Củng cố và hoàn thiện Tổ Tiết kiệm và vay vốn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn của chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đăk nông (Trang 94 - 96)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Củng cố và hoàn thiện Tổ Tiết kiệm và vay vốn

Củng cố sắp xếp lại Tổ TK&VV theo thôn, buôn, tổ dân phố để thực hiện cho vay với số lượng tổ viên nên có từ 35 đến 60 người. Tổ TK&VV phải có Ban quản lý tổ có từ 2 đến 3 người biết ghi chép sổ sách. Tổ TK&VV phải có số lượng tổ viên như vậy thì thu nhập từ tiền hoa hồng do NHCSXH trả mới đáng kể và họ mới gắn bó với hoạt động của tổ nhiều hơn. Trừ một số nơi vùng sâu, vùng xã có số hộ ở trong bản, buôn ít, các bản ở cách rất xa nhau; việc sắp xếp tổ chức lại Tổ TK&VV đồng thời là việc phải tổ chức bầu chọn Tổ trưởng, Ban quản lý tổ, để tổ có thể thực hiện được nhiệm vụ Ngân hàng cùng phối hợp với các tổ chức hội cấp xã hướng dẫn Tổ TK&VV chọn người có đủ năng lực, có uy tín đứng ra làm Tổ trưởng.

- Trên địa bàn của thôn có nhiều hộ thuộc đối tượng vay vốn, có nhu cầu thành lập nhiều tổ thì NHCSXH thỏa thuận với các tổ chức chính trị - xã hội khuyến khích nhiều tổ chức hội cùng đứng ra thành lập tổ để có nội dung

thi đua phong phú cho hoạt động của hội, đoàn thể tại thôn, bản. Tổ viên trong Tổ TK&VV không nhất thiết là hội viên của tổ chức hội (ví dụ: Đoàn Thanh niên đứng ra thành lập tổ thì tổ viên có thể là phụ nữ, nông dân hoặc cựu chiến binh, miễn là người vay vốn tin tưởng và tự nguyện gia nhập); Đoàn Thanh niên đứng ra thành lập, quản lý và giám sát thì tổ đó là Tổ TK&VV của Đoàn Thanh niên.

- Thường vụ của tổ chức hội, đoàn thể cấp xã (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực) không được kiêm nhiệm tham gia Ban quản lý tổ, Tổ trưởng tổ TK&VV. Phải tách bạch bằng được chức năng quản lý ra khỏi chức năng điều hành tác nghiệp của Tổ TK&VV. Thường vụ các tổ chức hội ở cấp xã cũng không được chỉ định các chi hội trưởng ở cấp thôn làm Tổ trưởng; chấm dứt mọi hình thức tổ nhỏ trong tổ lớn (Tổ lớn do hội đoàn thể cấp xã và tổ nhỏ là chi hội đoàn thể ở thôn), việc bình xét Ban quản lý tổ, Tổ trưởng Tổ TK&VV phải do các tổ viên bình chọn và bầu ra.

Thành viên ban quản lý Tổ TK&VV có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của Tổ, các lớp tập huấn do NHCSXH, các đoàn thể và các ngành tổ chức; kiến nghị với NHCSXH khi phát hiện những quy định không phù hợp và những tồn tại, thiếu sót trong việc sử dụng vốn vay của các thành viên khác.

Người tổ trưởng phải mở sổ sách ghi chép theo dõi các khoản nợ đến hạn của từng thành viên trong Tổ để đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ (theo phân kỳ) đã thoả thuận. Mặt khác, khi gia đình người vay gặp rủi ro do nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì Ban quản lý Tổ TK&VV cũng là những người nắm rõ nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại để kịp thời thông báo cho tổ chức Hội, cho ngân hàng để có thể đề xuất biện pháp xử lý thích hợp hỗ trợ hộ gia đình khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn của chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đăk nông (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)