Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ cho vay cá nhân tại ngân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP quân đội việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 56 - 62)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ cho vay cá nhân tại ngân

ngân hàng quân đội – chi nhánh đà nẵng

- Phân theo tài sản đảm bảo

Dư nợ chính là số tiền KH còn nợ NH, có thể từ năm này sang năm khác nhưng nó vẫn phải còn trong thời hạn hợp đồng đã giao dịch. Qua bảng số liệu 2.5, ta nhận thấy rằng: Tình hình dư nợ tăng nhẹ qua từng năm từ năm 2012 - 2014, cụ thể năm 2013 so với năm 2012 tăng 29,114 triệu đồng (tăng 14.31%), năm 2014 so với năm 2013 tăng lên 43,764 triệu đồng (tăng 18.82%). Trong đó dư nợ về cả tín chấp và thế chấp đều có sự thay đổi: Tín chấp, dư nợ của khoản mục này chủ yếu là cho các CBCNV, cán bộ điều hành, hay những người có chức trách trong NH vay để sử dụng vào những mục đích tiêu dùng, điều kiện chỉ dựa trên uy tín nên mức dư nợ cũng không quá cao. Dư nợ cho vay KHCN ở khoản mục thế chấp, dư nợ ở đây luôn cao hơn tín chấp bởi vì nó bao gồm tất cả các tổ chức kinh tế, cá nhân vay dựa trên tài sản có giá trị của mình để thế chấp như: Nhà, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, xe ô tô để vay vốn nhằm mục đích đầu tư kinh doanh, nhưng có thể vì lý do nào đó mà họ chưa trả hết nợ nên dư nợ cũng đang ở mức cao, đôi lúc cũng dễ xảy ra rủi ro bất thường. (Xem bảng số liệu 2.5)

47

Bảng 2.5. Tình hình dư nợ KHCN tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng theo tài sản đảm bảo giai đoạn 2012 - 2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/2012 Năm 2014/2013

GT % GT % GT % +/- % +/- %

Dư nợ 203,426 100.00 232,540 100.00 276,304 100.00 29,114 14.31 43,764 18.82 Tín chấp 57,370 28.20 71,630 30.80 81,100 29.35 14,260 24.86 9,470 13.22 Thế chấp 146,056 71.80 160,910 69.20 195,204 70.65 14,854 10.17 34,294 21.31

48

- Phân theo mục đích cho vay

Ta thấy, hầu như các hạng mục đều tăng ổn định qua các năm. Trong đó, dư nợ cho vay mua, xây dựng sửa chửa nhà đất chiếm tỷ trọng cao ( khoảng 30% tổng dư nợ CVCN), năm 2013 tăng so với 2012 là 4,132 triệu đồng ( tăng 6.29%), 2014 tăng thêm 11,535 triệu đồng so với 2013, tương đương 16.52%. Bên cạnh đó, cho vay mua nhà, căn hộ, đất dự án cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao, và tăng ổn định qua các năm cụ thể: năm 2012 là 56,440 triệu đồng, 2014 tăng lên 4,880 triệu đồng ( tăng 8,65%), 2014 tăng so với 2013 là 7,390 triệu đồng (12.05%). Nguyên nhân là từ 2013 thì các gói cho vay ưu đãi mua nhà cho người nghèo được triển khai, thì có dấu hiệu tăng trưởng nhanh và ổn định hơn vào 2014.

Các sản phẩm cho vay cá nhân khác như: Cho vay mua ô tô, cho vay tín chấp, cho vay du học, cho vay tiêu dùng ….tăng đáng kể. Điều này cho thấy tuy các sản phẩm vay khác chiếm tỉ trọng nhỏ và lợi nhuận không lớn trong tổng doanh số cho vay nhưng cũng không kém phần quan trọng và đang trong đà phát triển mạnh. MB Đà Nẵng không nên chỉ quá tập trung vào cho vay mua bất động sản và vay SXKD mà phớt lờ đi kênh đang phát triển mạnh này. Nhờ vào kênh này, ngân hàng cũng có thể quảng bá tên tuổi và tạo dựng hình ảnh tốt hơn đến các khách hàng vừa và nhỏ. (Xem bảng số liệu 2.6)

49

Bảng 2.6. Dư nợ theo mục đích vay

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm

2013/2012 Năm 2014/2013 GT % GT % GT % +/- % +/- % Dư nợ 203,42 6 100.0 0 232,54 0 100.0 0 276,30 4 100.0 0 29,114 14.31 43,764 18.82 Mua, xây dựng và sửa

chửa

nhà đất 65,673 32.28 69,805 30.02 81,340 29.44 4,132 6.29 11,535 16.52 Mua căn hộ, nhà, đất dự

án 56,440 27.74 61,320 26.37 68,710 24.87 4,880 8.65 7,390 12.05

Sản xuất kinh doanh 51,280 25.21 54,630 23.49 71,875 26.01 3,350 6.53 17,245 31.57

Khác 30,033 14.76 46,785 20.12 54,379 19.68 16,752 55.78 7,594 16.23

50

* Tình hình dư nợ quá hạn cho vay cá nhân

Bảng 2.7. Tình hình dự nợ quá hạn cho vay cá nhân

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/2012 Năm 2014/2013 +/- % +/- % Dư nợ 203,426 232,540 276,304 29,114 14.31 43,764 18.82 Nợ quá hạn 4,332 4,092 3,428 -240 -5.54 -664 -16.23 Tỷ lệ NQH/Dư nợ(%) 2.13 1.76 1.24 -0.37 -17.37 -0.52 -29.50

(Nguồn Phòng Hành chính tổng hợp MB – ĐN và tính toán của tác giả)

Chúng ta biết rằng: NQH là khi hết hạn trả nợ hoặc hết hạn cho vay, nếu KH không có khả năng trả nợ thì số nợ đến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn và KH phải chịu lãi suất nợ quá hạn đối với số tiền trả chậm.

NH cần phải duy trì một tỷ lệ NQH ở mức cho phép (<5%) để giúp cho NH hoạt động có hiệu quả, tránh tồn đọng vốn, lưu thông vốn dễ dàng hơn.

Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy rằng mức dư nợ cho vay KHCN thì giảm qua các năm như đã phân tích ở trên, NQH và tỷ lệ NQH thì luôn nằm trong mức cho phép ổn định đảm bảo hiệu quả hoạt động. Năm 2012 mức NQH là 4,332 triệu đồng, năm 2013 ở mức 4,092 triệu đồng, và năm 2014 giảm xuống 3,428 triệu đồng, năm 2013 so với năm 2012 giảm 240 triệu đồng (giảm 5.54%) và năm 2014 so với năm 2013 giảm 664 triệu đồng (giảm 16.23%).

Qua đây ta có thể thấy được tình hình NQH cho vay KHCN của chi nhánh là rất tốt, luôn nằm trong tầm kiểm soát. Để làm được điều này ta nhận thấy một điều là NH đã làm tốt các công việc. Đối với các khoản vay mới thì NH đã nghiên cứu được KH, thiết lập hệ thống thông tin KH một cách hiệu quả, luôn có sự phân tán rủi ro, chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng. Đối với những người đã vay thì đã luôn theo dõi để thu nợ tránh tình

51

trang dư nợ nhiều kéo theo NQH cao. Do đó, NQH và tỷ lệ NQH thấp cho thấy được uy tín của NH khi họ gửi tiền hay đi vay ở đây.

2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN QUÂN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP quân đội việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)