8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.4. Định hướng cho vay HSXKDVKK của Chi nhánh NHCSXH
Đăk Nông đến năm 2020
Xu hướng trong tương lai NHCSXH sẽ nâng dần tỷ trọng cho vay các đối tượng chính sách khác như: Cho vay hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, Cho vay HSSV, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay HSXKDVKK…; cho vay theo các dự án nhận ủy thác, tài trợ, các đối tượng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với hoạt động tín dụng HSXKDVKK tại chi nhánh tỉnh Đăk Nông, hiện tỷ trọng dư nợ đứng thứ 2 sau các chương trình cho vay hộ nghèo. Tổng dư nợ của chương trình đến 31/12/2015 đạt trên: 88 tỷ đồng. Với mức cho vay hiện nay đang áp dụng thì dự kiến đến năm 2020 dư nợ ước đạt khoảng 150 tỷ đồng, tăng 72 tỷ đồng.
- Tập trung huy động, khai thác các nguồn lực tài chính không phải trả lãi hoặc trả lãi suất thấp, tranh thủ các nguồn của địa phương để tạo nguồn cho vay HSXKDVKK và các đối tượng chính sách vay vốn ưu đãi, phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, đặc biệt coi trọng thu hồi nợ đến hạn để tái đầu tư quay vòng vốn.
- Bảo đảm 100% vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đến được với HSXKDVKK và các đối tượng chính sách xã hội khác; tất cả HSXKDVKK có nhu cầu vay vốn đều được hỗ trợ và tư vấn cách thức sử dụng vốn đầu tư vào sản xuất theo hướng chuyển mạnh sang đầu tư theo các chương trình dự án nhỏ, đơn giản, dễ tính toán, tạo điều kiện cho người sinh sống trong vùng khó khăn tập dượt cách làm ăn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện phương thức ủy thác từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ TK&VV, Tổ giao dịch lưu động và điểm giao dịch tại các xã.
- Có kế hoạch trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc cho các điểm giao dịch, nhất là hệ thống tin học, để giải quyết những khó khăn về tổ chức mạng lưới, về nhân lực và điều hành tác nghiệp của NHCSXH. Tiếp tục cải cách thủ tục và quy trình nghiệp vụ đơn giản, dễ làm, tránh gây phiền hà cho khách hàng. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham ô, giảm chi phí giao dịch tối thiểu cho khách hàng và ngân hàng.
- Giảm nợ quá hạn cả về số tuyệt đối và tương đối, hàng năm duy trì tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1% đối với từng chương trình cho vay và so với tổng dư nợ.
- Tỷ lệ thu nợ đạt tối thiểu 98% trên tổng dư nợ đến hạn.
- 100% cán bộ tham gia chương trình tín dụng chính sách được cập nhật thông tin, bồi dưỡng nghiệp vụ về xác định đối tượng thụ hưởng, nhu cầu vốn, bình xét đề nghị cho vay, kiểm tra sử dụng và quản lý vốn vay.
- Các Phòng giao dịch huyện tích cực tham mưu với lãnh đạo UBND huyện chuyển nguồn vốn ủy thác để cho vay HSXKDVKK.
- Tiếp tục tìm kiếm xác định địa chỉ hộ vay đã đi khỏi nơi cư trú để xử lý thu hồi vốn và bàn giao nợ.
- Coi trọng công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Hội, cán bộ Ban giảm nghèo, Ban quản lý Tổ TK&VV, đồng thời thường xuyên phối hợp với các Hội đoàn thể kiểm tra, hướng dẫn cách ghi chép mở sổ sách theo dõi tại các Tổ TK&VV. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban quản lý Tổ TK&VV là giải pháp có tính quyết định đến chất lượng cho vay trên địa bàn.
- Tăng cường chỉ đạo Phòng Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ làm tốt công tác kiểm tra tại các Phòng giao dịch trực thuộc. Các Phòng giao dịch trực thuộc tiến hành tự kiểm tra hàng năm đó là biện pháp để hạn chế sai sót tại chỗ.
- Bố trí sắp xếp nhân lực và các trang thiết bị ưu tiên cho giao dịch tại điểm giao dịch xã/phường, theo hướng ổn định, cơ động, an toàn. Chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng cho các cán bộ của Tổ giao dịch lưu động.