8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.2. Mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Đăk Nông
Về tăng trưởng kinh tế: Thời kỳ 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 15,5%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 25,8%/năm, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,4%, dịch vụ tăng 18%/năm. Thời kỳ 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 16 - 17%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 22 - 23%/năm, nông, lâm ngư nghiệp tăng 4-5%/năm, dịch vụ tăng 15 - 16%/năm.
Về cơ cấu kinh tế: Đến năm 2020, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 45,7%, khu vực dịch vụ đạt 37,6%, khu vực nông nghiệp giảm xuống còn khoảng 16,5%. GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt gần 66 triệu đồng.Kim ngạch xuất khẩu: năm 2020 đạt khoảng 1.500 triệu USD tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 22,2%/năm.
Về mục tiêu xã hội: Đào tạo nghề giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 16 ngàn người; giải quyết việc làm cho 17 - 18 ngàn lao động/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35% năm 2015, 45% năm 2020. Phấn đấu giảm bình
quân hàng năm 5 - 7% số hộ nghèo để đến năm 2020 bằng mức bình quân cả nước.
Để thực hiện các mục tiêu phát tiển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020, nhóm giải pháp đầu tiên được tỉnh Đắk Nông ưu tiên thực hiện là “Đột phá, thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất, sản lượng, tăng mạnh giá trị gia tăng cho nền kinh tế, phấn đấu tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt chỉ tiêu đề ra”.
Đối với ngành nông, lâm nghiệp: Duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân từ nay đến cuối nhiệm kỳ của ngành nông nghiệp đạt trên 8%/năm.
Cần đẩy mạnh sản xuất và tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; tăng cường các hoạt động kiểm soát chất lượng giống, vật tư nông nghiệp... đảm bảo nguồn cung ứng đạt chất lượng tốt; định hướng người dân phát triển sản xuất tạo vùng nguyên liệu tập trung với quy mô lớn; sản phẩm của nông dân có thị trường tiêu thụ, giá cả ổn định; đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi để đảm bảo nguồn nước tưới cho mùa khô và an toàn vào mùa mưa; tập trung hỗ trợ và có chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đẩy nhanh tiến độ triển các dự án nông nghiệp đã và đang triển khai; tập trung chỉ đạo hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển dịch vụ phục vụ nông nghiệp; tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và nâng cao năng lực sản xuất cho người dân.
Đối với ngành công nghiệp - xây dựng: Cần duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp đạt 20%/năm từ nay đến hết năm 2015.
Tiếp tục kêu gọi đầu tư dự án vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là Khu công nghiệp Tâm Thắng, cụm công nghiệp Đắk Ha, Thuận An; hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính, nguồn nguyên liệu, thị trường, chính sách
ưu đãi... ; phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm đưa các dự án lớn như: Nhà máy Alumin Nhân Cơ, Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông, dự án năng lượng tái tạo, các dự án giao thông huyết mạch như Quốc lộ 14, 14C, Tỉnh lộ 5, Tỉnh lộ 3... đi vào hoạt động; tập trung nguồn lực để đảm bảo tiến độ dự án cung cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013-2020 theo tiến độ Chính phủ đề ra.
Đối với ngành Thương mại, Dịch vụ và Du lịch: Cần duy trì tốc độ phát triển, phấn đấu mức tăng trưởng trên 18%/năm. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và tăng cường hợp tác với các tỉnh, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía nam, đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh để mở rộng thị trường; tiếp tục thực hiện các giải pháp về tăng cường hoạt động tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ dân; đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt mức bình quân chung của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận vốn, hướng dòng vốn vào phát triển sản xuất, kinh doanh. Bên canh đó, rà soát, đôn đốc, hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng tâm phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch của tỉnh như: Trung tâm thương mại Gia Nghĩa, Trung tâm thương mại, siêu thị nhỏ tại Đắk Mil, Cư Jut, Đắk R'Lấp, Khu du lịch sinh thái Đray Sáp - Gia Long; Thác Trinh Nữ và thác Lưu ly- thiền viện Trúc Lâm,...
Nhóm giải pháp thứ hai là những giải pháp nhằm “Nâng cao sức cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư thực hiện dự án”.
Theo đó, tỉnh Đắk Nông sẽ triển khai thực hiện "Chiến lượt thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”. đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư nhằm thu hút đầu tư hiệu quả, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương; đẩy mạnh thực hiện Đề án cải thiện chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh (PCI), tích cực triển khai thực hiện các giải pháp để tăng bậc chỉ số năng lực cạnh
tranh của tỉnh các năm 2014-2015; tổ chức các đoàn công tác trực tiếp gặp gỡ các doanh nghiệp, nhà đầu tư để nắm bắt tình hình, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, nhanh chóng đưa dự án vào sản xuất kinh doanh; công khai, minh bạch thông tin, nhất là đối với công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, giải quyết kịp thời các quyền lợi chính đáng của người dân có đất thu hồi theo đúng quy định của pháp luật; khắc phục tình trạng yếu kém trong công tác quản lý và giao đất, giao rừng các dự án nông, lâm nghiệp dẫn đến tranh chấp, khiếu nại kéo dài, vượt cấp. Mặt khác, thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương về cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh... ; nâng cao trách nhiệm và thẩm quyền của người đứng đầu, tăng cường nhận thức coi cải cách hành chính là nhiệm vụ quan trọng tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội.
Nhóm giải pháp thứ ba là về: “Tăng cường đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống và chăm sóc sức khỏe nhân dân, đẩy mạnh công tác giảm nghèo, đẩy mạnh đào tạo lao động, phát triển văn hóa, xã hội”.
Đắk Nông sẽ đánh giá lại công tác xóa đói giảm nghèo thời gian qua để xác định rõ nguyên nhân hạn chế trong công tác giảm nghèo, từ đó tìm giải pháp thích hợp, triển khai hành động ngay trong tháng 10/2014; tập trung giải quyết việc làm và đào tạo nguồn lao động cho tỉnh, chuyển dịch dần cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông, lâm nghiệp, tăng lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, thương mại; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Đề án của Trung ương; đầu tư nâng cao hiệu quả mạng lưới y tế; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh; nâng cao chất lượng hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản; tăng phủ sóng phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc thiểu số tới các vùng sâu, vùng xa thuộc địa bàn tỉnh.
5 năm 2016-2020 của tỉnh Đắk Nông là nhiệm vụ chính trị quan trọng từ nay đến cuối niệm kỳ. Do vậy, để triển khai đồng bộ và thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên, Chủ tịch UBND tỉnh này đã yêu cầu các Sở, Ngành và UBND các huyện, thị xã khẩn trương tổ chức thực hiện; Đối với việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, các Sở, Ngành của tỉnh phải có Đề án để phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu thuộc ngành mình đảm trách, trong đó có giải trình cụ thể kết quả tình hình thực hiện, nguyên nhân đối với các chỉ tiêu chưa đạt và đề xuất các giải pháp khả thi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện.