8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay
khách hàng doanh nghiệp
a. Tỷ lệ nợ xấu
- Nợ xấu theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN, là nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5.
Dƣ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = ─────── x 100% Tổng dƣ nợ
- Tỷ lệ nợ xấu phản ánh đƣợc chất lƣợng tín dụng của NHTM, nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của NH lúc này không còn ở mức độ RRTD thông thƣờng nữa mà là nguy cơ mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu tăng cho biết các biện pháp kiểm soát RRTD trong cho vay KHDN của NHTM đang có vấn đề.
b. Sự biến đổi trong cơ cấu nhóm nợ
- Theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN, TCTD thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn), Nhóm 2 (Nợ cần chú ý), Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn), Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Chỉ tiêu này
phản ánh sự thay đổi cơ cấu của các nhóm nợ theo khả năng thu, tỷ trọng của các nhóm nợ có rủi ro cao tăng lên phản ánh mức độ RRTD gia tăng và ngƣợc lại.
c. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro
Số dự phòng đã trích lập
Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = ────────────── x 100% Tổng dƣ nợ
- Tùy theo cấp độ rủi ro mà TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro từ 0 – 100% giá trị của từng khoản vay (sau khi trừ giá trị TSĐB đã được định giá
lại). Nhƣ vậy nếu một NH có dƣ nợ cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự
phòng sẽ càng cao.
d. Tỷ lệ xóa nợ ròng
- Nợ xóa là khoản nợ đƣợc xếp vào nợ xấu trong một thời gian theo quy định và KH không còn khả năng chi trả nên NH phải xóa nợ bằng cách sử dụng nguồn dự phòng rủi ro đã trích để thực hiện xóa nợ.
Giá trị xóa nợ ròng
Tỷ lệ xóa nợ ròng trong kỳ = ──────────── x 100% Tổng dƣ nợ
Trong đó: Giá trị xóa nợ ròng = Dƣ nợ xóa trong bảng – Số tiền đã thu hồi Tỷ lệ nợ xóa càng cao cho thấy công tác kiểm soát RRTD của NHTM càng hạn chế.
1.2.5. Những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát RRTD trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
a. Nhân tố từ ngân hàng
- Trình độ, năng lực của cán bộ ngân hàng
Sự yếu kém trong nghiệp vụ cũng sẽ dẫn đến những rủi ro trong quá trình tác nghiệp của CBTD để đánh giá, xếp hạng DN và đi đến kết luận cuối cùng là có đề xuất cho DN vay vốn hay không, phƣơng thức vay vốn nhƣ thế nào và biện pháp bảo đảm là gì? Việc đƣa ra đề xuất tín dụng này còn phải phù hợp với định hƣớng, chính sách tín dụng của NH trong từng thời kỳ nhất định. Chỉ những CBTD nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết về chính sách, định hƣớng của ngành, của hệ thống NH mình mới đƣa ra đƣợc quyết định đúng đắn trong cho vay, và chỉ có nhƣ vậy mới đảm bảo tốt công tác kiểm soát RRTD trong cho vay KHDN một cách an toàn, hiệu quả và đi đúng định hƣớng chung.
- Đạo đức cán bộ ngân hàng
Đạo đức cán bộ NH cũng là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát RRTD trong cho vay KHDN. Đó là việc cán bộ cấu kết với DNVV để lập hồ sơ giả vay vốn, cán bộ gian lận trong quá trình thu thập thông tin dẫn đến công tác đánh giá, thẩm định DNVV không trung thực, phản ánh không đúng, từ đó đề xuất cho vay sai. Trong quá trình cho vay, CBTD phát hiện DNVV sử dụng sai mục đích, vi phạm hợp đồng nhƣng cố tình che giấu, không báo cáo với lãnh đạo để xử lý kịp thời dẫn đến NH phải chịu rủi ro. Nói chung, đối với cán bộ NH, bên cạnh yêu cầu về trình độ, năng lực thì đạo đức cán bộ là một yếu tố hết sức quan trọng, có ảnh hƣởng lớn đến RRTD trong hoạt động cho vay cũng nhƣ công tác kiểm soát RRTD trong cho vay KHDN.
- Công nghệ ngân hàng
Hiện nay, công nghệ ngân hàng là một trong những nhân tố có ảnh hƣởng khá nhiều đến công tác kiểm soát RRTD tại NH. Một NH mà ứng dụng nhiều công nghệ, kỹ thuật hiện đại thì sẽ đạt tính chính xác, độ nhanh nhạy cao trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu các sai sót. Ví dụ nhƣ thông tin về KH cập nhật hơn, đầy đủ hơn, đặc biệt là công tác chấm điểm KH nếu làm tự động sẽ nhanh, ít nhầm lẫn hơn. Ngoài ra, các cấp quản lý khi cần cũng có thể nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động tín dụng tại cơ sở nhanh nhất, chính xác nhất. Tóm lại, một NH nên đầu tƣ vào các trang thiết bị, công nghệ hiện đại để vừa mở rộng tín dụng lại vừa hạn chế đƣợc RRTD.
b. Nhân tố từ bên ngoài
- Môi trƣờng tự nhiên
Sự biến đổi về thời tiết, khí hậu gây ảnh hƣởng lớn đến hoạt động SXKD. Điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, thƣờng xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn ngoài tầm kiểm soát của con ngƣời. Vì vậy, khi thiên tai xảy ra
cũng sẽ gây thất thoát cho NH, tình hình kinh doanh của KH bị đổ bể, DN không có nguồn để trả nợ. Khi đó, NH sẽ phải cùng chia sẽ rủi ro với KH.
- Môi trƣờng kinh tế
Sự biến động quá nhanh và không dự đoán đƣợc của nền kinh tế khu vực cũng nhƣ toàn thế giới. Khi nền kinh tế thế giới đi vào giai đoạn suy thoái và khủng hoảng, tất cả các nền kinh tế thành phần không nằm ngoài tầm ảnh hƣởng. Sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng,… cũng là một trong những nguyên nhân đáng kể ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của DNVV dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ.
- Môi trƣờng pháp lý
RRTD trong cho vay KHDN có thể xảy ra do môi trƣờng pháp lý chƣa thuận lợi và sự kém hiệu quả của các cơ quan có trách nhiệm hƣớng dẫn, triển khai luật. Mặc dù trong những năm gần đây, các cơ quan luật pháp đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh và hƣớng dẫn. Tuy nhiên, vẫn còn những vƣớng mắc trong các điều khoản và việc triển khai vào hoạt động NH còn hết sức chậm chạp và tồn tại nhiều bất cập.
- Trình độ và khả năng quản lý của DN
Khi các DN vay tiền NH để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tƣ vào tài sản vật chất chứ ít DN nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tƣ cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực.
- Mục đích sử dụng vốn của DN và thiện chí trả nợ của DN
Đa số các KH khi vay vốn NH đều có các phƣơng án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lƣợng các KH sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo NH để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hƣởng xấu đến các DN khác.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1, luận văn đã tổng hợp lý luận cho việc nghiên cứu đề tài với các nội dung cơ bản sau:
Luận văn đã tập trung phân tích khái niệm, phân loại, nguyên nhân và tác động của RRTD. Tiếp theo, với đối tƣợng khách hàng đƣợc xác định là doanh nghiệp, luận văn tập trung làm rõ nội dung kiểm soát RRTD trong cho vay KHDN, đây cũng là nội dung trọng tâm đƣợc nghiên cứu trong luận văn. Trên cơ sở đó, luận văn trình bày một số nội dung kiểm soát RRTD trong cho vay KHDN, đồng thời trình bày một số tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay KHDN và tìm hiểu những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát RRTD trong cho vay KHDN tại các NHTM. Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết ở chƣơng 1, luận văn sẽ phân tích thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay KHDN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng trong chƣơng 2.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH QUẬN NGŨ HÀNH SƠN ĐÀ NẴNG
2.1. GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK - CHI NHÁNH QUẬN NGŨ HÀNH SƠN ĐÀ NẴNG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank - Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)
đƣợc thành lập vào ngày 26 tháng 03 năm 1988. Lúc mới thành lập, ngân hàng này mang tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1990, ngân hàng đƣợc đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1996, ngân hàng lại đƣợc đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Agribank đã có quá trình phát triển hơn 29 năm trở thành một trong những ngân hàng thƣơng mại lớn nhất Việt Nam. Hiện nay, Agribank có mạng lƣới rộng khắp cả nƣớc với 2.300 chi nhánh
(trong đó có 1 chi nhánh nước ngoài tại Campuchia) và phòng giao dịch đƣợc kết nối trực tuyến; có 9 công ty thành viên hạch toán độc lập. Agribank có quan hệ đại lý với trên 1.043 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với sứ mệnh là ngân hàng số một của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế, Agribank đang ngày càng khẳng định vị thế quan trọng của mình trong hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia.
Agribank – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng đƣợc thành lập theo Quyết định số 543/QĐ-NHNo ngày 16/12/1996 của Tổng giám đốc
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1997. Agribank – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng có trụ sở đƣợc đặt tại 470A Lê Văn Hiến – Phƣờng Khuê Mỹ – Quận Ngũ Hành Sơn – Thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở Chi nhánh Ngân hàng liên xã Hòa Hải, Hòa Quý trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Huyện Hòa Vang (cũ) với tổng nguồn vốn huy động 636 triệu đồng, dƣ nợ cho vay 2,6 tỷ đồng và các dịch vụ khác chƣa đƣợc phát triển.
Agribank – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng là chi nhánh loại 2 trực thuộc Agribank – Chi nhánh Thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1998 đến năm 2003, Chi nhánh thực hiện cho vay khắc phục hậu quả lũ lụt năm 1998- 1999 với tổng doanh số cho vay 10 tỷ đồng, thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo với doanh số hơn 50 tỷ đồng. Từ năm 2003 thực hiện chia tách NH phục vụ ngƣời nghèo ra khỏi Agribank nên việc cho vay hộ nghèo đƣợc bàn giao cho NH Chính sách xã hội Quận.
Từ năm 2003 trở đi tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm là 34%, chiếm 65% thị phần huy động trên địa bàn. Đến cuối năm 2016, tổng nguồn vốn huy động là 1.388 tỷ đồng trong đó chủ yếu là nguồn tiền gởi từ dân cƣ chiếm tỷ trọng 92,2%, tổng dƣ nợ là 482 tỷ đồng với dƣ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất với 44% trên tổng dƣ nợ.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
* Chức năng: Theo điều 6 chƣơng I của Quyết định số 1377/QĐ-
HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 “V/v ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” thì chức năng của Agribank – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng nhƣ sau:
- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận.
- Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc giao.
* Nhiệm vụ: Theo điều 15 chƣơng I của Quyết định số 1377/QĐ-
HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 “V/v ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” thì nhiệm vụ của Agribank – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng nhƣ sau:
- Khai thác và nhận tiền gởi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác trong nƣớc và ngoài nƣớc dƣới các hình thức tiền gởi không kỳ hạn, tiền gởi có kỳ hạn và các loại tiền gởi khác bằng đồng VN, ngoại tệ, vàng, và các công cụ khác theo quy định của Agribank;
- Phát hành chứng chỉ tiền gởi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc;
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của Agribank.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và Ngân quỹ: Cung ứng các phƣơng tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ và các dịch vụ thanh toán theo quy định của NHNN và Agribank.
- Thực hiện kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng khác: Dịch vụ thẻ, két sắt, máy rút tiền tự động, nhận, bảo quản, cất giữ, chiết khấu thƣơng phiếu và các loại giấy tờ có giá khác...
- Cầm cố, chiết khấu thƣơng phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của Agribank. Thực hiện các hình thức bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân trong nƣớc theo quy định của Agribank.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định của Agribank.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi đƣợc Agribank và Giám đốc chi nhánh cấp trên giao.
* Cơ cấu tổ chức: Agribank – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng
có 03 Phòng ban: Phòng Kế toán Ngân quỹ, Phòng Kế hoạch kinh doanh, Phòng hành chính. Ngoài ra, Chi nhánh có 02 Phòng giao dịch và 01 điểm giao dịch là Phòng giao dịch Bắc Mỹ An tại 358 Ngũ Hành Sơn – Phƣờng Mỹ An, Phòng giao dịch Non Nƣớc tại đƣờng Trƣờng Sa – P. Hòa Hải và 01 điểm giao dịch tại Trƣờng Cao đẳng CNTT Hữu Nghị Việt Hàn. Tổng số CBCNV là 37 ngƣời trong đó: 30 lao động biên chế và 7 lao động hợp đồng với trình độ của CBCNV thuộc biên chế nhƣ sau: Thạc sỹ: 8 cán bộ chiếm tỷ lệ 27%, đại học: 22 cán bộ chiếm tỷ lệ 73%.
Cơ cấu tổ chức của Agribank – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng nhƣ sau: Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Ph òn g K ế t oán – N gân q uỹ Ph òn g kế ho ạc h k in h d o an h Ph òn g g ia o d ịc h Bắc Mỹ A n Phòng hàn h ch ính Đ iểm gi ao dị ch Trƣ ờn g C Đ V iệ t H àn Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Ph òn g g ia o d ịc h N on N ƣớc
Agribank - Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng hoạt động kinh doanh theo Luật các tổ chức tín dụng, điều lệ của Agribank. Chi nhánh đƣợc thành lập nhằm mục tiêu phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận Ngũ Hành Sơn nói riêng và Thành phố Đà Nẵng nói chung. Chức năng cụ thể của từng Phòng nhƣ sau:
Theo điều 21 chƣơng I của Quyết định số 1377/QĐ-HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 “V/v ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” thì:
- Giám đốc: Trực tiếp điều hành, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của