8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế
- Đối tượng vay vốn HSXKD hạn chế.
- Việc kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay chưa chặt chẽ, dẫn đến việc sử dụng vốn sai mục đích, khó khăn cho quá trình trả nợ vay.
- Chưa có sự phối hợp giữa NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện với các ngành có liên quan. Sự phối hợp giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội và UBND Xã, Phường trong quản lý cho vay chưa tốt, tính liên đới trách nhiệm đối với các thành viên tổ TK&VV chưa cao.
- Mức cho vay bình quân tuy có tăng qua các năm nhưng so với số vốn vay tối đa được phép vay là quá nhỏ. Do đó, HSXKDVKK được vay vốn ở mức hạn chế dẫn đến nhiều trường hợp HSXKDVKK vay vốn không đủ để trang trải đầu tư sản xuất, kinh doanh.
- Công tác huy động vốn chưa đạt được kết quả cao.
- Chưa thực hiện đầy đủ việc định kỳ hạn trả nợ và cập nhật kịp thời trên sổ vay vốn của hộ vay, nên một số hộ vay chưa nắm bắt được kế hoạch trả nợ.
- Thông báo nợ đến hạn chưa đầy đủ kịp thời cho các thành viên trong tổ, nhiều tổ trưởng tổ TK&VV nhận giấy thông báo nợ từ NHCSXH để giao
cho người vay nhưng không giao đầy đủ hoặc giao muộn, dẫn đến người vay không biết được kế hoạch để trả nợ kịp thời.
- Việc nắm bắt thông tin, tình hình hoạt động hộ vay vốn của các tổ chức hội còn hạn chế.
- Chưa làm tốt công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cho vay vốn đối với HSXKDVKK. Chưa mở rộng việc thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ đối với cán bộ Ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức.
- Công tác tổ chức đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho cán bộ xã, phường, cán bộ hội, đoàn thể, tổ TK&VV chưa quan tâm đúng mức.
- Chất lượng hoạt động của tổ TK&VV chưa đồng đều.
b. Nguyên nhân
- Một số cán bộ Tín dụng được giao theo dõi địa bàn chưa thực sự quan tâm trong việc thu hồi nợ nói chung và phân kỳ nói riêng mà thường chỉ đặt chỉ tiêu về nợ quá hạn nên cũng chưa quyết liệt phối hợp với tổ TK&VV đôn đốc thu hồi nợ.
- Đối tượng hưởng thụ chính sách nhiều, đội ngũ cán bộ ngân hàng còn hạn chế về số lượng, tiến độ giải ngân có lúc chưa đáp ứng yêu cầu.
- Hiện nay tại mỗi phòng giao dịch có từ 2 - 3 cán bộ làm công tác tín dụng của cả huyện, thị xã, mỗi cán bộ chịu trách nhiệm cho vay 3 - 4 xã, thị trấn. Mặc khác, cán bộ của ngân hàng một phần lớn mới tuyển dụng có trình độ không đồng đều.
- Nguồn vốn phụ thuộc vào nguồn Trung ương, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất kinh doanh. - Ngân hàng Chính sách xã hội về hình thức là một tổ chức tín dụng của Nhà nước có tư cách pháp nhân nhưng trong hoạt động còn chịu sự tác động của nhiều phía như: chế độ tài chính phụ
thuộc Bộ Tài chính, quy trình nghiệp vụ phụ thuộc Ngân hàng Nhà nước và một số bộ ngành có liên quan.
- Các chương trình cho vay đều do Chính phủ chỉ định nên NHCSXH không chủ động được các đối tượng cho vay.
- Chính quyền địa phương nơi cho vay không chịu áp lực về kết quả thu hồi nợ của chương trình tín dụng trên địa bàn, kết quả thu hồi nợ không nằm trong tiêu chi đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của lãnh đạo. Nên chưa có sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương trong công tác thu hồi nợ đến hạn và xử lý nợ chây ỳ.
- Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ở một số địa bàn còn hạn chế, chưa nghiên cứu kỹ văn bản để hướng dẫn và chỉ đạo sâu sát nên một số nơi trong quá trình bình xét, xác nhận cho vay còn chưa đúng đối tượng. HSXKDVKK vay vốn của NHCSXH là đối tượng chính sách được Nhà nước quy định theo tiêu chí phân loại do cấp xã, phường điều tra, công nhận. Tuy nhiên, công tác này còn rất nhiều tồn tại, việc xét duyệt cho vay chưa sát với thực tế, đã tạo kẽ hở trong quản lý, gây khó khăn cho NHCSXH trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước.
- Hội nhận ủy thác và tổ TK&VV
+ Năng lực quản lý, điều hành trong công tác tín dụng của các đơn vị nhận uỷ thác chưa cao. Tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đối với NHCSXH chưa thực hiện đầy đủ 6 công đoạn ủy thác.
+ Việc xây dựng và ký kết các văn bản, hợp đồng ủy thác giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ TK&VV, chưa có quy định rõ trách nhiệm vật chất của các bên tham gia, đây cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng.
+ Chất lượng hoạt động của tổ TK&VV một số nơi chưa tốt.
dự án KT-XH trên địa bàn với hoạt động tín dụng của NHCSXH.
+ Việc tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ ngân hàng cho cán bộ xã, cán bộ hội đoàn thể, tổ TK&VV chưa được quan tâm đúng mức.
+ Do cấp hội nhận ủy thác và tổ TK&VV không bị đánh giá chất lượng hoạt động về tiêu chí thu nợ theo phân kỳ, công tác cho vay đã được bình xét, xét duyệt ngày càng chặt chẽ hơn, tổ TK&VV muốn duy trì dư nợ nên chưa thật sự quan tâm, tích cực đôn đốc hộ vay trả nợ theo phân kỳ.
+ Tổ chức nhận ủy thác cho vay tại một số đơn vị cấp xã phường chưa được quan tâm sâu sát, công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách cho vay đối với HSXKDVKK còn hạn chế và chưa sâu, đặc biệt là tuyên truyền đến các thành viên tổ TK&VV về chủ trương không ủy thác thu nợ gốc cho các tổ chức chính trị - xã hội, tổ trưởng tổ TK&VV, do đó, các hộ vay vẫn quen nếp cũ nộp tiền trả nợ gốc cho các tổ chức chính trị - xã hội, tổ trưởng tổ TK&VV, tạo cơ hội cho một số đối tượng xâm tiêu, chiếm dụng vốn..
+ Một số cán bộ Hội và Tổ trưởng tổ TK&VV chưa thấy được quyền lợi và trách nhiệm của việc ký kết hợp đồng ủy thác nên không coi trọng việc quản lý giám sát hoạt động của tổ, chưa thực hiện đúng quy ước về thu tiết kiệm, chỉ được thu lãi không được thu nợ gốc. Có nơi việc thành lập tổ chỉ bầu Tổ trưởng trên danh nghĩa, đến khi tổ trưởng đã trả xong nợ của mình thì không quan tâm đến các tổ viên còn lại dẫn đến không ai đôn đốc nhắc nhở món nợ và hộ vay không thực hiện trả nợ. Mặt khác, cán bộ Hội chưa thật sự quan tâm giám sát theo dõi các khoản nợ, nhất là các khoản nợ tồn đọng, nợ khó đòi, nợ quá hạn, nợ chiếm dụng xâm tiêu.
- Hộ SXKD vay vốn:
+ Đối tượng vay vốn thường là nông dân thuần nông, những hộ có thu nhập thấp, trong khi chăn nuôi, sản xuất tiềm ẩn nhiều rủi ro.
+ Thêm vào đó, một số hộ vay có tâm lý ỷ lại vào nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ nên tuy có khả năng trả nợ nhưng lại xin gia hạn nợ để kéo dài thời gian vay vốn được ưu đãi cùng với việc do cán bộ ngân hàng không kiểm tra kỹ nên vẫn được chấp thuận
- Chế độ tài chính của NHCSXH tuy đã được bổ sung, điều chỉnh nhiều lần nhưng chưa có tính ổn định, chưa tạo thế chủ động cho NHCSXH và chưa thực sự kích thích đội ngũ cán bộ gắn bó với công việc.
- Trong những năm gần đây tình hình biến đổi khí hậu ở tỉnh Đăk Nông, diễn biến khó lường, tình trạng hạn hán, nắng nóng, mưa lớn xảy ra hàng năm ở nhiều xã, phường, gây thiệt hại cho sản xuất làm giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ rủi ro đối với nông nghiệp. Tất cả những điều này đã ảnh hường trực tiếp đến đời sống và sinh hoạt của những hộ gia đình HSXKDVKK vay vốn của NHCSXH. Nhiều gia đình bị mất toàn bộ nhà cửa, ruộng vườn, rơi vào cảnh khó khăn không còn khả năng trả nợ dẫn đến nguy cơ thất thoát nguồn vốn.
- Sự biến động khó lường của thị trường, giá cả hàng hóa dịch vụ cũng ảnh hưởng đến hoạt động của NHCSXH.
Kết luận Chương 2
Chương 2 tập trung nghiên cứu những hoạt động cho vay HSXKDVKK của chi nhánh NHCSXH tỉnh Đăk Nông. Trong thời gian từ năm 2013-2015, từ nghiên cứu rút ra một số nhận xét chính sau chủ yếu như sau:
1. Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Đăk Nông bao gồm cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động, đánh giá quá trình hoạt động giai đoạn (2013-2015).
2. Cùng với việc mở rộng quy mô hoạt động cho vay HSXKDVKK tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đăk Nông thì việc nâng cao và hoàn thiện hoạt động cho vay HSXKDVKK luôn được quan tâm và chú trọng. Hoạt động cho vay HSXKDVKK có hiệu quả thì mới góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo của Đảng và Nhà nước nói chung cũng như tỉnh Đăk Nông nói riêng đề ra.
3. Luận văn làm rõ hơn và phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với HSXKDVKK của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Đăk Nông.
4. Tù nghiên cứu, luận văn phân tích cụ thể những thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện từ đó nêu lên sự thành công và những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân cuả tồn tại hạn chế về cho vay đối với HSXKDVKK tại chi nhánh Đăk Nông từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay HSXKDVKK trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HSXKDVKK TẠI NHCSXH ĐĂK NÔNG