thanh Oai đến trung tâm huyện dài 6 km. Mặt khác huyện Ứng Hòa thuộc vùng trũng nên có nhiều ao hồ

* Nước ngầm: Hiện tại chưa có tài liệu đầy đủ về trữ lượng nước ngầm nhưng theo khảo sát sơ bộ thì nước ngầm có trữ lượng lớn, chỉ cần khoan sâu 15 đến 20 m là có nước dùng cho dân sinh hoạt.

4.1.2.3. Tài nguyên nhân văn

Ứng Hoà mang đặc trưng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng gắn liền với nền văn minh lúa nước, tập quán sản xuất nông nghiệp có từ lâu đời do vậy trong huyện có tới 131 điểm di tích lịch sử văn hoá công nhận. Một số di tích đáng chú ý là: đình Hoàng Xá - di tích lịch sử thời Lê, bảo tàng chiếc gậy Trường Sơn, bảo tàng khu Cháy - quê hương vùng an toàn khu xứ uỷ Bắc Kỳ… Ngoài ra, còn có một số làng nghề truyền thống: làng dệt vải màn xã Hoà Xá, làng mây tre đan ở xã Trường Thịnh, Quảng Phú Cầu, Sơn Công. Các làng nghề này không chỉ duy trì nét truyền thống trong văn hoá mà còn tạo thêm công việc cho người lao động nhất là trong những lúc nông nhàn, đồng thời tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống.

4.1.3. Thực trạng môi trường

Trong giai đoạn vừa qua, hòa chung với công cuộc đổi mới của thành phố Hà Nội. Huyện Ứng Hòa đã và đang diễn ra quá trình chuyển dịch mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Các khu vực thị trấn và các trung tâm kinh tế xã hội, các khu làng nghề công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp đang được xây dựng và phát triển mạnh, đang đe dọa đến mức độ ô nhiễm tới môi trường đất, nước, không khí của địa phương, đặc biệt là các xã có nhiều hộ kinh doanh như: Quảng Phú Cầu, Hòa Nam, Hòa Xá…

Hiện trạng rãnh tiêu thoát nước thải khu dân cư nhiều nơi đã bị xuống cấp, chưa có nắp đậy nhưng hầu hết các xã, thị trấn, chưa có kinh phí xây dựng, tu sửa, nạo vét, đang phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân địa phương.

Tình trạng ô nhiễm môi trường đất do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đang gia tăng nhanh chóng do người dân sử dụng hóa chất trong nông nghiệp đã và đang tác động ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi trường trước mắt cũng như lâu dài.

Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cơ quan chức năng của Thành phố và Ủy ban nhân huyện Ứng Hòa, thực trạng môi trường trên địa huyện đã có

những bước chuyển biến tích cực. Các đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Chi cục Môi trường Hà Nội và Đoàn kiểm tra liên ngành thành lập theo quyết định của Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện đã góp phần tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức đối với việc bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cá nhân. Đến nay cơ bản các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đã có bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường cũng như việc thực hiện tốt các quy định của Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường, Luật khai thác khoáng sản…

4.1.4. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.4.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Từ năm 2010 đến nay nền kinh tế xã hội của huyện đã đạt được nhiều thành tựu to lớn với nhiều bước tiến vượt bậc. Hệ thống kết cấu hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện và các công trình công cộng tiếp tục phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.

a. Tăng trưởng kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế của huyện thời gian qua liên tục duy trì được ở tốc độ khá, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm (2010-2015) đạt khoảng 15%, trong đó nông nghiệp đạt >10%, công nghiệp - xây dựng đạt >15% và dịch vụ thương mại đạt 16-17%. Tổng giá trị sản xuất năm 2015 ước tính khoảng 2.530,909 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đạt 13,36%. Trong đó nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng 6,69%, công nghiệp đạt 16,26%, dịch vụ đạt 15,66%.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã đạt được những kết quả nhất định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực trong các khu vực và từng ngành kinh tế. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ tăng. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - thủy sản giảm trong khi đó giá trị sản xuất tuyệt đối của nông nghiệp - thủy sản hàng năm đều tăng.

Cụ thể tỷ trọng công nghiệp tăng từ 33,0% năm 2010 lên 57% năm 2015; Tỷ trọng dịch vụ tăng từ 15,39% năm 2010 lên 17% năm 2015; Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 51,62% năm 2010 xuống 26% năm 2015. Tuy nhiên, so với kế hoạch đặt ra năm 2010 thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong huyện còn chậm và nặng tính thuần nông.

4.1.4.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Nông nghiệp tiếp tục phát triển, nhất là nâng cao hiệu quả chuyển dịch những vùng trũng thấp sang nuôi trồng thủy sản và chuyển đổi những khu vực lúa năng suất thấp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn.

Trong những năm qua nhiều giống lúa chất lượng cao đã được đưa vào sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập. Năng suất lúa bình quân năm 2015 đạt 61,8 tạ/ha, tăng đáng kể so với năm 2010. Cơ cấu ngành nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, giảm tỷ trọng trồng trọt.

Hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn cũng khá phát triển trong những năm qua. Hiện nay trên địa bàn huyện nhiều chi nhánh ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ... Cùng với các quỹ tín dụng hoạt động giao dịch thường xuyên, các ngân hàng này đã thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và đáp ứng tương đối tốt nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất của các doanh nghiệp trong huyện. Dịch vụ tín dụng ngân hàng đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của huyện.

4.1.4.3. Dân số, lao động và việc làm

a. Dân số

Tình hình dân số của huyện Ứng Hòa được thể hiện qua bảng. Từ bảng cho thấy, năm 2016 dân số huyện Ứng Hòa là 199.422 người tăng khoảng 11.448 người so với năm 2012.

b. Lao động, việc làm và thu nhập

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2016 là 199.422 người. Trong đó lao động làm việc trong ngành nông nghiệp là chủ yếu. Dân số ngày một tăng, diện tích bình quân trên nhân khẩu và trên lao động nông nghiệp ngày một giảm. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thâm canh nông nghiệp để tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nông dân.

Thực hiện chương trình giải quyết việc làm, hàng năm số lao động trong huyện được giải quyết việc làm ngày càng tăng trong đó có giải quyết việc làm tại chỗ và đưa lao động sang ra tỉnh ngoài và xuất khẩu lao động.

Đơn vị tính: người Tên xã, thị trấn Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1- Thị trấn Vân Đình 13237 13442 13586 13686 13882 2- Viên An 6121 6218 6302 6400 6794 3- Viên Nội 4096 4109 4123 4156 4207 4- Hoa Sơn 6682 6824 6891 6967 7149 5- Quảng Phú Cầu 11053 11234 11404 11545 11591 6- Trường Thịnh 6474 6558 6639 6744 6852 7- Cao Thành 3798 3823 3857 3889 3999 8- Liên Bạt 6753 6873 6922 6965 7013 9- Sơn Công 5698 5745 5786 5844 5949 10- Đồng Tiến 6684 6840 6940 7073 7139 11- Phương Tú 11410 11644 11735 11862 12228 12- Trung Tú 7009 7005 7056 7169 7238 13- Đồng Tân 4586 4807 4994 5095 5479

14- Tảo Dương Văn 6209 6285 6321 6366 6439

15- Vạn Thái 9068 9172 9318 9490 9692 16- Minh Đức 5130 5245 5356 5412 5486 17- Hòa Lâm 6025 6052 6086 6137 6214 18- Hòa Xá 3855 3865 3881 3944 4074 19- Trầm Lộng 4147 4270 4340 4411 4451 20- Kim Đường 6231 6293 6335 6454 6579 21- Hòa Nam 9919 10184 10442 10676 10918 22- Hòa Phú 6697 6777 6824 6933 7083 23- Đội Bình 7533 7700 7829 7945 8067 24- Đại Hùng 4102 4124 4176 4371 4428 25- Đông Lỗ 5264 5264 5278 5313 5379 26- Phù Lưu 5285 5383 5453 5519 5527 27- Đại Cường 4104 4186 4322 4450 4579 28- Lưu Hoàng 4541 4608 4698 4794 4908 29- Hồng Quang 6263 6149 5983 6002 6078 Tổng số 187974 190679 192877 195612 199422

4.1.4.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội huyện Ứng Hòa

a. Giao thông

Ứng Hòa có hệ thống giao thông phân bố khá hợp lý, ngày càng hoàn thiện hơn nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. Cụ thể:

- Đường Quốc lộ: Quốc lộ 21B là tuyến trục đường giao thông chính của huyện cùng với hệ thống cầu, cống với đoạn tuyến chiều qua huyện dài 22km đã được mở rộng, nâng cấp rải thảm nhựa theo tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng.

- Đường Tỉnh lộ: Trên địa bàn huyện có 9 tuyến Tỉnh lộ đi qua với tổng chiều dài khoảng 63,2km (trong đó 39,7km được thảm nhựa, 10 km bê tông xi măng và 13,5 km đường cấp phối).

- Đường huyện: Có 30,3 km đường Huyện lộ (trong đó 16,1 km được thảm bê tông, 2,5 km là bê tông xi măng và 11,7 km là đường cấp phối).

Có thể thấy, những năm gần đây, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện ngày càng hoàn thiện, đặc biệt khi chương trình thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được thực hiện. Tuy nhiên, trong năm tới vẫn cần đầu tư, nâng cấp một số tuyến để đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

b. Thủy lợi

Trong những năm qua, huyện đã đầu tư xây dựng nâng cấp và kiên cố hóa hệ thống công trình thủy lợi: cải tạo nâng cấp các trạm bơm tưới, tiêu (Liên Phương, Ngọ Xá II, Hồng Quang, Vạn Thái, Hòa Xá), kiên cố hóa kênh dẫn chính và hệ thống kênh mương nội đồng tương đối hoàn chỉnh (6 kênh tưới tiêu kết hợp và 6 kênh tiêu chính), về cơ bản đáp ứng cho yêu cầu thâm canh 2 vụ lúa + vụ đông, đảm bảo diện tích tưới tiêu chủ động lên 94% diện tích đất canh tác, tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mùa vụ có hiệu quả, góp phần tăng vụ, tăng năng suất, sản lượng cây trồng.

Trên địa bàn huyện có 16 hệ thống trạm bơm lớn gồm 115 trạm bơm (54 trạm bơm tưới, 33 trạm bơm tiêu, 28 trạm bơm tưới tiêu kết hợp), 348 máy với tổng công suất 253 m3/giờ (mỗi trạm 800 – 1.000 m3/giờ). Toàn bộ chiều dài hệ thống kênh là 73,70 km kênh cấp II, 100,80 km kênh cấp III, trong đó có khoảng 80% được kiên cố hóa.

Nhìn chung, hệ thống các trạm bơm và kênh mương hiện nay (hệ thống thủy lợi Vân Đình, Cống Thần, Ngoại Độ, Ba Thá ..., và trạm bơm Quảng Nguyên, Liên Phương, Ngọ Xá, Hồng Quang) có khả năng phục vụ tưới tiêu cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp của huyện (khoảng 10.700 ha). Tuy vậy, nhiều trạm bơm và hệ thống kênh mương được xây dựng từ lâu, bị bồi lấp, các thông số kỹ thuật không còn phù hợp, máy móc thiết bị đã xuống cấp, nên năng lực tưới, tiêu úng cho sản xuất còn bị hạn chế, hệ thống kênh mương nội đồng ở nhiều xã còn chậm được kiên cố hóa và đang bị xuống cấp, hạn chế tác dụng của công trình. Hệ thống tưới cho vùng bãi còn nhiều khó khăn.

c. Năng lượng, bưu chính - viễn thông

Với nhịp độ phát triển nhanh của huyện, của thành phố và của cả nước, bưu chính viễn thông của huyện mấy năm gần đây đã đạt tốc độ phát triển cao cả về hạ tầng cơ sở lẫn doanh thu dịch vụ, đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt, góp phần hữu hiệu trong công cuộc phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng cũng như đáp ứng kịp thời nhu cầu giao lưu, trao đổi thông tin của nhân dân.

Mạng lưới bưu chính viễn thông những năm qua đã từng bước được hiện đại hoá chất lượng dịch vụ được nâng cao, 100% số xã có đường internet.

d. Giáo dục - đào tạo

Trong những năm qua, công tác giáo dục trên địa bàn được chú trọng cả về cơ sở vật chất, cả về chất lượng giáo dục. Các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hạn chế tỷ lệ trẻ em bỏ học, đổi mới chất lượng dạy và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)