8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.3. Môi trƣờng kinh doanh của BIDV-SH
Môi trƣờng bên trong
Bên cạnh những yếu tố tác động từ môi trƣờng bên ngoài, những yếu tố từ chính môi trƣờng bên trong cũng có những tác động không nhỏ đến kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay DN tại Chi nhánh, bao gồm các yếu tố: Mô hình tổ chức kiểm soát RRTD, điều kiện về nhân sự, công nghệ thông tin…
- Mô hình tổ chức kiểm soát rủi ro tín dụng tại Chi nhánh
Vấn đề trọng tâm trong công tác kiểm soát RRTD trƣớc hết là xây dựng mô hình kiểm soát RRTD hƣớng đến mục tiêu đảm bảo tính thống nhất, khoa học và hiệu quả.
Mô hình kiểm soát RRTD tại Chi nhánh đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở các chính sách và nguyên tắc đƣợc điều hành tập trung của Hội sở. Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh của Hội sở giao cho Chi nhánh, Chi nhánh sẽ tổ chức cuộc họp nhằm định hƣớng, xây dựng kế hoạch thực hiện nhằm hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra. Căn cứ vào kế hoạch thực hiện sẽ đƣợc giao về cho từng phòng, bộ phận. Các phòng, ban căn cứ vào đó để định hƣớng và giao chỉ tiêu, kế hoạch thực hiện đến từng cán bộ nhân viên. Toàn bộ hoạt động liên quan đến hoạt động tín dụng tại Chi nhánh, từ việc kinh doanh, tác nghiệp đều do phòng kinh doanh thực hiện và không có sự phân công cán bộ theo từng chức năng riêng biệt.
BIDV-SH có tổng cộng 70 cán bộ nhân viên, trong đó lực lƣợng đƣợc bố trí làm công tác tín dụng là 9 cán bộ, chiếm 12,85%/tổng số CBCNV.
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, 100% cán bộ làm công tác tín dụng có trình độ đại học và hơn 50% trong số đó có trên 05 năm kinh nghiệm.
Cán bộ làm công tác tín dụng còn thƣờng xuyên đƣợc tham gia các khoá học bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ do BIDV tổ chức.
Hiện tại, lực lƣợng nhân sự làm công tác tín dụng là khá ít so với quy mô các khoản tín dụng của Chi nhánh. Mặc dù các khóa học bồi dƣỡng nghiệp vụ đƣợc tổ chức thƣờng xuyên nhƣng vẫn chƣa mang lại hiệu quả.
- Điều kiện về công nghệ thông tin
Toàn bộ hệ thống máy tính tại BIDV-SH đƣợc nối mạng Internet, rất thuận tiện trong công tác khai thác thông tin.
Thông tin lịch sử tín dụng của các KH đã quan hệ với BIDV-SH chƣa đƣợc xếp loại để làm cơ sở tham khảo cho công tác thẩm định. Những thông tin thu thập đƣợc chƣa có hệ thống để xử l , đánh giá, chọn lọc làm dữ liệu cho công tác thẩm định.
Hiện tại, BIDV-SH đang áp dụng phần mềm MHB- eBanking, đã đem đến những tiện ích phát triển từ nền tảng ngân hàng điện tử đa kênh… Theo đó, hệ thống eBanking của BIDV-SH đƣợc nâng cấp lên nền tảng ngân hàng điện tử đa kênh MBTT (Multi-channel Banking Transformation Toolkit) phiên bản mới nhất của hãng IBM - nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin hàng đầu thế giới.
Trang thiết bị tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc đều đƣợc nâng cấp, lắp đặt mới nhằm tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp, mang lại cho khách hàng sự tin tƣởng và tiện lợi, đồng thời nâng cao năng suất lao động của chính các cán bộ nhân viên.
Môi trƣờng bên ngoài có những ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác kiểm soát RRTD trong cho vay khách hàng DN của BIDV-SH. Cụ thể nhƣ sau:
- Môi trƣờng kinh tế
Về môi trƣờng kinh tế, thành phố đã có nhiều hoạt động thiết thực tạo môi trƣờng thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển nhƣng nền kinh tế trong giai đoạn 2012 - 2015 vẫn gặp nhiều khó khăn, ảnh hƣởng không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh của cá nhân, tổ chức kéo theo những bất lợi trong công tác cho vay, quản lý khoản vay và thu hồi nợ của các NHTM.
Mặt khác, sự cạnh tranh trên thị trƣờng dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Đà Nẵng ngày càng trở nên gay gắt. Để đảm bảo chỉ tiêu tăng trƣởng, công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay thƣờng đƣợc các NHTM nới lỏng. Để hoạt động kinh doanh phát triển thì việc phân tích thị trƣờng, xác định khách hàng mục tiêu vẫn là chƣa đủ, mà còn phải xem xét đánh giá các đối thủ cạnh tranh nhằm xác định năng lực cạnh tranh của chính ngân hàng. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có đã có mặt hầu hết các thƣơng hiện ngân hàng, tổ chức tín dụng đƣợc phép kinh doanh tại Việt Nam.
Sự phát triển của các thị trƣờng nhƣ: Thị trƣờng dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, mua bán nợ… tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm soát rủi ro của các NHTM. Tuy nhiên, để thực hiện thành công các phƣơng pháp này đòi hỏi phải có: Khuôn khổ pháp lý hoàn thiện về chứng khoán hóa; thị trƣờng vốn phát triển và sự ƣa chuộng các sản phẩm chứng khoán hóa của các nhà đầu tƣ; hệ thống dữ liệu lịch sử về các khoản tín dụng, tài sản thế chấp phải đầy đủ và minh bạch…
- Môi trƣờng pháp lý
Hiện nay, khuôn khổ pháp lý về dân sự, kinh tế, đầu tƣ, tài chính, ngân hàng của Việt Nam còn chƣa rõ ràng, đồng bộ; cơ chế thực thi pháp luật chƣa bảo đảm nghiêm minh, công bằng, chƣa bảo vệ quyền của NHTM; trình tự,
thủ tục xử lý tài sản, tố tụng và thi hành án phức tạp, kéo dài gây tốn kém thời gian và chi phí cho NHTM.
Hơn nữa, các chính sách khuyến khích, huy động các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc tham gia xử lý nợ xấu còn chƣa đủ hấp dẫn. Ở một số nƣớc, có những công ty chuyên mua bán nợ, thực chất hoàn toàn là những công ty tƣ nhân, hoạt động theo cơ chế thị trƣờng. Ở Việt Nam chƣa có loại công ty này, nếu nhƣ tƣ nhân đƣợc phép tham gia vào quá trình mua bán, xử lý nợ xấu ngân hàng thì chúng ta có thể đa dạng đƣợc nguồn lực phục vụ cho quá trình xử lý. Ðối với công ty mua bán nợ tƣ nhân, nếu nhƣ đƣợc phép thành lập, mục tiêu chủ đạo của họ là lợi nhuận. Quá trình họ đƣợc phép tham gia, có thể tạo ra hiệu ứng tƣơng hỗ đối với các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng thay vì đợi chuyển nhƣợng các món nợ xấu cho VAMC, họ có thể mặc cả nhanh chóng với các công ty tƣ nhân này. Cơ chế mua bán nợ theo cơ chế thị trƣờng, thuận mua vừa bán. Với việc lấy lợi nhuận là mục đích hoạt động, các công ty mua bán nợ tƣ nhân có thể giúp quá trình xử lý nợ xấu diễn ra nhanh hơn. Các ngân hàng thƣơng mại cũng vì thế mà có thể đẩy nhanh những món nợ xấu ấy cho một đơn vị khác “chuyên nghiệp” giải quyết, họ sẽ đƣợc rảnh hơn để tập trung vào các hoạt động kinh doanh chủ đạo của mình.
- Môi trƣờng thông tin
Hiện nay, môi trƣờng thông tin công khai, minh bạch chƣa đƣợc tạo lập, thiếu thông tin chuẩn xác để kiểm chứng, đối chiếu. Báo cáo tài chính doanh nghiệp thiếu trung thực, minh bạch, chƣa đƣợc kiểm toán gây khó khăn cho một số trƣờng hợp cần sử dụng báo cáo tài chính, trong đó có việc thẩm định cho doanh nghiệp vay của các NHTM.
Hệ lụy của việc thu thập thông tin, báo cáo tài chính trên dẫn đến sai sót trong quá trình cấp tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng…
Hiện nay, khách hàng của chi nhánh phần lớn là DNNVV, cá thể/hộ kinh doanh. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của khối DNNVV tại Đà Nẵng còn khá thấp, thiếu tri thức chiến lƣợc và khả năng quản lý. Các khách hàng cá nhân/hộ kinh doanh cá thể có trình độ quản lý tài chính, tổ chức sản xuất kinh doanh chƣa cao…