GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng nam (Trang 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Một số đặ điểm của BHXH tỉnh Quảng Nam

a. Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1995, cùng với sự ra đời của hệ thống ngành BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đƣợc thành lập vào ngày 15 tháng 6 năm 1995. Sau hơn hai năm hoạt động, đến đầu năm 1997, để phù hợp với địa giới hành chính mới sau khi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đƣợc chia tách thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ƣơng là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, BHXH tỉnh Quảng Nam đƣợc thành lập theo Quyết định số 1611/BHXH/QĐ-TCCB ngày 16/9/1997 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Tiếp đến năm 2003, thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ, BHYT tỉnh Quảng Nam đƣợc chuyển sang BHXH tỉnh Quảng Nam.

BHXH tỉnh Quảng Nam là cơ quan Nhà nƣớc đóng trên địa bàn tỉnh, đặt dƣới sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam và sự quản lý hành chính nhà nƣớc trên địa bàn lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. Với chức năng, nhiệm vụ cơ bản là tổ chức thực hiện toàn diện công tác BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

b. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Quảng Nam

BHXH tỉnh Quảng Nam là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam có chức năng giúp Tổng Giám đốc thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý quỹ BHXH trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. BHXH Quảng Nam có những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản sau:

- Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những ngƣời tham gia BHXH, BHYT; Thu các khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN của các tổ chức và cá

nhân tham gia BHXH; Hƣớng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hƣởng các chế độ BHXH, BHYT; Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT.

- Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi ngƣời có thẻ BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT.

- Chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra BHXH huyện, thành phố ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do ủy ban nhân dân xã, phƣờng giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT ở xã, phƣờng.

- Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

- Quản lý công chức, viên chức, lao động hợp đồng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ BHXH, BHYT, BHTN cho công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.

- Đề xuất với BHXH Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế về BHXH, BHYT, BHTN các chính sách nhân sự, chế độ, quyền lợi cho cán bộ, viên chức của tỉnh.

BHXH tỉnh luôn nhận đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH Việt Nam và của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp, các ngành, địa phƣơng, đơn vị. Cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành luôn có sự đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu xây dựng đơn vị từng bƣớc phát triển bền vững, đã hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần quan trọng thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

c. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Bảo hiểm xã hội Quảng Nam

Căn cứ nghị định 94/2008/NĐ-CP ngày 22/08/2008 của chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH Việt Nam, bộ máy tổ chức quản lý của BHXH tỉnh Quảng Nam đƣợc thiết lập và phối hợp hoạt động theo mô hình trực tuyến chức năng nhƣ sau:

Hình 2.1. Mô hình bộ máy tổ chức BHXH tỉnh Quảng Nam

- Ban lãnh đạo: Gồm có Giám đốc BHXH tỉnh chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc BHXH Việt Nam và trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của BHXH tỉnh Quảng Nam và 02 Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc và trƣớc pháp luật về lĩnh vực công tác đƣợc phân công phụ trách.

- 11 phòng chuyên môn tại văn phòng BHXH tỉnh Quảng Nam: Văn phòng, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kế hoạch Tài chính, Phòng Giám định BHYT, Phòng Chế độ BHXH, Phòng Quản lý thu, Phòng Khai thác - Thu nợ, Phòng Cấp sổ thẻ, Phòng Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính, Phòng Công nghệ thông tin, Phòng Kiểm tra.

- 18 huyện, thành phố, thị xã: Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh, Nông Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phƣớc Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phƣớc.

2.1.2. Tình hình hoạt động ủ BHXH tỉnh Quảng N m

Số đơn vị tham gia BHXH, BHYT liên tục tăng qua các năm, với tốc độ tăng trung bình là 15-20%. Tốc độ tăng số đơn vị năm 2016 so với năm 2012 là 81%. Số thu tham gia BHXH, BHYT, BHTN năm 2015 đã đạt hơn 1.500 tỷ đồng và năm 2016 đã đạt trên 1.800 tỷ đồng, gấp 2,9 lần so với năm 2012.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động của BHXH tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016

1. Số đơn vị tham gia Đơn vị 3.242 3.658 4.405 5.647 5.885 2. Số ngƣời tham gia

BHXH Ngƣời 89.439 96.587 104.423 110.162 118.004 3. Số ngƣời tham gia

BHYT Ngƣời 715.782 872.944 1.078.374 998.449 977.542 4. Số ngƣời tham gia

BHYT tự nguyện Ngƣời 98.576 106.428 112.223 122.796 150.027 5. Số ngƣời tham gia

BH thất nghiệp Ngƣời 68.158 79.540 85.267 91.014 99.252 6. Số ngƣời tham gia

BHXH TN Ngƣời 747 3.308 4.042 4.958 5.082 7. Số thu BHXH Tỷ đồng 323,274 427,502 554,823 838,037 994,965 8. Số thu BHYT Tỷ đồng 259,911 338,517 416,493 587,872 693,806 9.Số thu BHYT tự nguyện Tỷ đồng 24,601 39,438 47,635 65,567 90,581 10. Số thu BH thất nghiệp Tỷ đồng 23,394 43,197 59,863 79,885 104,476 11. Số thu BHXH tự nguyện Tỷ đồng 1,217 4,1 7,023 10,317 12,570 12. Chi thanh toán

KCB BHYT Tỷ đồng 235,556 290 457,760 583,865 656,49 13. Chi ốm đau, thai

sản, dƣỡng sức Tỷ đồng 27,89 35,4 63,079 84,995 105,668 14. Chi trả lƣơng

hƣu, TC BHXH Tỷ đồng 412,125 491,942 644,900 839,312 933,008

2.1.3.Thực trạng về nguồn nhân lực tại BHXH tỉnh Quảng Nam

Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực BHXH tỉnh Quảng Nam

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số lƣợng (Người) % Số lƣợng (Người) % Số lƣợng (Người) % Tổng số lao động 276 100 301 100 307 100 Theo ngành nghề Khối ngành kinh tế 148 53,6 165 54,8 168 54,7 Luật 23 8,3 24 8 25 8,2 Công nghệ thông tin 35 12,7 37 12,3 37 12,1 Y khoa 62 22,5 65 21,6 67 21,8 Văn thƣ lƣu trữ 8 2,9 10 3,3 10 3,2 Theo giới tính Lao động nam 121 43,8 137 45,5 140 45,6 Lao động nữ 155 56,2 164 54,5 167 54,4 Theo độ tuổi Dƣới 30 124 45 111 36,8 117 38,1 Từ 30 đến 50 122 44,2 166 55,1 166 54 Trên 50 30 10,8 24 8,1 24 7,9 Trình độ Sau đại học 2 0,72 3 1 5 1,6 Đại học, cao đẳng 254 92 282 93,7 286 93,1 Trung cấp 14 5 11 3,6 10 3,2 Khác 6 2,28 6 1,7 6 2,1 Lý luận chính trị Sơ cấp 30 10,8 33 11 36 11,7 Trung cấp 26 9,4 28 9,3 33 10,7 Cao cấp 45 16,3 46 15,2 50 16,2 (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)

Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành nghề tại BHXH tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua cũng có những thay đổi nhƣng mức độ thay đổi là không đáng kể. Nhìn chung, cơ cấu nguồn nhân lực trong các ngành Kinh tế, Kế toán; Luật thƣơng mại, kinh tế; Công nghệ thông tin; Y khoa; Văn thƣ lƣu trữ; đáp ứng đƣợc các hoạt động của ngành. Nguồn lực tại BHXH tỉnh Quảng Nam đƣợc sử dụng đúng ngành, nghề mà mình đƣợc đào tạo, không có tình trạng làm việc trái ngành, không đúng với chuyên môn.

Độ tuổi của nhân viên ngành BHXH nói chung còn trẻ và đủ sức khỏe để đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc của ngành, lao động có độ tuổi dƣới 30 chiếm tỷ lệ 38%, lao động có độ tuổi từ 30-50 chiếm tỷ lệ 54%, đây là độ tuổi có đầy đủ sức khỏe và kinh nghiệm trong việc giải quyết công việc góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ mà ngành BHXH đặt ra, tỷ lệ cán bộ trên 50 tuổi có xu hƣớng giảm dần.

Về giới tính : Nhìn chung, từ năm 2011 cho đến nay, số lƣợng cán bộ viên chức nữ luôn có sự chênh lệch so với nam, khoảng cách này ngày càng lớn, đến năm 2015 là 27 ngƣời.

Về trình độ chuyên môn của nhân viên nhìn chung có chất lƣợng cao: lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 286 ngƣời (chiếm 93% tổng số nhân viên), với trình độ tin học và ngoại ngữ đã qua đào tạo. Cụ thể trong tổng số 286 cán bộ viên chức có: 45 chuyên viên chính, 230 chuyên viên và đều nằm chỉ tiêu biên chế của ngành.

Về trình độ lý luận, chính trị : Năm 2015 có 50 cán bộ viên chức hoàn thành trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân (chiếm tỷ lệ 16% tổng số cán bộ viên chức); 33 cán bộ viên chức hoàn thành trình độ Trung cấp lý luận chính trị (chiếm tỷ lệ 10,7% tổng số nhân viên). Đây là tỷ lệ thấp về mặt đào tạo trình độ lý luận cho cán bộ viên chức trong các cơ quan Nhà nƣớc.

2.1.4. Các chính sách nguồn nhân lự ủ BHXH tỉnh Quảng N m thời gi n qua

a. Về công tác tiền lương

Tiền lƣơng cơ bản: Hiện tại, tiền lƣơng cơ bản tại BHXH Quảng Nam đƣợc áp dụng theo quy định của nhà nƣớc theo mức lƣơng tối thiểu và thang bậc lƣơng theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Tuy nhiên, là đơn vị sự nghiệp nhƣng cán bộ, công chức, viên chức ngành BHXH lại không đƣợc hƣởng các chế độ phụ cấp nhƣ các ngành nghề khác (chẳng hạn: chế độ phụ cấp ƣu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập; chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với nhà giáo). Mặt khác, theo quy định tại Luật BHXH và Luật BHYT, chi phí quản lý của ngành BHXH Việt Nam bằng mức chi phí quản lý của cơ quan hành chính nhà nƣớc, nhƣng cán bộ, công chức, viên chức ngành BHXH lại không đƣợc hƣởng chế độ phụ cấp công vụ (25%) nhƣ cán bộ, công chức hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc. Để đảm bảo ổn định thu nhập và khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, ngành BHXH nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 15/2016/QĐ-TTg, Theo đó, mức chi tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động là mức chi tiền lƣơng bằng 1,8 lần so với chế độ tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nƣớc quy định. Bao gồm: Tiền lƣơng theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp, trừ phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ.

Thời gian chi trả hàng tháng đƣợc BHXH Quảng Nam thực hiện tƣơng đối đều đặn, định kỳ vào ngày 05 hàng tháng. Cách thức trả lƣơng: Trả lƣơng qua hệ thống ngân hàng và công khai bảng lƣơng.

Thƣởng: BHXH Quảng Nam có quy định về chế độ thƣởng rõ ràng theo quy chế của ngành vào các dịp lễ, tết, thƣởng hoàn thành nhiệm vụ hằng quý, hằng năm, bình xét các danh hiệu thi đua, tặng giấy khen, bằng khen đối

với các cá nhân, tập thể có thành tích tốt.

Phụ cấp: BHXH Quảng Nam xác định nhiều loại phụ cấp khác nhau cho nhân viên. Tùy vào công việc và điều kiện thực hiện công việc mà BHXH Quảng Nam đƣa ra loại phụ cấp thích hợp với một hệ số tƣơng thích. Sau đây là một số loại phụ cấp đang áp dụng tại BHXH Quảng Nam:

Phụ cấp chức vụ: Hệ số phụ cấp đƣợc dựa vào quy định chung của ngành BHXH:

Mức phụ cấp = Mức lương tối thiểu chung x Hệ số phụ cấp hiện hưởng.

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Áp dụng cho một số bộ phận nhƣ: Phòng Công nghệ thông tin, Phòng Tiếp nhận và quản lý hồ sơ (Bộ phận một cửa liên thông), Phòng cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.

Phụ cấp làm thêm: là chế độ phụ cấp trả thêm cho ngƣời lao động khi họ làm thêm công việc ngoài giờ quy định.

Phúc lợi: Các khoản phúc lợi xã hội đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật và theo quy chế của ngành BHXH. Nhìn chung chế độ phúc lợi của BHXH tỉnh Quảng Nam đƣợc thực hiện tốt và đầy đủ cho nhân viên: thƣờng xuyên tổ chức tham quan, du lịch hằng năm, khám sức khỏe định kỳ, thanh toán chế độ làm thêm giờ, ngoài giờ, thanh toán chế độ công tác phí, thực thi công vụ của nhân viên…

Theo đánh giá chung thì trong thời gian qua công tác tiền lƣơng của ngành BHXH đƣợc thực hiện khá tốt.

b. Về các yếu tố tinh thần

Nhìn chung, BHXH tỉnh Quảng Nam có nhiều chế độ khen, tuyên dƣơng kịp thời, luôn tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên, ảnh hƣởng tích cực tới hiệu quả làm việc. Bên cạnh đó, ngành BHXH còn tổ chức các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, giao lƣu giữa các phòng ban, các BHXH huyện, thị xã, thành phố nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh, gắn kết CBVC.

c. Về khả năng thăng tiến, học hỏi

BHXH tỉnh Quảng Nam luôn tạo điều kiện cho ngƣời lao động đƣợc học hỏi kinh nghiệm, chuyên môn từ đồng nghiệp, từ những nhà quản lý có tài năng và kinh nghiệm lâu năm; tạo ra những cơ hội học hỏi đối với cán bộ công nhân viên trong đơn vị nhƣ đƣợc cử đi đào tạo sau đại học, tiếp thu khoa học, công nghệ tiên tiến, tập huấn các phần mềm quản lý của ngành, đƣợc cử đi học các lớp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, các lớp nâng cao lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc…

Bảng 2.3: Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của NNL

(ĐVT: người)

TT Nghiệp vụ đào tạo Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Nghiệp vụ thu BHXH, BHYT 34 60 75 80 95 2 Nghiệp vụ cấp sổ BHXH, thẻ BHYT 25 25 27 20 28 3 Kế toán 3 10 18 18 15 4 Tin học 7 8 15 11 15 5 Nghiệp vụ Chế độ BHXH 2 10 12 21 24

6 Nghiệp vụ Giám định BHYT 30 30 36 40 45

7 Thanh tra, Kiểm tra 0 0 1 1 7

8 Văn thƣ 0 1 0 1 0

9 Quản lý Nhà nƣớc 18 18 18 18 18

10 Lý luận Chính trị(trung, cao

cấp) 20 27 34 34 39

11 Đại học, sau đại học 1 1 2 3 5

Tuy nhiên, số lƣợng đào tạo chƣa tƣơng xứng với nguồn nhân lực, nhu cầu cần đào tạo là rất lớn. BHXH tỉnh Quảng Nam chƣa có một chế độ thăng tiến rõ ràng, cụ thể; chƣa có tiêu chí rõ ràng và nhất quán trong việc đề bạt nhân viên. Việc đề bạt còn mang tính chủ quan, thiếu căn cứ chuyên môn, thành tích công việc.

d. Lãnh đạo, đồng nghiệp, điều kiện làm việc

Lãnh đạo: Nhờ có chính sách luân phiên luân chuyển công tác từ các BHXH huyện, thị xã, thành phố, giữa các phòng ban nên BHXH tỉnh Quảng Nam đã xây dựng đƣợc một đội ngũ quản lý giỏi và giàu kinh nghiệm. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nguồn nhân lực, để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đƣợc giao của ngành, ban lãnh đạo BHXH tỉnh Quảng Nam hết sức quan tâm tới việc đào tạo, phát triển đội ngũ nhân viên tại cơ quan mình.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng nam (Trang 41)