8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam c ầ n tiếp tục xem xét việc cải tiến quy trình cấp và quản lý tín dụng trong nội bộ để ngày càng đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng dịch vụ của khách hàng cũng nhƣ tăng khả năng cạnh tranh trên địa bàn nhƣng vẫn đảm bảo an toàn tránh RR. Tăng thời gian của bƣớc thu thập thông tin phục vụ công tác thẩm định tín dụng trong quy trình cho vay. Hiện nay, thời gian quy định thực hiện bƣớc này là quá ngắn, không đủ thời gian để bộ phận thẩm định tìm hiểu, thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau để đƣa vào xử lý, đánh giá,
phân tích và sử dụng thông tin hỗ trợ cho công tác thẩm định tín dụng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cần nghiên cứu cải tiến và bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cụ thể và chi tiết cho từng loại đối tƣợng khách hàng khác nhau, đảm bảo kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ phản ánh đúng với tình hình thực tế của khách hàng và hỗ trợ đắc lực cho Chi nhánh trong việc phân loại khách hàng để chính sách tín dụng đối với từng đối tƣợng khách hàng cụ thể.
3.3.2. Khuyến nghị với các UBND Quận Ngũ Hành Sơn
Hoạt động kinh doanh tín dụng tại các NHTM không những đảm bảo đạt đƣợc những mục tiêu lợi nhuận mà còn phải đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, UBND Quận Ngũ Hành Sơn có trách nhiệm định hƣớng, hỗ trợ hoạt động tín dụng phát triển an toàn và hiệu quả:
- Cần tích cực xây dựng và có biện pháp khuyến khích việc phát triển các thể chế nhằm hỗ trợ thông tin cho thị trƣờng, nêu đƣa ra các ƣu đãi để phát triển doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thông tin, tài chính nhƣ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, định giá tài sản, tƣ vấn tài chính, kiểm toán. Bên cạnh đó, việc khuyến khích thành lập các hội ngành nghề sẽ tạo sự gắn kết, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp trong ngành và là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong ngành với thị trƣờng bên ngoài trong đó có bên cung ứng vốn nhƣ ngân hàng.
- Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quá trình hoạt động và chia sẻ thông tin sẽ giúp cho việc giải quyết các thủ tục hành chính đƣợc nhanh gọn, giảm chi phí giao dịch cho doanh nghiệp và ngân hàng. Vì vậy, các cơ quan nhà nƣớc cần có cơ chế phối hợp cung cấp thông tin để việc đánh giá, ra quyết định tín dụng của ngân hàng đƣợc chính xác, tránh lựa chọn sai ảnh hƣởng xấu đến hoạt động ngân hàng.
- Kịp thời phối hợp với các ngành liên quan xử lý những vấn đề về pháp lý phức tạp trong việc quản lý đất đai, quy hoạch xây dựng, quyền sử dụng đất, những vấn đề vốn có tính đa ngành, liên bộ, có liên quan đến xử lý rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN
Tín dụng là hoạt động chủ yếu và là mối quan tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Trong điều kiện cụ thể của nƣớc ta hiện nay, nguồn vốn tín dụng của các NHTM là nguồn vốn hết sức quan trọng, đóng vai trò chủ yếu của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì vậy việc quản trị rủi ro tín dụng có ý nghĩa quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Kiểm soát rủi ro tín dụng là một trong những công tác rất quan trọng mà các NHTM đều cần phải quan tâm.
Trong phạm vi, đối tƣợng đã đƣợc giới hạn, luận văn đã hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng. Luận văn đã đánh giá toàn diện thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng. Trên cơ sở đó phân tích, tìm hiểu, đánh giá những kết quả và tồn tại của các giải pháp mà Chi nhánh đang áp dụng để kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp. Mặc dù trên thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn phải đối mặt và chấp nhận những rủi ro, vì vậy chỉ có thể sử dụng các biện pháp nhằm né tránh một phần, hạn chế mức thấp nhất các rủi ro tín dụng cũng nhƣ giảm thiểu những tổn thất mà rủi ro tín dụng gây ra, đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh tăng trƣởng ổn định, bền vững. Đề xuất khuyến nghị với UBND Quận Ngũ Hành Sơn những vấn đề về cơ chế, chính sách, cũng nhƣ khuyến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng để ngày một nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp trong thời gian đến.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chính phủ (2010), Nghị định số 43/2010/NĐ-CP “về đăng ký doanh
nghiệp”
[2] Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 [3] Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12
[4] Lƣơng Tấn Minh (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[5] Lê Viết Mƣời (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh, Đại học Đà
Nẵng.
[6] Nguyễn Thị Hằng Nga (2015), Mở rộng cho vay kinh doanh tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị, Luận
văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[7] Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, Cẩm nang văn hóa Agribank [8] Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, Sổ tay tín dụng.
[9] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN “về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng”
[10] Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2007), Quyết định 1377/QĐ-HĐQT- TCCB “Về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Việt Nam”.
[11] Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2010), Quyết định 881/QĐ-HĐQT- TDHo “Về việc ban hành quy định thực hiện Nghị định số
41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”.
[12] Ngân hàng No&PTNT Quận Ngũ Hành Sơn - Thành phố Đà Nẵng (2013-2015), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. [13] Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2014), Quyết định 32/QĐ-HĐTV-
KHDN “về việc ban hành một số chính sách tín dụng”.
[14] Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2014), Quyết định 35/QĐ-HĐTV- NHNo “Về việc ban hành quy định bảo đảm cấp tín dụng trong hệ
thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam”.
[15] Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2014), Quyết định 66/QĐ-HĐTV- KHDN “Về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng
trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam”.
[16] Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2014), Quyết định 450/QĐ-HĐTV- XLRR “về Ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích,
phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank”
[17] Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2014), Quyết định 766/QĐ-NHNo- KHDN “Về việc ban hành quy trình cho vay đối với khách hàng
doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam”. [18] Niêm giám thống kê Quận Ngũ Hành Sơn
[19] Peter Srose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính [20] Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016
[21] Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013
[22] Phạm Thị Thu Vân (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Đà Nẵng,
Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Ngũ Hành Sơn, Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
Trang web:
[24] Website: www.agribank.com.vn [25] Website: www.nguhanhson.com.vn