Kiến nghị đối với Ban đại diện HĐQTNHCSXH cấp tỉnh, huyện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn của chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đăk nông (Trang 105)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.5. Kiến nghị đối với Ban đại diện HĐQTNHCSXH cấp tỉnh, huyện

huyện

Căn cứ nội dung, chương trình kiểm tra của Ban đại diện HĐQT cấp trên, hàng năm để xây dựng kế hoạch kiểm tra cho phù hợp với địa phương mình; về nội dung kiểm tra:

- Kiểm tra hoạt động của Ban đại diện HĐQT cấp dưới.

- Kiểm tra công tác tham mưu của NHCSXH cho Ban đại diện HĐQT, chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách tín dụng trên địa bàn.

- Kiểm tra các tổ chức hội về thực hiện 06 khâu nhận ủy thác.

- Kiểm tra hoạt động của Ban quản lý tổ trong việc thực hiện bình xét cho vay, ghi chép sổ sách, thực hiện việc thu lãi và đôn đốc thu nợ gốc của hộ nghèo.

- Kiểm tra sử dụng vốn vay của hộ nghèo.

- Định kỳ kiểm tra: Đối với Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh kiểm tra 03 tháng/lần; đối với Ban đại diện HĐQT cấp huyện kiểm tra 01 tháng/lần.

3.3.6. Kiến nghị đối với tổ chức hội nhận ủy thác cho vay HSXKDVKK

hàng Chính sách xã hội. Tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới và tổ tiết kiệm và vay vốn trong việc thực hiện dịch vụ ủy thác.

Tổ chức hội các cấp cử bộ phận cán bộ chuyên trách theo dõi hoạt động uỷ thác và thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, NHCSXH tổ chức họp giao ban, giao dịch cố định hàng tháng để thu hồi nợ, xử lý nợ đến hạn theo qui định và đề nghị xử lý nghiêm đối với những hộ vay quá hạn, bỏ đi khỏi địa phương, có khả năng và điều kiện nhưng cố tình chây ỳ không chịu trả nợ.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị-xã hội, định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời điển hình tiên tiến

Định kỳ xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động uỷ thác đến tổ và hộ thuộc phạm vi của tổ chức Hội quản lý. Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ. Phối hợp với Ban quản lý tổ TK&VV đôn đốc người vay trả nợ lãi theo định kỳ đã thoả thuận. Chỉ đạo làm tốt việc bình xét đối tượng vay vốn, quản lý và hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn. Thông báo kịp thời cho ngân hàng nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, chết, mất tích...) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan như: sử dụng vốn vay sai mục đích, người vay trốn, ... để có biện pháp xử lý thích hợp kịp thời.

Về công tác kiểm tra, giám sát: Để công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức hội nhận ủy thác các cấp (huyện, xã) được thực hiện tốt, góp phần làm cho hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH ngày càng có hiệu quả cao; cần có sự chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên của tổ chức hội cấp trên đối với hội cấp dưới (tỉnh đối với huyện, huyện đối với xã).

- Tổ chức nhận uỷ thác cấp tỉnh, huyện: Căn cứ kế hoạch kiểm tra của tổ chức nhận uỷ thác cấp tỉnh và tình hình thực tế tại địa phương mình để đề ra kế hoạch kiểm tra trong năm; hàng tháng tổ chức các đoàn kiểm tra hoạt động của tổ chức hội cấp xã về thực hiện các khâu được NHCSXH huyện uỷ thác, hoạt động của tổ vay vốn và đối chiếu tận hộ vay. Hàng tháng, tổng hợp kết quả kiểm tra gửi NHCSXH cấp tỉnh, phòng giao dịch cấp huyện.

- Đối với tổ chức nhận uỷ thác cấp xã:

+ Chỉ đạo và tham gia cùng tổ TK&VV, tổ chức họp tổ để bình xét công khai người vay có nhu cầu xin vay đủ điều kiện vay đưa vào danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH.

+ Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của người vay theo hình thức đối chiếu công khai và thông báo kịp thời cho ngân hàng cho vay về các đối tượng sử dụng vốn sai mục đích, vay ké, bỏ trốn, chết, mất tích, bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, để có biện pháp xử lý kịp thời. Kết hợp với tổ tiết kiệm vay vốn và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn, hướng dẫn người vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).

+ Chỉ đạo và giám sát ban quản lý tổ TK&VV trong việc thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với NHCSXH.

+ Đối với các cán bộ ban XĐGN, cán bộ hội, phải phân định rõ địa bàn kiểm tra gắn quyền lợi với trách nhiệm. Nếu thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, gây lãng phí, mất vốn thì phải bồi hoàn vật chất.

- NHCSXH trả phí ủy thác cho các tổ chức hội nhận làm dịch vụ uỷ thác, theo mức độ hoàn thành các khâu trong 06 khâu được NHCSXH ủy thác.

KẾT LUẬN

Chính sách cho vay đối với HSXKDVKK ra đời có ý nghĩa cả về mặt kinh tế, cả về chính trị, hợp lòng người nên được nhân dân nhất là nông dân vùng khó khăn có con em đi học nhiệt liệt đón nhận, dư luận chung là đồng tình cao, nhân dâm cảm ơn Đảng, Chính phủ đầu tư cho hộ gia đình có sinh sống tại các vùng khó khăn trong cả nước, có cơ hội nâng cao nhận thức, tạo việc làm, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước ta.

Với nỗ lực của Ngân hàng cùng với sự ủng hộ của các cấp Chính quyền địa phương và toàn dân, NHCSXH chi nhánh Đăk Nông đã giúp cho hàng ngàn HSXKDVKK tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, vươn lên có thể tiếp cận với nguồn vốn, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của Quốc gia. Tuy nhiên, để NHCSXH phát triển bền vững thì nâng cao hoạt động cho vay và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng là việc làm cần thiết.

Đề tài đã khái quát được các vấn đề lý thuyết về hoàn thiện hoạt động cho vay đối với HSXKDVKK, đánh giá hoạt động cho vay đối với HSXKDVKK tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đăk Nông, qua đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hoạt động cho vay đối với HSXKDVKK tại NHCSXH.

Trong quá trình triển khai thực hiện, bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì nó vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định. Dưới góc độ nhìn nhận và đánh giá của một học viên, quá trình phân tích và đánh giá không tránh được sai sót những thiếu sót nhưng hy vọng rằng bằng tâm huyết và nổ lực của bản thân đề tài sẽ góp phần hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo trong thời gian tới.

cả lý thuyết và thực tiễn, vừa mang tính thời sự lại vừa mang tính lâu dài. Mặc dù có rất nhiều cố gắng, nhưng tác giả nhận thấy đề tài còn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, những người quan tâm đến vấn đề này để đề tài được tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.

[1]. Chính phủ (2002), Nghị định 78/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội.

[2]. Chính phủ (2002), Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, Hà Nội. [3]. Chính phủ (2002), Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính

sách xã hội, Hà Nội.

[4]. Chính phủ (2004), Chỉ thị 09/2004/CT-TTg Thủ tướng Chính phủ.

[5]. Rajesh Chakrrabarti: Kinh nghiệm của Ấn Độ về tài chính vi mô - thành tựu và thách thức tín dụng vi mô ở các nước - Phòng Hợp tác quốc tế NHCSXH Việt Nam.

[6]. Đề cương thông tin tuyên truyền kỷ niệm 10 năm thành lập tỉnh Đắk Nông trên website: baodaknong.org.vn.

[7]. Hà Thị Hạnh (2003), Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội.

[8]. Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Nông (2012), Nghị quyết thông qua chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2012 – 2015, số 19/2012/NQ-HĐND, ngày 19/7/2012.

[9]. Jonathan Morduch - Vai trò của cấp bù tín dụng vi mô: Thực trạng được đúc rút từ Ngân hàng Grameen- Phòng Hợp tác Quốc tế NHCSXH Việt Nam.

[10]. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đăk Nông,Báo cáo tổng kết năm hoạt động (2013-2015).

10/2006.

[12]. Phạm Kim Nhuận (2008), hiệu quả chương trình tín dụng giảm nghèo, Thông tín NHCSXH tháng 7/2009.

[13]. Sở Lao động – thương binh và xã hội tỉnh Đăk Lắk (2013),Báo cáo tổng kết chương trình giảm nghèo năm 2013

[14]. Sở Lao động – thương binh và xã hội tỉnh Đắk Nông (2015), Báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2015.

[15]. Nguyễn Trung Tăng (2001), Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng XĐGN, Tạp chí Ngân hàng số 11.

[16]. Lê Anh Trà (2008), Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng năm 2008.

[17]. Thông tin Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (số 55, 56, 57), các văn bản về quy trình nghiệp vụ có liên quan của NHCSXH.

[18]. UBND tỉnh Đắk Nông, Báo cáo tổng kết 10 năm thành lập tỉnh Đắk Nông.

[19]. UBND tỉnh Đắk Nông, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển năm 2016.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn của chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đăk nông (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)