Các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT khu công nghiệp phú tài, tỉnh bình định (Trang 45 - 46)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng

Trong hoạt động ngân hàng, công tác kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện tốt sẽ đem đến kết quả rủi ro cho vay giảm và ngược lại, kết quả

kiểm soát RRTD được đánh giá thông qua các tiêu chí sau: - Mức giảm tỷ lệ nợ xấu:

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4, và 5 và có các đặc trưng sau:

+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi

đến hạn.

+ Tình hình tài chính của Ngân hàng đang có chiều hướng xấu.

+ Tài sản bảo đảm được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi.

+ Thông thường là những khoản nợ đã được gia hạn nợ, hoặc những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày.

Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu/Tổng dư nợ * 100%

Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc nầy không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu giảm chứng tỏ mức độ nguy cơ tổn thất trong hoạt động tín dụng ngân hàng giảm và ngược lại.

- Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng:

Tỷ lệ xóa nợ ròng = Nợ xóa ròng/Tổng dư nợ * 100%

Đây là khoản nợ được xếp vào nhóm 5 trong một thời gian dài và doanh nghiệp không còn khả năng chi trả nên ngân hàng phải xóa nợ bằng

cách sử dụng nguồn dự phòng rủi ro đã trích để thực hiện xóa nợ, khi có điều kiện sẽ thu nợ và được hạch toán vào thu nhập.

Tỷ lệ xóa nợ ròng đánh giá mức độ tổn thất thực sự do rủi ro tín dụng; mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng đánh giá khả năng thu các khoản nợ đã XLRR. Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng tương quan nghịch với RRTD.

- Sự cải thiện cơ cấu nhóm nợ:

Cơ cấu nhóm nợ thể hiện tỷ trọng của từng nhóm nợ so với tổng dư nợ

trong kỳ, trong từng năm tỷ trọng các nhóm nợ có sự khác nhau, tỷ trọng nợ

nhóm cao càng giảm thể hiện sự thay đổi cơ cấu nhóm nợ theo chiều hướng tốt và ngược lại. - Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro: Tỷ lệ trích lập dự phòng Rủi ro trên tổng dư nợ = Số dự phòng đã trích/Tổng dư nợ * 100% Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD phản ánh mức độ RRTD của Ngân hàng dựa trên việc phân loại nợ theo mức độ rủi ro. Do đó, chỉ tiêu nầy nói lên sự chuẩn bị của một ngân hàng cho các tổn thất tín dụng được dự kiến trước. Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng cao thể hiện mức độ rủi ro tín dụng ngân hàng giảm xuống và ngược lại.

- Mức giảm lãi treo: lãi treo là lãi từ nhóm 2 trở lên hạch toán ngoại bảng, mức giảm lãi treo càng lớn thể hiện tình hình thu nợ của ngân hàng

đang tiến triển tốt và ngược lại.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT khu công nghiệp phú tài, tỉnh bình định (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)