Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng nam (Trang 105 - 106)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.1.2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Đề tài đã xây dựng đƣợc 06 nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên gồm: Bản chất công việc, Đào tạo thăng tiến, Cấp trên, Đồng nghiệp, Thu nhập và Điều kiện làm việc với 25 biến quan sát, có 02 biến quan sát đã bị loại sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Nhân tố có ảnh hƣởng lớn nhất là “Thu nhập”, tiếp theo lần lƣợt là: “Cấp trên”, “Đào tạo thăng tiến”, “Bản chất công việc”, “Điều kiện làm việc” và “Đồng nghiệp”. Trong nghiên cứu của Châu Văn Toàn (2009) thì nhân tố “Thu nhập” cũng có ảnh hƣởng lớn nhất tới sự hài lòng công việc của nhân viên, qua đó cho thấy, nhu cầu về thu nhập luôn có một vai trò, ý nghĩa quan trọng, tác động đến cảm nhận, sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại tổ chức, khi đề xuất, quyết định các chính sách thì các cấp lãnh đạo, cơ quan, tổ chức cần đặc biệt quan tâm tới nhân tố này để có thể nâng cao sự hài lòng của nhân viên.

Từ kết quả nghiên cứu này ta thấy đƣợc sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại BHXH tỉnh Quảng Nam chỉ đạt ở mức trung bình 3.1983, độ lệch chuẩn 0.61898 với thang đo Likert 5 mức độ, kết quả này cũng khá gần với kết quả nghiên cứu của Châu Văn Toàn (2009) đạt 3.33, độ lệch chuẩn 0.73 với thang đo Likert 5 mức độ. Khi xét theo từng nhân tố riêng biệt thì mức độ hài lòng đối với yếu tố Đồng nghiệp là cao nhất (3.5633), tiếp theo

lần lƣợt là Điều kiện làm việc (3.5450), Bản chất công việc (3.5000), Thu nhập (3.4517), Cấp trên (3.4425), và thấp nhất là Đào tạo thăng tiến (3.2712).

Nghiên cứu cũng đã cho thấy có sự khác biệt về mức độ hài lòng trong công việc giữa các nhân viên có giới tính, trình độ chuyên môn, chức vụ công tác, thời gian công tác khác nhau, riêng giữa các nhân viên thuộc các độ tuổi khác nhau thì nghiên cứu cũng cho thấy là không có sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với công việc. Từ kết quả kiểm định trên ta thấy rằng, với mỗi nhóm yếu tố cá nhân: giới tính, trình độ chuyên môn, chức vụ công tác, thời gian công tác luôn có những sự khác biệt và có những đòi hỏi khác nhau về nhu cầu và đó chính là những căn cứ quan trọng để ban lãnh đạo nghiên cứu, điều chỉnh cách thức quản lý sao cho phù hợp với từng nhóm nhân viên đó.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng nam (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)