Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn của chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đăk nông (Trang 102 - 103)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3. Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam

Ban hành văn bản hướng dẫn việc định kỳ hạn trả nợ đối với HSXKDVKK theo hướng NHCSXH nơi cho vay tiến hành định kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ từng kỳ, khuyến khích người vay trả nợ trước hạn, thông báo cho người vay, Tổ TK&VV biết để cùng phối hợp với NHCSXH thực hiện.

Cơ cấu lại nguồn vốn ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội: Trong 9 công đoạn cho vay hộ nghèo thì các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác 6 công đoạn, khối lượng công việc rất nhiều, vì vậy để hoạt động cho vay HSXKDVK của NHCSXH đạt hiệu quả và hoàn thiện hơn nhất thiết các tổ chức nhận ủy thác phải làm tốt phần việc của mình. Trong 4 tổ chức nhận ủy thác là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, trong thời gian qua từ số liệu phân tích trong chương 2 có thể thấy Hội Nông dân và Hội Phụ nữ làm tốt công việc nhận ủy thác hơn 02 tổ chức còn lại.

Qua đánh giá chung hoạt động nhận ủy thác cho vay đối với các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn của chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Nông trong chương 2 là Hội Nông dân, Hội phụ nữ là 02 tổ chức có số lượng hội viên vay vốn lớn hơn rất nhiều so với Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên, 02 tổ chức này có sự chỉ đạo quyết liệt hơn và đã lồng ghép được một số chương trình giúp HSXKDVK có định hướng trong việc vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh gắn liền với hoạt động chuyên môn của tổ chức mình như câu lạc bộ phụ nữ làm kinh tế giỏi, câu lạc bộ phụ nữ giúp nhau cách làm

ăn....Đối với Đoàn Thanh niên có 01 hạn chế điển hình là cán bộ làm công tác tổ chức hội ở cơ sở là các đoàn viên trẻ tuổi, chưa có gia đình, chưa ổn định cuộc sống và thường xuyên thay đổi nên công tác chỉ đạo điều hành, sâu sát cơ sở và quân tâm đến lĩnh vực phát triển kinh tế của người dân không được bằng các tổ chức khác

Vì vậy phải mạnh dạn cơ cấu lại nguồn vốn ủy thác cho các tổ chức này theo hướng tổ chức nào làm tốt thì tăng cường vốn ủy thác, tổ chức nào làm chưa tốt thì rút dần vốn ủy thác, tạo ra sự cạnh tranh ngay giữa các tổ chức nhận ủy thác với nhau từ đó mới dẫn đến nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng HSXKDVK của NHCSXH tỉnh Đắk Nông.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn của chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đăk nông (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)