Các biện pháp khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sông hàn (Trang 94 - 97)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.10. Các biện pháp khác

- Nâng cao trình độ về nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp

Quan tâm đến công tác tuyển dụng cán bộ, để lựa chọn đƣợc những cán bộ tín dụng có đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn. Việc tuyển dụng cán bộ lao động phải thực hiện tốt và tuyệt đối có sự công bằng trong khâu tuyển dụng.

Trong công tác quản lý, phải thƣờng xuyên quan tâm theo dõi các vấn đề đạo đức, tƣ tƣởng của đội ngũ cán bộ tín dụng. Kiên quyết không sử dụng những cán bộ thiếu trung thực, không công tâm, kém năng lực...làm công tác tín dụng. Có biện pháp chủ động, tích cực giáo dục CBTD không để CBTD bị lôi cuốn vào những vấn đề tiêu cực của xã hội, bị lôi cuốn của đồng tiền mà hạ thấp nhân phẩm, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, làm phƣơng hại đến bản thân cũng nhƣ phƣơng hại về kinh tế và uy tín của ngân hàng.

Không ngừng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tín dụng. Thƣờng xuyên đào tạo và đào tại lại nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng. Bên cạnh hình thức đào tạo tập trung, BIDV-SH cần thƣờng xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ theo định kỳ, thảo luận các vƣớng mắc trong công tác tín dụng, văn bản, quy trình nghiệp vụ. Phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, tự nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tránh sự tụt hậu trƣớc sự thay đổi của nền kinh tế thị trƣờng, của công nghệ trong quá trình phát triển và hội nhập của ngân hàng. Tổ chức thi nghiệp vụ hàng năm và có khen thƣởng hợp l để khuyến khích những CBTD giỏi, có nhiều cống hiến.

Có chính sách sàng lọc, sử dụng có hiệu quả đội ngũ CBTD. Hàng năm cần thực hiện việc rà soát, đánh giá phân loại CBTD để có hƣớng đào tạo, bổ sung đội ngũ CBTD. Những cán bộ đáp ứng đƣợc các yêu cầu về đạo đức, năng lực, trình độ thì đƣợc bổ sung vào đội ngũ cán bộ tín dụng thay cho những cán bộ tín dụng yếu nghiệp vụ, đạo đức không tốt để tạo ra đội ngũ CBTD mạnh toàn diện, có sức cống hiến cao.

- Chính sách khuyến khích, khen thƣởng kịp thời

Do bộ phận tín dụng phải chịu khá nhiều áp lực từ sự rủi ro của hoạt động cho vay, vì vậy ngân hàng cần có chính sách đãi ngộ hợp lý về tiền lƣơng, tiền thƣởng. NH cần phải khen thƣởng hợp lý, công bằng tránh tình trạng bình quân chủ nghĩa trong thu nhập. Đối với cán bộ có thánh tích xuất sắc thì nên đƣợc biểu dƣơng, khen thƣởng cả về mặt vật chất lẫn tình thần tƣơng xứng với kết quả mà họ mang lại, kể cả việc nâng lƣơng trƣớc thời hạn hoặc đề bạt lên vị trí cao hơn. Đối với cán bộ có sai phạm, làm thất thoát vốn thì tùy theo mức độ mà có thể giáo dục, chuyển sang bộ phận khác hoặc xử lý kỷ luật, đặc biệt đối với cán bộ bị thoái hóa biến chất. Có nhƣ vậy thì kỷ cƣơng trong hoạt động tín dụng, uy tín của NH sẽ ngày càng đƣợc nâng cao và chất lƣợng tín dụng chắc chắn sẽ đƣợc cải thiện đáng kể. Đồng thời, NH không thể bỏ qua việc xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự nhằm thu hút đƣợc nhân tài và duy trì đủ nhân lực chất lƣợng có thể đảm trách các hoạt động tín dụng của NH, từ đó sẽ giúp cho chất lƣợng các khoản tín dụng sẽ đƣợc nâng cao, đồng thời tránh tình trạng “chảy máu chất xám”.

- Nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Đặc điểm của công tác kiểm soát nội bộ là đứng ngoài quy trình tín dụng và phát hiện những chỗ thiếu sót của cán bộ tín dụng. Ngƣời làm công tác kiểm soát không chịu trách nhiệm về những thiếu sót của CBTD mà chỉ chịu trách nhiệm trƣớc ban lãnh đạo về báo cáo của mình. Để nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát nội bộ, Chi nhánh cần tổ chức hoạt động kiểm tra đối với

các phòng giao dịch trực thuộc, việc kiểm tra phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên để hạn chế những rủi ro và sai sót có thể xảy ra. Hoạt động này phải đƣợc tiến hành theo từng bƣớc phát sinh nghiệp vụ: Kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay. Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phƣơng pháp, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tƣợng và mục đích kiểm tra.

- Áp dụng công nghệ trong kiểm soát RRTD

Những thành tựu ngày nay của hệ thống ngân hàng phải kể đến vai trò vô cùng to lớn của hệ thống công nghệ hiện đại. Công nghệ đã tạo nên một nền móng vững chắc để các ngân hàng Việt Nam trụ vững trong cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt. Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại mà các ngân hàng có thể nắm đƣợc thông tin về tình trạng quan hệ tín dụng của khách hàng một cách nhanh chóng, hạn chế đƣợc rủi ro, giúp các nhà lãnh đạo ngân hàng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Để phát triển hệ thống công nghệ hiện đại trong ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong các lĩnh vực, hạn chế RRTD, Chi nhánh cần thực hiện nhƣ sau:

• Cải tiến, chỉnh sửa các qui trình nghiệp vụ trƣớc khi xây dựng kế hoạch mua sắm trang bị kỹ thuật. Cần hoàn thiện các mạng thông tin nhƣ: Mạng thông tin diện rộng, kết nối trực tuyến với các mạng nội bộ của các Chi nhánh trong hệ thống; mạng nội bộ; mạng SWIFT…tạo điều kiện cung cấp các thông tin chính xác trong công tác đánh giá khách hàng.

• Thƣờng xuyên phổ cập kiến thức công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ ngân hàng đáp ứng yêu cầu của kỹ thuật công nghệ mới, từng bƣớc chuẩn hoá về trình độ công nghệ thông tin đối với cán bộ NH. Nguồn nhân lực CNTT ngân hàng ngoài những cán bộ kỹ sƣ chuyên trách, còn phải chú , chăm lo cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ và cán bộ quản lý - là lực lƣợng đông đảo khai thác ứng dụng CNTT vào tác nghiệp hàng

ngày, cần đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức tin học cơ bản và nâng cao để khai thác có hiệu quả các chƣơng trình ứng dụng.

- Tăng cƣờng mối quan hệ thƣờng xuyên và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thực thi pháp luật và chính quyền địa phƣơng.

Cần duy trì mối quan hệ hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan nhƣ: công an, viện kiểm sát, tòa án, Ủy ban nhân dân nơi khách hàng cƣ trú hoặc nơi có tài sản thế chấp. Cơ quan công an, Ủy ban nhân dân tại địa phƣơng là nơi quản lý các vấn đề về nhân thân, hộ khẩu,… của ngƣời vay. Mọi di biến động của ngƣời vay đều đƣợc cơ quan này kiểm soát. Vì vậy, tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan này trong việc tìm hiểu khách hàng trong khâu thẩm định, quản lý khoản vay và thu nợ, xử lý rủi ro tín dụng là hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sông hàn (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)