THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CHO

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT khu công nghiệp phú tài, tỉnh bình định (Trang 57 - 69)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CHO

VAY DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH KCN PHÚ TÀI

2.2.1. Thực trạng các biện pháp ngân hàng đã tiến hành kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay

Mục tiêu tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh khu công nghiệp Phú Tài là đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực kinh tế có rủi ro thấp. Cân đối cơ cấu vốn hợp lý, phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của địa phương. Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường quản lý, kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay.

Để công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp đạt hiệu quả, tại chi nhánh đã thực hiện các biện pháp sau:

a. Né tránh ri ro tín dng trong cho vay doanh nghip

Thông qua công tác thẩm định, cán bộ tín dụng – người thẩm định khoản vay thông qua hoạt động thẩm định, thu thập thông tin cần thiết về

khách hàng, thu thập thông tin về quan hệ tín dụng từ Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam, xếp loại, sàng lọc khách hàng, đối với những khách hàng thấy có tiềm ẩn rủi ro lớn, không phù hợp với chính sách cho vay thì né tránh, từ chối cho vay.

- Đối với việc tìm kiếm những khách hàng là doanh nghiệp, nhằm mở

rộng tín dụng, phương châm của Chi nhánh là thông qua phối hợp nhiều nguồn thông tin, sàng lọc để chủ động ngay từ đầu lựa chọn những doanh nghiệp có tình hình kinh doanh và tình hình tài chính tốt, chủ động tiếp cận những khách hàng nầy .

- Đối với những khách hàng là doanh nghiệp đã có quan hệ giao dịch với Chi nhánh: Chi nhánh thường xuyên tổ chức thực hiện rà soát tự kiểm tra, nhận diện khách hàng có dấu hiệu rủi ro, có biện pháp ngăn ngừa, loại bỏ

những nguyên nhân gây rủi ro nhằm đảm bảo an toàn trong công tác tín dụng. - Thực hiện chính sách Hội sở, tại Agribank CN KCN Phú Tài không cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh bất động sản và kinh doanh chứng khoán, đây là hoạt động đầu tư có rủi ro rất cao.

Với biện pháp nầy, tại Chi nhánh còn tồn tại những hạn chế, công tác tìm hiều thông tin khách hàng vẫn chưa được tổ chức một cách khoa học, chuyên nghiệp, triển khai bị động không phát huy hết sáng kiến của nhân viên.

b. Phòng nga ri ro tín dng trong cho vay doanh nghip

* Tổ chức thực hiện hoạt động tín dụng theo quy trình tín dụng

Về cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện quy trình cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh đã có sự tách biệt trong quá trình cấp tín dụng từ khâu thẩm định, khâu kiểm soát, phê duyệt khoản vay đến khâu giải ngân và thu nợ. Với sự

tách biệt nầy đảm bảo đầy đủ, thống nhất, đồng bộ về trình tự, thủ tục trong quá trình cho vay và phù hợp với khách hàng doanh nghiệp. Xác định nhiệm vụ của từng đơn vị, cá nhân tham gia trong từng khâu của quy trình cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu giám sát, phòng ngừa, hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng.

Người phê duyệt Hội đồng tín dụng Người thẩm định Thẩm định khoản vay Người kiểm soát Y N Họp HĐTD

Ký phê duyệt cho vay (nếu trong tq) hoặc ký chấp nhận cho vay và tờ trình cấp có thẩm quyền (nếu vượt thẩm quyền) Tiếp nhận nhu cầu

và hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn

Kiểm soát hồ sơ vay vốn và Báo cáo thầm định Trong thầm quyền Phê duyệt khoản vay Không Đồng ý Đồng ý Không qua HĐTD Qua HĐTD

- Thẩm định khoản vay:

Cán bộ tín dụng - người thẩm định khoản vay tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận nhu cầu vay vốn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo các quy định về cho vay của Agribank phù hợp với từng loại cho vay.

Thông qua tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, cán bộ thẩm định có thêm những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá tính xác thực về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, mục đích vay vốn, hiệu quả… của khách hàng, từ đó giúp Chi nhánh có thể phát hiện những rủi ro có thể xảy ra.

+ Đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng tại thời điểm đề nghị vay vốn: kiểm tra sự tuân thủ luật pháp trong quá trình thành lập doanh nghiệp, tư cách, nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện theo pháp luật của công ty. Từ đó đánh giá tính hợp pháp của mục đích vay vốn.

+ Phân tích, đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp:

Trên cơ sở báo cáo tài chính do khách hàng vay cung cấp, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định mức độ tin cậy, tiếp đó phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các nhóm thông số, chỉ tiêu liên quan đến quy mô và tính chắc chắn của các nguồn tài chính mà doanh nghiệp tạo ra để

trả nợ vay. Phân tích đánh giá tính khả thi, hiệu quả, khả năng trả nợ của phương án, dự án vay vốn. Nguồn thông tin Chi nhánh có được là từ phía khách hàng, từ cơ quan chủ quản nhà nước, trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước, báo đài, internet và các thông tin lưu trữ tại chi nhánh. Qua đó giúp cán bộ tín dụng có thể phát hiện những nguy cơ gây ra rủi ro và

đưa ra quyết định đúng đắn, kịp thời trong việc cấp tín dụng.Tuy nhiên việc thu thập phân tích đánh giá thông tin phục vụ cho việc cảnh báo rủi ro tùy

thuộc vào kỹ năng phân tích, sự nhận định và khả năng dự báo của cán bộ

thẩm định.

+ Thẩm định về bảo đảm tiền vay: Trước thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm để cấp tín dụng, cán bộ tín dụng kiểm tra điều kiện của tài sản bảo

đảm. Tài sản bảo đảm phải có đầy đủ các điều kiện sau:

Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng quản lý của bên bảo đảm.

Tài sản phải được phép giao dịch, có khả năng chuyển nhượng, không có tranh chấp. Bên bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của tài sản bảo đảm.

Tài sản thế chấp phải mua bảo hiểm tài sản với mức bảo hiểm tối thiểu bằng nghĩa vụ được bảo đảm cộng tiền lãi và phí phát sinh trong thời hạn bảo

đảm và nội dung trong hợp đồng bảo hiểm phải ghi rõ người thụ hưởng thứ

nhất là Agribank.

Tài sản bảo đảm phải xác định số lượng, chủng loại, giá trị, địa chỉ tài sản tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm.

Đối với những khoản vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh, tại chi nhánh phải thành lập Hội đồng thẩm định giá tài sản bảo đảm trình ngân hàng cấp trên phê duyệt.

Trước đây, tại Chi nhánh có bộ phận thẩm định độc lập thuộc phòng Kế

hoạch kinh doanh. Đối với những khoản vay lớn, thời gian dài, có tính chất phức tạp hơn thì cán bộ tín dụng sau khi đánh giá khách hàng/khoản vay phải chuyển toàn bộ hồ sơ cho phòng thẩm định, phòng thẩm định sẽ có một báo cáo thẩm định trình lãnh đạo và ý kiến phê duyệt tín dụng của lãnh đạo sẽ là ý kiến cuối cùng quyết định khoản vay.

Một hoạt động không thể thiếu trong công tác thẩm định khoản vay đó là công tác xếp hạng tín dụng nội bộ. Sau khi thu thập đầy đủ thông tin khách

hàng, cán bộ tín dụng tiến hành chấm điểm, xếp hạng doanh nghiệp theo quy

định về Xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank. Hệ thống đánh giá chất lượng tín dụng nội bộ nhằm đánh giá chất lượng tín dụng thông qua phương pháp đánh giá khách hàng bằng thang điểm thống nhất, hệ thống nầy sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng doanh nghiệp. Trong mỗi nhóm chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ bao gồm nhiều chỉ tiêu nhỏ.

Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng là tổ chức kinh tế được thực hiện thông qua 6 bước: Xác định ngành nghề kinh tế; Xác định quy mô; Xác định loại hình sở hữu; Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính; Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính; Tổng hợp điểm và xếp hạng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank thực hiện đo lường rủi ro tín dụng khách hàng thông qua 54 chỉ tiêu( gồm 14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp) theo từng loại quy mô, ngành nghề và hình thức sở hữu. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ phân loại khách hàng thành 10 hạng AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C và D. Từ 10 hạng nầy ngân hàng sẽ phân loại nợ theo 5 nhóm nợ theo mức độ rủi ro tương ứng từ nợ nhóm 1

đến nhóm 5 theo quy định về phân loại nợ của Ngân hàng nhà nước tại Quyết định 493. Đồng thời, ngân hàng sẽ có chính sách áp dụng những ứng xử khác nhau trong quan hệ khách hàng theo kết quả xếp hạng khách hàng

đã có.

Căn cứ vào kết quả xếp hạng, các khoản nợ của khách hàng sẽ được phân loại vào các nhóm nợ tương ứng như sau:

Bng 2.4: Bng phân loi n theo xếp hng tín dng Xếp hạng khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Phân loại nhóm nợ AAA Nợ nhóm 1 AA A BBB Nợ nhóm 2 BB B Nợ nhóm 3 CCC CC C Nợ nhóm 4 D Nợ nhóm 5

Tại chi nhánh công tác phân loại nợ được thực hiện hàng tháng, nếu các tháng không trùng với kỳ xếp hạng tín dụng nội bộ thì sử dụng kết quả chấm

điểm xếp hạng của kỳ xếp hạng tín dụng nội bộ gần nhất để thực hiện phân loại nợ.

Nhìn chung kết quả chấm điểm và xếp loại doanh nghiệp vẫn còn phụ

thuộc vào đánh giá chủ quan cảm tính và đôi khi mang tính hình thức của cán bộ tín dụng, nhất là các chỉ tiêu phi tài chính như về năng lực điều hành của người quản lý, độ nhạy bén của Ban lãnh đạo, triển vọng phát triển của doanh nghiệp dẫn đến phản ánh không chính xác số điểm khách hàng, ảnh hưởng

đến kết quả phân loại nợ. Cho nên tại Chi nhánh có những khoản nợ chưa quá hạn nhưng thực tế đã có nguy cơ rủi ro cao, thậm chí dẫn đến mất vốn…vẫn

được đánh giá nợ đủ tiêu chuẩn, chưa được xếp vào diện nợ xấu để tiến hành các biện pháp phòng ngừa.

Đến cuối tháng 11 năm 2013, có 63 doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh được chấm điểm và xếp loại phục vụ cho công tác phân loại nợ. Kết quả chấm điểm và xếp hạng như sau:

Bng 2.5: Kết qu chm đim và xếp hng

Điểm Xếp hạng Kết quả chấm điểm và xếp hạng tại Agribank KCN Phú Tài

90 - 100 AAA 8 doanh nghiệp

80 - 90 AA 24 doanh nghiệp 73 - 80 A 15 doanh nghiệp 70 - 73 BBB 6 doanh nghiệp 63 - 70 BB 2 doanh nghiệp 60 - 63 B 1 doanh nghiệp 56 - 60 CCC 3 doanh nghiệp 53 - 56 CC 2 doanh nghiệp 44 – 53 C < 44 D 2 doanh nghiệp

( Nguồn: Báo cáo phân loại nợ tháng 11 năm 2013)

Với việc phân tích, thẩm định khoản vay như vậy là khá chặt chẽ, khách quan, nhưng thực tế vẫn còn những tồn tại: chất lượng thẩm định khoản vay tại phòng thẩm định phụ thuộc nhiều vào ý kiến nhận xét của cán bộ tín dụng, vì khả năng tiếp cận thông tin của bộ phận thẩm định phần lớn phụ

thuộc vào thông tin mà người vay cung cấp cho cán bộ tín dụng. Nguồn thông tin dùng làm căn cứ phân tích rất hạn chế. Bên cạnh đó, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên thẩm định chưa cao, lại thuộc phòng tín dụng, chưa đào tạo căn bản về quản trị rủi ro. Vì thế, chất lượng các báo cáo thẩm định của bộ phận thẩm định chưa đảm bảo chắc chắn được.

khâu tiếp xúc khách hàng đến khâu thẩm định và phê duyệt đều thuộc phòng kế hoạch kinh doanh. Người thẩm định khoản vay tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng về điều kiện, hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định khoản vay theo quy

định, người thẩm định khoản vay phải lập báo cáo thẩm định khoản vay nêu cụ thể kết quả của quá trình thẩm định, đưa ra đề xuất cho vay hay không cho vay; Người kiểm soát khoản vay kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn và đề xuất cho vay hay không cho vay; người phê duyệt khoản vay(Giám Đốc hoặc Phó Giám Đốc phụ trách tín dụng) căn cứ vào hồ

sơ khoản vay, báo cáo thẩm định quyết định cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền. Đối với những khoản vay vượt quyền phán quyết của Chi nhánh người phê duyệt khoản vay chấp thuận cho vay và trình ngân hàng cấp trên phê duyệt.

Như vậy, việc thẩm định, phân tích tín dụng trong cho vay đã được Chi nhánh triển khai tuân thủ đúng quy trình cấp tín dụng. Điều nầy đã giúp Chi nhánh phát hiện ra những dấu hiệu, nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng trong quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay. Song, vẫn còn những tồn tại,

đặc biệt là đối với những khách hàng lớn và có uy tín, khách hàng vay vốn thường xuyên thì công tác phân tích, thẩm định và kiểm tra thực tế nhiều khi còn sơ sài và chưa chặt chẽ. Nhiều khi việc phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng trong cho vay quá tin tưởng và dựa vào sự nhận định mang tín chủ

quan của cán bộ tín dụng.

* Kiểm tra và kiểm soát việc sử dụng vốn vay

Sau khi khoản vay được xét duyệt và giải ngân, Chi nhánh tiến hành việc kiểm tra và kiểm soát khoản vay thông qua việc kiểm tra thực tế khách hàng vay vốn.

- Kiểm tra sử dụng vốn vay của các lần giải ngân: trong vòng 30 ngày kể từ ngày giải ngân của từng lần giải ngân, cán bộ tín dụng kiểm tra tính

đầy đủ, hợp lệ của chứng từ sổ sách kế toán chứng minh mục đích sử dụng tiền vay.

- Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các cam kết, điều kiện cho vay, tình hình thực hiện phương án/dự án hoạt động kinh doanh của khách hàng: ít nhất 06 tháng một lần tùy theo đặc điểm của từng khoản vay, của khách hàng vay, cán bộ tín dụng kiểm tra tiến độ thực hiện phương án/dự án, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng tại thời điểm hiện tại, những yếu tốảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện các cam kết, các điều kiện cho vay trong hợp đồng tín dụng như cam kết chuyển nguồn thu về tài khoản…

- Kiểm tra tài sản bảo đảm: ít nhất 06 tháng một lần, cán bộ tín dụng phải kiểm tra hiện trạng tài sản bảo đảm so với thời điểm Agribank nhận bảo

đảm. Tình hình sử dụng, bảo quản và khai thác tài sản bảo đảm và nếu thấy cần thiết phải tiến hành định giá lại tài sản bảo đảm.

Thông qua việc kiểm tra, tiến hành phân tích, đánh giá nhằm phát hiện kịp thời những nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến những rủi ro cho Chi nhánh.

Tuy nhiên, việc thực hiện kiểm tra thực tế của cán bộ tín dụng nhiều lúc làm cho có lệ. Các biên bản kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay sơ sài, chưa thể hiện đầy đủ các nội dung kiểm tra. Nhìn chung tại Chi nhánh việc kiểm tra giám sát quá trình vay vốn của khách hàng chủ yếu tập trung vào các bước kiểm tra trước và trong khi cho vay thông qua phân tích tín dụng, còn đối với kiểm tra sau khi cho vay được thực hiện nhưng chưa thường xuyên và chặt chẽ.

Bên cạnh việc kiểm tra kiểm soát khoản vay của cán bộ tín dụng, định

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT khu công nghiệp phú tài, tỉnh bình định (Trang 57 - 69)