Kiến nghị đối với cấp Ủy Đảng Chính quyền địa phương tại tỉnh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn của chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đăk nông (Trang 103 - 105)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.4. Kiến nghị đối với cấp Ủy Đảng Chính quyền địa phương tại tỉnh

tỉnh Đăk Nông

Đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục quan tâm tạo điều kiện để NHCSXH hoạt động có hiệu quả. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 40/CT-TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Đề nghị UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo sở Tài Chính, hàng năm trích đủ nguồn vốn từ ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH tỉnh Đắk Nông để cho vay hồ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị quyết của UBND tỉnh Đắk Nông.

Chỉ đạo Ban đại diện HĐQT tại địa phương, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tín dụng chính sách đối với HSXKDVKK và các đối tượng chính sách khác đúng với chủ trương chính sách của Chính phủ. Với cơ cấu bộ máy tổ chức, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện, thị xã theo đúng quy chế tổ chức và hoạt động; đồng thời có biện pháp củng cố và nâng cao vai trò của Ban giảm nghèo từ đó hỗ trợ NHCSXH tiếp cận nhanh, chính xác đến từng hộ có hoàn cảnh khó

khăn, cụ thể là:

Trước hết, phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng đối với toàn bộ hệ thống chính trị địa phương về công tác xóa đói giảm nghèo, xem đây chính là động lực phát triển xã hội tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Thứ hai, chỉ đạo UBND các cấp phối hợp với các đoàn thể định kỳ lập danh sách các đơn vị khó khăn theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để khi xác nhận được nhanh chóng, đúng đối tượng.

Thứ ba, chỉ đạo việc công khai thông tin các hộ gia đình được xét cho vay vốn tín dụng HSXKDVKK ở địa phương để người dân giám sát.

Thứ tư, gắn trách nhiệm của những cán bộ có liên quan đến hoạt động NHCSXH (đặc biệt là cán bộ hội, đoàn thể) với công tác cho vay và thu nợ bằng cách: Ban hành văn bản hướng dẫn cho các đơn vị thị xã, huyện, xã, phường và các cá nhân có liên quan thực hiện. Đặc biệt chú ý: cắt giảm thủ tục hành chính phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, tạo sự thông thoáng trong việc triển khai thực hiện, loại bỏ những cản trở, phiền hà trong công tác cho vay.

Thứ năm, ban hành các quy chế quản lý và phân định trách nhiệm rõ ràng đối với từng bộ phận và từng cá nhân và quy chế về phối kết hợp giữa các cá nhân trong cùng bộ phận, giữa các bộ phận trong cùng đơn vị trong việc quản lý nguồn vốn cho vay xóa đói giảm nghèo.

Thứ sáu, Đối với công tác kiểm tra, giám sát có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động tín dụng, nó là một trong những điều kiện để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn của hộ nghèo. Nó giúp ngân hàng ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong hoạt động tín dụng; nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng; hạn chế nợ quá hạn. Đối với NHCSXH hiện nay cơ chế giải ngân tín dụng hộ nghèo thực hiện ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội

trên địa bàn; việc bình xét hộ vay, mức vay, thời hạn vay được thực hiện tại tổ vay vốn; có sự kiểm tra của tổ chức hội và phê duyệt của UBND cấp xã; hộ nhận tiền vay, trả nợ (gốc, lãi)... tại điểm giao dịch của NHCSXH tại xã. Do đó, việc kiểm tra giám sát có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động của NHCSXH. Cần xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ gắn với trách nhiệm cụ thể. Phải coi đây là công cụ hữu hiệu trong hoạt động quản lý chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH. Phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT, tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác và người dân.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn của chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đăk nông (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)