8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.4. Tăng cƣờng công tác kiểm tra trong và sau khi cho vay
Trong quá trình cho vay, công tác kiểm tra, kiểm soát cho vay thông thƣờng chỉ đƣợc CBTD thực hiện trƣớc khi cho vay, còn đối với công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay đƣợc CBTD thực hiện một cách sơ sài, không chặt chẽ, chỉ mang tính chất thủ tục và hình thức cho đúng quy định.
Ngoài ra, trong một số trƣờng hợp, CBTD đồng ý cho vay vốn với mục đích phù hợp với quy trình cho vay nhƣng trong thực tế ngƣời đi vay lại sử dụng vốn với mục đích khác ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ hoặc sử dụng sai mục đích.
Chính vì vậy, Chi nhánh cần phải tăng cƣờng công tác quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay. Thực hiện tốt công tác này, Chi nhánh sẽ ngăn ngừa RRTD một cách tốt nhất.
- Kiểm tra trong khi cho vay:
Thực hiện công tác này, giúp Chi nhánh kiểm chứng đƣợc nhu cầu vay của DN thông qua chứng từ giải ngân. CBTD phải kiểm tra thật chặt chẽ
quá trình giải ngân, kiểm soát kỹ các tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay nhƣ là: hợp đồng mua bán, hóa đơn giá trị gia tăng, biên bản nghiệm thu, phiếu giao nhận hàng hóa… để đảm bảo chắc chắn rằng DN đang sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng với phƣơng án vay vốn ban đầu của DN.
Về phê duyệt giải ngân phải đảm bảo có đầy đủ hồ sơ, tránh việc làm tắt là giải ngân trƣớc rồi hoàn thiện hồ sơ sau. Khi phê duyệt giải ngân, lãnh đạo phải kiểm tra cả hồ sơ giấy và hồ sơ trên máy tính. Mọi sự thay đổi trên hồ sơ giấy phải đƣợc cập nhật ngay trên máy tính để thuận tiện cho việc theo dõi khoản vay sau này.
Ngoài ra, Chi nhánh nên quản lý dòng tiền của doanh nghiệp. Đây là một trong những khâu quan trọng trong việc cấp tín dụng cho DN. Tiền đƣa cho DN, CBTD phải biết DN sử dụng đúng mục đích, đúng với phƣơng án SXKD hay không và sau một thời gian ổn định phải quay trở về với Chi nhánh. Do vậy, phải đƣa điều kiện về dòng tiền (như yêu cầu DN mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán tại Chi nhánh để chuyển doanh thu về tài khoản trên) trở thành một điều kiện cấp tín dụng và điều kiện để
ƣu đãi lãi suất. Trƣờng hợp DN vay nhiều tổ chức tín dụng thì phải tính tỷ lệ tham gia của Chi nhánh tƣơng ứng với doanh thu phải chuyển về trả nợ cho Chi nhánh. CBTD tăng cƣờng áp dụng phƣơng thức giải ngân bằng chuyển khoản, hạn chế việc giải ngân bằng tiền mặt để có thể kiểm soát đƣợc việc sử dụng vốn vay của DN.
- Kiểm tra sau khi cho vay:
Việc kiểm tra này giúp cho Chi nhánh nắm bắt kịp thời tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động của DN, để chắc chắn rằng, DN đang sử dụng vốn vay đúng mục đích. Công tác này phải đƣợc thực hiện định kỳ hàng quý, hay là đột xuất kiểm tra khi cần thiết hoặc kiểm tra theo chuyên đề mà Agribank đƣa ra. Kết quả kiểm tra CBTD phải thực hiện rõ trong biên bản
kiểm tra sử dụng vốn vay và nếu phát hiện khoản vay có vấn đề thì phải báo cáo cho lãnh đạo để có biện pháp kịp thời xử lý.
Đồng thời, Chi nhánh phải tăng tần suất kiểm tra đối với những DN có khoản nợ quá hạn nhằm kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cƣờng khả năng phòng ngừa, kiểm soát RRTD.
Để việc kiểm tra, sử dụng vốn vay có hiệu quả, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, CBTD cần chủ động sử dụng các phƣơng thức kiểm tra khác nhau nhƣ kiểm tra hàng hóa tại kho của DN, kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán, phân tích BCTC của DN, kiểm tra hiện trạng tài sản, tài sản đảm bảo, biến động giá trị tài sản đảm bảo trên thị trƣờng, khả năng xử lý tài sản đảm bảo khi rủi ro,…
Bên cạnh đó, bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh cũng cần thực hiện tốt vai trò của mình trong việc kiểm tra độc lập các hồ sơ vay vốn, các chứng từ vay vốn để phát hiện đƣợc những kẻ hở, cũng nhƣ những sai sót về hồ sơ, chứng từ trong cho vay. Trong trƣờng hợp cần thiết, hoặc nghi ngờ về hồ sơ vay vốn, cán bộ kiểm soát nội bộ phải cùng với CBTD đến thực tế DNVV kiểm tra để tránh tình trạng kiểm tra mang tính đối phó, hình thức của CBTD. Từ đó, có thể phát hiện những khoản vay có vấn đề, giúp Chi nhánh trong việc kiểm soát RRTD có hiệu quả hơn.