8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.6. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chính sách cho vay
Do đối tượng của NHCSXH là đối tượng yếu thế trong xã hội ngoài việc tuyên truyền qua báo đài, truyền hình cần phải tuyên truyền tại các điểm giao dịch tại xã, lồng ghép nội dung tuyên truyền trong các cuộc họp giao ban, tập huấn tại các thôn, ấp, bản, làng về chính sách tín dụng HSXKD VKK... nhờ đó người dân biết, dân bàn, dân làm và phối hợp với NHCSXH để tổ chức thực hiện, giám sát lẫn nhau và kịp thời phát hiện những tồn tại thiếu sót để khắc phục. Đặc biệt để vận động, khuyến khích người dân hiểu rõ về những ưu đãi của chương trình tín dụng HSXKDVKK cũng như nâng cao ý thức trả nợ của hộ vay khi đến hạn.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trực tiếp đến các đối tượng thuộc diện được vay vốn ưu đãi. Đặc biệt, phải có hình thức tuyên truyền, quảng bá phù hợp với đặc thù của dân cư ở các huyện vùng sâu, vùng xa, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phối hợp với các cơ quan truyền thông cấp Tỉnh: Đài PT – TH, Báo của Đảng bộ Tỉnh, các Đài PT huyện.. để tổ chức những hoạt động truyền thông phù hợp.
Phối hợp với các tổ chức đoàn thể như: Sở lao động, Liên đoàn Lao động; Đoàn Thanh niên; Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, ủy ban nhân các xã phường, bên cạnh việc chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt kế
hoạch tín dụng đã được phân giao, cần phải tăng cường tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân hiểu rõ các quy định để tạo ra sự đồng thuận của cả xã hội, giám sát, đôn đốc việc chấp hành trả nợ để tạo nguồn vốn cho vay quay vòng đối với các HSXKDVKK còn khó khăn khác; tạo ý thức trách nhiệm hoàn trả nợ vay: công bố danh sách người vay không trả nợ tại trường học, nơi làm việc, UBND xã; xác định rõ nguồn thu nhập chính để trả nợ tiền vay là thu nhập từ mục đích xin vay vốn. Tổ trưởng Tổ TK&VV thường xuyên tuyên truyền, giải thích cho các tổ viên về chủ trương chính sách của Nhà nước về tín dụng đối với HSXKDVKK, những ưu đãi khi tổ viên trả nợ đúng, đủ và trước hạn tại các kỳ họp định kỳ của tổ. NHCSXH và các tổ chức nhận ủy thác cho vay có trách nhiệm tuyên truyền động viên, khuyến khích hộ vay trả nợ đúng phân kỳ tại các cuộc tập huấn nâng cao trình độ quản lý của Tổ TK&VV.
3.2.7. Chú trọng hơn nữa công tác nguồn vốn
- Huy động nguồn vốn có lãi suất thấp từ các kênh huy động, có chính sách thu hút khách hàng, đa dạng về nguồn tiền gửi vãng lai, phát triển dịch vụ tiền gửi, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ mới.
- Tăng cường công tác huy động vốn thông qua tổ TK&VV để nâng cao ý thức trách nhiệm của các thành viên khi gia nhập tổ.
- Nguồn vốn của NHCSXH hiện nay đang triển khai cho vay chủ yếu là từ Ngân sách nhà nước từ TW chuyển về, số nguồn vốn huy động tại địa phương để cho vay chiếm tỷ lệ rất thấp. Nên để đảm bảo nguồn vốn cho vay cũng như kịp thời đúng mùa vụ cần phải có giải pháp ổn định nguồn vốn để cho vay như: Ngoài nguồn vốn phân bổ TW thì cần bổ sung thêm nguồn vốn của địa phương, các tổ chức, huy động tại địa phương được trung ương cấp bù và đặc biệt cần thực hiện tốt công tác thu nợ phân kỳ và nợ đến hạn để tạo nguồn vốn cho vay quay vòng đối với các hộ chưa được vay.
3.2.8. Thực hiện công khai hóa - xã hội hóa hoạt động NHCSXH
Khách hàng của NHCSXH tỉnh Đăk Nông là HSXKDVKK và các đối tượng chính sách khác; việc nắm bắt cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước nói chung và cơ chế cho vay của NHCSXH nói riêng, đối với họ rất khó khăn và hạn chế. Công tác cho vay vốn đối với HSXKDVKK và các đối tượng chính sách khác chỉ một mình NHCSXH tỉnh Đăk Nông thì không thể thực hiện tốt được, mà phải có sự phối hợp của các tổ chức nhận ủy thác, tổ vay vốn các cấp. Do đó, việc công khai hoá chính sách cho vay của NHCSXH tỉnh Đăk Nông là việc làm hết sức cần thiết. Đồng thời, phải có sự tham gia tích cực, thường xuyên với tinh thần trách nhiệm cao của cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành các cấp vào hoạt động của NHCSXH tỉnh Đăk Nông (công khai hóa - xã hội hoá hoạt động ngân hàng).
- Việc công khai chính sách tín dụng, hồ sơ thủ tục vay vốn để mọi người dân, đặc biệt là HSXKDVKK nắm rõ chính sách cho vay của NHCSXH tỉnh Đăk Nông là một điều bắt buộc, để nhân dân thực hiện và kiểm tra, giám sát hoạt động của NHCSXH tỉnh Đăk Nông. Các nội dung NHCSXH tỉnh Đăk Nông cần phải công khai đó là: Cơ chế cho vay đối với HSXKDVK và các đối tượng chính sách khác tại từng thời điểm (hồ sơ thủ tục vay vốn, trả nợ, dư nợ của từng hộ vay), lãi suất cho vay, cơ chế xử lý rủi ro đối với HSXKDVK gặp rủi ro bất khả kháng..., hoa hồng, phí ủy thác. Những nội dung này được công khai ở điểm giao dịch, trụ sở NHCSXH tỉnh Đăk Nông và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đặt hòm thư góp ý để cho mọi người dân có quyền góp ý, phản ánh các hiện tượng tiêu cực trong việc vay, sử dụng vốn và các hiện tượng tiêu cực khác trong hoạt động của NHCSXH tỉnh Đăk Nông. Đồng thời, để người dân góp ý về cơ chế cho vay của ngân hàng có gì cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Để thông tin của người dân kịp thời đến với NHCSXH tỉnh Đăk
Nông, thì phải tăng số lượng hòm thư góp ý, đảm bảo tất cả các xã, phường, thị trấn và trụ sở ngân hàng phải có hòm thư góp ý. Bảo quản hòm thư an toàn, định kỳ vào ngày giao dịch, tổ giao dịch lưu động tại xã cùng cán bộ UBND xã và lãnh đạo các tổ chức hội mở hòm thư góp ý. Nếu có trường hợp phản ánh, khiếu nại, tố cáo thì NHCSXH tỉnh Đăk Nông phải xem xét trả lời thoả đáng, kịp thời cho nhân dân.
- Sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền và các ban, ngành vào hoạt động của NHCSXH tỉnh Đăk Nông có ý nghĩa quyết định đến kết quả XĐGN. Nơi nào cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm đúng mức thì hoạt động tín dụng chính sách nói chung và cho vay hộ nghèo nói riêng đạt hiệu quả cao. Hiện nay, công tác cho vay HSXKDVK của NHCSXH tỉnh Đắk Nông được đa số chính quyền và các ban ngành địa phương các cấp thực sự quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn một số chính quyền địa phương và ban, ngành chưa thực sự quan tâm; xem việc cho vay đối hộ nghèo là nhiệm vụ của riêng NHCSXH tỉnh Đăk Nông, từ đó làm cho hiệu quả đồng vốn chưa cao. Để hiệu quả SXKD của HSXKDVK ngày càng cao, đòi hỏi chính quyền địa phương các cấp và các ban, ngành cần thường xuyên quan tâm chỉ đạo hoạt động cho vay của NHCSXH tỉnh Đăk Nông và để làm tốt công tác này, NHCSXH tỉnh Đăk Nông phải thường xuyên có văn bản tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương cấp trên chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương cấp dưới, gắn kết quả hoạt động tín dụng của NHCSXH địa phương với trách nhiệm của người đứng đầu địa phương đó. Hàng năm, trích một phần ngân sách địa phương từ nguồn tăng thu tiết kiệm chi để chuyển cho NHCSXH l tỉnh Đăk Nông àm nguồn vốn cho vay; hỗ trợ kinh phí để tăng cường công tác tập huấn cho cán bộ làm công tác cho vay vốn của NHCSXH tỉnh Đăk Nông. Thường xuyên hỗ trợ kinh phí để trang bị thêm cơ sở vật chất tại điểm giao dịch.