Thực trạng đói nghèo tại huyện KrôngNăng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện kroong năng, chi nhánh đăk lăk (Trang 58 - 60)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng đói nghèo tại huyện KrôngNăng

a. Số lượng, cơ cấu và phân bố hộ nghèo:

Bảng 2.1. Tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ theo địa bàn huyện năm 2014

STT Xã/ thị trấn Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) 1 Thị trấn Krông Năng 2.695 219 8,13 2 Xã Cư Klông 1.364 286 20,97 3 Xã Dliêya 3.418 376 11,00 4 Xã Ea Dăh 1.721 579 33,64 5 Xã Ea Hồ 2.333 409 17,53 6 Xã Ea Púk 1.024 155 15,14 7 Xã Ea Tam 2.304 310 13,45 8 Xã Ea Tân 2.104 75 3,56 9 Xã Ea Tóh 2.885 75 2,60 10 Xã Phú Lộc 2.454 125 5,09 11 Xã Phú Xuân 3.773 101 2,68 12 Xã Tam Giang 1.389 137 9,86 Tổng cộng 27.464 2.847 10,37

(Nguồn:Báo cáo của phòng LĐ-TB&XH huyện Krông năng)

b. Đặc điểm và nguyên nhân đói nghèo

* Đặc điểm:

Trình độ học vấn của người nghèo còn thấp nhất là đối với đồng bào DTTS, do đó rất khó khăn khi tiếp cận việc học nghề, tập huấn khuyến nông, lâm, ngư nghiệp, trợ giúp pháp lý và xuất khẩu lao động …vì vậy hộ không

51

có tay nghề, không có việc làm hoặc chỉ đi làm thuê hằng ngày không ổn định.

Hiểu biết xã hội kém, đông con, hay uống rượu, đánh bạc... Ý thức một số bộ phận người nghèo còn trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa thật sự phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo cao chủ yếu ở các xã vùng sâu, vùng xa, đa phần là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

* Nguyên nhân:

Giai đoạn 2005- 2012 người dân nói chung và người nghèo nói riêng phải chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả hàng hóa luôn biến động ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là vật tư nông nghiệp luôn ở mức cao, trong khi giá sản phẩm tiêu thụ thì lại giảm đã làm cho cuộc sống của người nghèo gặp thêm khó khăn. Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt; vùng núi, vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp.

Hệ thống chính sách, cơ chế XĐGN còn thiếu đồng bộ: Cơ chế vận hành và trách nhiệm của từng ngành chưa rõ. Cơ chế dân chủ, công khai, kiểm tra giám sát còn mang nặng tính hình thức. Công tác điều tra, quản lý đối tượng hộ nghèo, xã nghèo; xây dựng chương trình, kế hoạch còn nhiều thiếu sót. Nhiều nơi còn lúng túng, chưa biết cách huy động người dân tham gia xây dựng kế hoạch, thực hiện và quản lý nguồn lực cho XĐGN.

Thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, huy động mọi nguồn lực, phát triển các thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm mới. Tỷ lệ rủi ro, đọng vốn trong cho vay tạo việc làm còn cao.

Chỉ đạo, điều hành công tác XĐGN cũng như việc phối hợp, lồng ghép các chương trình KT - XH với XĐGN chưa đạt hiệu quả cao.

Nhận thức và trách nhiệm đối với công tác XĐGN của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở một số địa phương cấp huyện, xã và một số phòng ban ngành huyện chưa sâu sát và toàn diện; thiếu nhất quán trong chỉ đạo;

52

phối hợp điều hành nhiều khi còn lúng túng. Lãnh đạo một số địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của nhà nước; chưa huy động và khai thác được nội lực để thực hiện chương trình XĐGN tại địa phương; chưa nắm được tình hình của hộ nghèo, cũng như nguyên nhân nghèo và tâm tư nguyện vọng của họ để có biện pháp hỗ trợ hiệu quả nhất.

Một số chính sách hỗ trợ xã nghèo, hộ nghèo chưa có tác dụng khuyến khích để hộ nghèo, xã nghèo phấn đấu vươn lên.

Do bản thân hộ nghèo: Hộ nghèo do các thành viên trong gia đình có trình độ học vấn thấp (không biết chữ, không biết tiêng Kinh); tập quán canh tác lạc hậu. Số hộ nghèo do nguyên nhân thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn; chưa biết ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào canh tác, trồng trọt, chăn nuôi và phát triển ngành nghề mang lại hiệu quả kinh tế; các hộ nghèo có quy mô gia đình lớn nhưng sức lao động ít.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện kroong năng, chi nhánh đăk lăk (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)