Quản lý tốt các danh mục tài sản bảo đảm nợ vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT khu công nghiệp phú tài, tỉnh bình định (Trang 91 - 93)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.6.Quản lý tốt các danh mục tài sản bảo đảm nợ vay

- Hoàn thiện hồ sơ thế chấp, hồ sơ pháp lý: thường xuyên cập nhật các quy định mới có liên quan để yêu cầu khách hàng có biện pháp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định mới để làm cơ sở cho việc xử lý ,tránh để xảy ra trường hợp khách hàng lợi dụng để lừa đảo ngân hàng.

Một khoản nợ khi được xếp vào nhóm nợ xấu thì ngân hàng cần phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ vay vốn cũng như các hồ sơ, thủ tục đảm bảo tiền vay của các khoản vay nầy. Tiến hành bổ sung hoàn thiện các tài liệu có liên quan nhằm hoàn chỉnh kịp thời đối với những bộ hồ sơ còn chưa đầy đủ, thiếu tính hợp lệ, hợp pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ vay cũng như tài sản bảo đảm nợ vay. Khó khăn, phức tạp nhất trong công tác xử lý tài sản

đảm bảo tiền vay là xử lý tài sản là nhà, quyền sử dụng đất, vì các quy định của pháp luật về cấp giấy tờ sở hữu, quyền sử dụng… đã có nhiều thay đổi. Vì vậy ngoài việc yêu cầu khách hàng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy

định mới, Chi nhánh cần tổ chức thực hiện đánh giá lại hiện trạng, giá trị thực còn của các tài sản bảo đảm và tiến hành phân loại các tài sản đó trên 3 phương diện; tính sở hữu tính pháp lý, khả năng phát mại/ chuyển nhượng trên thị trường để lựa chọn hình thức xử lý phù hợp.

Thứ nhất, đối với các tài sản dễ phát mại hoặc chuyển nhượng trên thị

trường và có đủđiều kiện về mặt pháp lý: để tiết giảm chi phí trong việc xử lý tài sản qua nhiều khâu, Chi nhánh đề nghị khách hàng chủ động thực hiện phát mại, chuyển nhượng tài sản, hoặc ngân hàng phối hợp với khách hàng để

thực hiện phát mại, chuyển nhượng trong thời gia sớm nhất để thu hồi nợ.

Thứ hai, đối với các tài sản đảm bảo có giấy tờ hợp pháp, có khả năng phát mại, chuyển nhượng nhưng tính luân chuyển thấp, ngân hàng phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện thanh lý tài sản theo các quy định hiện hành nhằm thu hồi nợ thông qua các hình thức: khách hàng tự bán trên thị trường hoặc qua trung tâm bán đấu giá tài sản.

Thứ ba, đối với các tài sản bảo đảm nợ thuộc những vụ án đã được Tòa án phán quyết nhưng chưa giao tài sản cho ngân hàng, ngân hàng tổng hợp và chủđộng phối hợp với cơ quan thi hành án đề nghị nhận tài sản để xử lý hoặc thông qua cơ quan thi hành án xử lý phát mại tài sản để thu hồi nợ.

Thứ tư, ngân hàng chủ động đề nghị với khách hàng để cùng hợp tác, khai thác có hiệu quả các tài sản đảm bảo nợ vay, tạo nguồn cho khách hàng

để ngân hàng thu nợ.

- Phải tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy để tham khảo, tính toán chính xác giá trị tài sản đảm bảo, đối với những tài sản có tính chất chuyên dụng đặc chủng cần phải qua Hội đồng thẩm định giá độc lập để tài sản được

định giá chính xác, an toàn , đảm bảo tính khách quan.

Trong nhiều trường hợp, việc định giá tài sản không nhất thiết phải là căn cứ theo hóa đơn, chứng từ ghi chép của khách hàng như hiện nay, mà

phải kiểm chứng lại bởi đánh giá độc lập. Yêu cầu nầy nên sử dụng đối với các khách hàng có tình hình tài chính yếu, đảm bảo nợ vay chủ yếu bằng máy móc thiết bị hoặc đang có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ và đối với khách hàng vay mới.

- Trong quá trình thẩm định phải chú ý xem xét các điều kiện an toàn về phòng cháy, chống trộm cắp, các ảnh hưởng của thiên tai đối với tài sản,…

để yêu cầu doanh nghiệp mua bảo hiểm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT khu công nghiệp phú tài, tỉnh bình định (Trang 91 - 93)