6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro tín dụng
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng. Trong đó có những nhân tố cơ bản, quan trọng tác động trực tiếp sau đây:
a. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng
- Môi trường kinh tế - xã hội:
động của nhiều nhân tố thuộc môi trường kinh tế - chính trị - xã hội. Hoạt
động tín dụng của Ngân hàng liên quan đến rất nhiều chủ thể kinh tế - xã hội, do đó công tác kiểm soát rủi ro tín dụng sẽ chịu sự ảnh hưởng của nhân tố
thuộc môi trường kinh tế - chính trị - xã hội.
Một khi có môi trường ổn định thì không chỉ Ngân hàng mà cả doanh nghiệp có thể yên tâm kinh doanh , ngược lại tình hình kinh tế - chính trị bất
ổn , chính sách nhà nước thay đổi bất ngờ liên tục, hệ thống pháp luật không
đầy đủ, chặt chẽ… thì ngân hàng cũng khó kiểm soát rủi ro tín dụng.
Sự phát triển đa dạng các ngành kinh tế giúp ngân hàng phân tán được rủi ro trong hoạt động tín dụng. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho quá trình hình thành và phát triển thị trường các công cụ phái sinh cung cấp cho ngân hàng các công cụ phòng chống rủi ro nói chung, rủi ro tín dụng nói riêng.
- Môi trường pháp lý:
Một môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, nghiêm minh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng. Ngược lại một môi trường pháp lý không đồng bộ, không phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện tại sẽ dẫn tới nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh, tạo ra nhiều sơ hở để doanh nghiệp làm ăn bất chính, lừa đảo,…Khi đó việc triển khai các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng sẽ không hiệu quả, ngoài ra môi trường pháp lý cũng góp phần điều tiết hành vi của chính các Ngân hàng chứ không phải chỉ
riêng khách hàng.
b. Các nhân tố bên trong ngân hàng
Các nhân tố bên trong ngân hàng có ảnh hưởng quan trọng đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại, bao gồm:
- Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng:
Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng để hoạt động cho vay đạt hiệu quả
quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm từng khâu, mối quan hệ của từng bộ phận sẽ có tác dụng quan trọng trong quá trình thực hiện từ thẩm định đến khi thiết lập quan hệ tín dụng và thu hồi vốn gốc, lãi. Quy trình quản lý tín dụng được bố trí khoa học, rõ ràng sẽ góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định cho vay và là cơ sở để nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát tốt rủi ro tín dụng.
- Chính sách tín dụng và quy trình cho vay của Ngân hàng:
+ Chính sách tín dụng của Ngân hàng là một hệ thống các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, đồng thời đảm bảo giới hạn rủi ro trong hoạt động tín dụng ở mức cho phép. Chính sách tín dụng tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng. Để có thể đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý, thích ứng với môi trường, phát huy được các thế mạnh, khắc phục và hạn chế được các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi.
Chính sách tín dụng là một hướng dẫn có tính bắt buộc và nhất quán của Ngân hàng về các vấn đề sau đây: quy mô cấp tín dụng, các giới hạn tín dụng, các loại hình mà ngân hàng lựa chọn để cấp tín dụng, lĩnh vực tín dụng, kỳ hạn cấp tín dụng, chính sách đảm bảo tín dụng, cách thức xác định lãi suất.
+ Quy trình cho vay:
Là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của Ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước cụ thể theo một trình tự nhất định từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Một quy trình tốt phải bảo đảm yêu cầu giải quyết được mâu thuẫn giữa nâng cao chất lượng dịch vụ, sự hài lòng khách hàng với yêu cầu an toàn tài sản, hạn chế rủi ro của ngân hàng.
Một quy trình hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị, nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao lợi nhuận..
- Chất lượng hệ thống thông tin, báo cáo của ngân hàng:
Thông tin ngân hàng đầy đủ, chính xác và kịp thời là cơ sở để ra một quyết định đúng đắn. Vì vậy chất lượng của hệ thống thông tin quyết định kết quả của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng.
- Công nghệ ngân hàng:
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của Việt Nam, công nghệ ngân hàng có tác động nhiều đến công tác quản lý rủi ro tín dụng. Công nghệ ngân hàng cung cấp cho người làm công tác quản lý rủi ro tín dụng những công cụ hiện hữu từ việc giúp nhanh chóng phát hiện sớm các rủi ro tín dụng có thể xảy ra đến việc cập nhật những thông tin cần thiết, qua đó giúp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng.
- Năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng:
Năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng ảnh hượng quan trọng
đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng. Chất lượng của nhân viên tín dụng phải được đảm bảo hai yếu tố năng lực chuyên môn và đạo đức. Năng lực chuyên môn thể hiện ở kiến thức và kỹ năng trong thực hiện các công việc cụ
thể, trong tầm nhìn về các vấn đề liên quan đến khoản cấp tín dụng. Trong lĩnh vực tín dụng, đạo đức nghề nghiệp là rất quan trọng vì những hành vi trục lợi rất dễ xảy ra làm cho nguy cơ rủi ro gia tăng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh ngân hàng. Chính vì vậy Ngân hàng thương mại luôn coi việc kiểm
soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng cần thiết trong hoạt động kinh doanh của mình.
Trong chương 1, luận văn đã khái quát hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại, phân tích rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp, qua đó giới thiệu trọng tâm của luận văn là kiểm soát rủi ro trong cho vay doanh nghiệp, làm cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng cho chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NHNo VÀ PTNT KCN PHÚ TÀI
2.1 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo & PTNT KCN PHÚ TÀI 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh NHNo &