8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.5. Dấu hiệu của rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
a. Nhóm dấu hiệu xuất phát từ tình hình tài chính của khách hàng
- Báo cáo tài chính không trung thực, có nhiều điểm bất hợp lý khi so sánh với chỉ tiêu của bên thứ ba cung cấp nhƣ thông tin CIC, xác nhận số dƣ
tài khoản ngân hàng....
- Dòng tiền về tài khoản của khách hàng giảm sút bất thƣờng, doanh số tiền về tài khoản thấp hơn doanh số cho vay.
- Doanh thu tăng quá nhanh nhƣng vốn lƣu động không đáp ứng đủ do tăng cƣờng chính sách bán chịu hoặc phải chịu sức ép cạnh tranh, chênh lệch lợi nhuận biên thấp sẽ ảnh hƣởng tới vốn duy trì hoạt động cũng nhƣ khả năng thanh toán của khách hàng. Phát sinh các khoản chi phí quản lý bất thƣờng, không tƣơng xứng với tốc độ tăng doanh thu.
-Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có dấu hiệu thu hẹp, thua lỗ trong nhiều năm liền, các chỉ tiêu ROA, ROE giảm mạnh. Cơ cấu doanh thu của đơn vị thay đổi bất thƣờng, nguồn thu chủ yếu đến từ các hoạt động phụ chẳng hạn nhƣ thanh lý tài sản, không đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hệ số quay vòng của vốn lƣu động giảm thấp; giá trị hàng tồn kho tăng lên đột biến, có dấu hiệu chậm luân chuyển; giá trị khoản phải thu tăng, có phát sinh nhiều khoản phải thu khó đòi.
- Khả năng thanh khoản giảm, hệ số đòn bẩy gia tăng, khách hàng phụ thuộc ngày càng nhiều vào các nguồn vốn vay, vốn chiếm dụng bên ngoài.
- Giá trị còn lại tài sản cố định giảm mạnh: khách hàng thực hiện bán, thanh lý tài sản nằm ngoài kế hoạch thay mới, chuyển đổi tài sản cố định
thành tài sản có tính lỏng cao hơn, thuận tiện cho việc thu hẹp hoặc ngừng hoạt động.
- Tốc độ đầu tƣ tài sản cố định tăng quá nhanh: việc đầu tƣ tài sản cố định quá mức, nằm ngoài khả năng tài chính cũng nhƣ huy động vốn của khách hàng sẽ ảnh hƣởng tới khả năng thanh toán cũng nhƣ vốn lƣu động phục vụ kinh doanh của khách hàng.
- Có những thay đổi bất thƣờng trong phƣơng pháp khách hàng sử dụng để tính toán giá trị hàng tồn kho, trích khấu hao tài sản cố định, trả tiền trợ cấp, khấu hao...
b. Nhóm dấu hiệu xuất phát từ yếu tố phi tài chính của khách hàng
- Thƣờng xuyên thay đổi cơ cấu quản lý và ban điều hành.
- Xảy ra tình trạng mất đoàn kết, mâu thuẫn, tranh giành quyền lực trong nội bộ doanh nghiệp.
- Lãnh đạo doanh nghiệp chậm trễ trong việc phản ứng lại những thay đổi tiêu cực của thị trƣờng kinh doanh.
- Có sự thay đổi bất thƣờng trong thái độ, thói quen cá nhân của lãnh đạo doanh nghiệp, tạo cảm giác thiếu tính hợp tác.
- Khách hàng bị mất những dây chuyền sản xuất chính, quyền phân phối sản phẩm hoặc mất một hay nhiều khách hàng có năng lực tài chính tốt hoặc nhà cung ứng chính.
- Các nhà cung cấp, nhà phân phối lớn thay đổi chính sách bán, mua hàng Việc thay đổi chính sách của các đối tác, đặc biệt là đối tác lớn sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh nói chung, doanh thu, lợi nhuận của khách hàng nói riêng.
- Quy trình quản lý không có sự phân tách nhiệm vụ rõ ràng giữa các phòng ban, có sự chồng chéo trong điều hành hoạt động của công ty.
- Khách hàng thực hiện đầu tƣ những ngành mới, có ít kinh nghiệm, thậm chí đầu tƣ mạo hiểm, có thể dẫn đến tình trạng mất vốn.
- Có bất lợi về mặt pháp lý chống lại khách hàng, bao gồm cả những khó khăn với cơ quan thuế hoặc hải quan: Việc vi phạm những quy định của pháp luật, ngay cả những lỗi đối với việc kê khai thuế, hải quan sẽ ảnh hƣởng tới quyền đƣợc hoạt động kinh doanh của khách hàng theo quy định của pháp luật, có thể phải ngừng hoạt động đối với những vi phạm nghiêm trọng.
c. Nhóm dấu hiệu xuất phát từ mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng
- Khách hàng có sự trì hoãn bất thƣờng trong việc nộp báo cáo tài chính, cung cấp số liệu tài chính định kỳ, các thông tin cần thiết cho ngân hàng, thƣờng xuyên viện cớ làm thất lạc tài liệu, hồ sơ cần cung cấp cho ngân hàng. - Khách hàng tỏ ra miễn cƣỡng, không hợp tác trong việc tạo điều kiện cho cán bộ và lãnh đạo ngân hàng đến kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản đảm bảo định kỳ và đột xuất; ít chủ động liên lạc với ngân hàng.
- Xuất hiện tình trạng quá hạn các khoản nợ gốc và lãi vay ngân hàng một cách thƣờng xuyên.
- Khách hàng thƣờng xuyên đề nghị ngân hàng gia hạn, điều chỉnh kì hạn trả nợ.
- Khách hàng chấp nhận lãi suất cao để đƣợc tiếp cận vốn vay ngân hàng, cho thấy khách hàng đang ở trong tình trạng thiếu vốn.
d. Nhóm biểu hiện xuất phát từ ngân hàng
- Chính sách, quy trình tín dụng của ngân hàng bộc lộ kẽ hở, không phù hợp với thực tế.
- Ngân hàng thiếu nhạy cảm với môi trƣờng kinh tế đang thay đổi. Định hƣớng phát triển tín dụng không phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của từng địa bàn, tập trung cho vay các ngành kinh tế gặp bất lợi, ít tiềm năng phát triển.
- Việc đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay không chính xác.
- Cán bộ ngân hàng không thực hiện kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay định kỳ, hoặc chỉ kiểm tra sơ sài, qua loa. Cán bộ ngân hàng không thƣờng xuyên rà soát tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ tín dụng.
- Ngân hàng xác định thời gian trả nợ gốc và lãi vay không hợp lý, dẫn đến trƣờng hợp khách hàng không thu xếp đủ nguồn vốn để thanh toán kịp thời khi thời hạn cho vay ngắn hơn thời gian quay vòng vốn lƣu động, hoặc
chiếm dụng vốn ngân hàng khi thời hạn cho vay dài hơn thời gian quay vòng vốn lƣu động.
- Xác định hạn mức tín dụng vƣợt quá nhu cầu vay vốn của khách hàng, dẫn đến để khách hàng sử dụng vốn sai mục đích ngoài mục đích tài trợ chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hạ chuẩn tín dụng thông qua việc cho vay các khách hàng, các khoản vay có vấn đề, cho vay để đầu cơ, thực hiện cho vay khống,... nhằm mục đích gia tăng thị phần, tăng dƣ nợ cho vay để tăng tính cạnh tranh trên thị trƣờng hoặc “chạy chỉ tiêu” mà hội sở đƣa ra.
- Nhân viên ngân hàng có hành vi nhận hối lộ từ khách hàng.