Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 122 - 141)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc

- Thực hiện việc điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả

+ Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ của nhà nƣớc để điều tiết ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Tình hình kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ ổn định cung cầu, giá cả, kích thích sức mua của ngƣời dân. Do vậy, NHNN cần thực hiện điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt. Cụ thể, cần giữ ổn định lãi suất, hỗ trợ các NHTM trong việc đảm bảo khả năng thanh khoản, an toàn trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời cần điều hành tỉ giá linh hoạt theo thị trƣờng, đảm bảo ổn định thị trƣờng ngoại hối. Theo dõi, đánh giá sát hơn diễn biến nền kinh tế để đƣa ra các giải pháp phù hợp trong việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm đạt đƣợc các mục tiêu do Nhà nƣớc để ra, nhằm đảm bảo các TCTD thực hiện đúng chỉ đạo của NHNN, qua đó góp phần hạn chế rủi ro.

+ Thông tin tín dụng đóng một vai trò quan trọng trong công tác thẩm định của ngân hàng, thể hiện uy tín của khách hàng trong việc thanh toán nợ vay cho ngân hàng. Do vậy, thông tin tín dụng cần đảm bảo chính xác, kịp thời để phục vụ hiệu quả cho công tác thẩm định tín dụng. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển, CIC cần phải xây dựng đƣợc một kho dữ liệu phong phú, đa dạng và chất lƣợng hơn; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông tiên tiến, hiện đại, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nhằm thu thập để nâng cao khả năng và tốc độ xử lý thông tin phục vụ công tác điều hành và cung cấp cho các khách hàng. CIC cần phát triển mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, mô hình chấm điểm tín dụng thể nhân tại CIC; liên kết hệ thống xếp hạng, chấm điểm tín dụng của CIC với các tổ chức tín dụng; đa dạng các kênh cung cấp và dịch vụ thông tin đảm bảo an toàn, bảo mật, công khai; nâng cao độ chuẩn dữ liệu đạt chuẩn quốc tế để phục vụ tốt công tác quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nƣớc và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

Bên cạnh những yêu cầu trên, trong thời gian tới, CIC cần chú trọng hơn đến độ chính xác của thông tin trong thu thập và xử lý; tăng tính kiểm soát và đẩy mạnh hợp tác công - tƣ để quản lý toàn diện thông tin về khách hàng vay; chú trọng đến tính đầy đủ khi bổ sung các loại thông tin có đủ phân tích xã hội, chấm điểm tín dụng đủ cơ sở tin cậy cho các tổ chức có thể quyết định cấp tín dụng.

- Chú trọng công tác thanh tra, giám sát tín dụng:

+ NHNN là cơ quan quản lý các TCTD, đƣa ra các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Do vậy, NHNN cần tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát tín dụng. NHNN đặc biệt tập trung thanh tra, giám sát các khía cạnh lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ phát sinh sai phạm. Những lĩnh vực đó gồm: góp vốn, mua cổ phần; cấp tín dụng và đầu tƣ, mua

trái phiếu doanh nghiệp chƣa niêm yết; cấp tín dụng theo ngành, lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản, tiêu dùng và các dự án trung, dài hạn; cấp tín dụng vƣợt giới hạn, cho vay đối với khách hàng lớn/nhóm khách hàng lớn; đầu tƣ, sở hữu chéo và chuyển nhƣợng cổ phiếu, thoái vốn; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, xử lý nợ xấu, chất lƣợng tín dụng, mua bán tài sản, dự thu lãi và các khoản phải thu; tăng trƣởng cho vay….

+ NHNN cần kịp thời phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro tín dụng và kiên quyết xử lý nghiêm các TCTD vi phạm. Hoạt động thanh tra, giám sát tín dụng cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục; bằng nhiều cách thanh tra trực tiếp tại TCTD để chỉ ra các sai phạm hoặc giám sát từ xa qua việc yêu cầu TCTD cung cấp các báo cáo định kỳ để sớm cảnh báo rủi ro tín dụng. Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy; bổ sung lực lƣợng cán bộ thanh tra, giám sát và phát triển đội ngũ cán bộ có đủ năng lực làm trƣởng đoàn thanh tra; tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thanh tra; Cán bộ thực hiện công tác thanh tra, giám sát cần có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, đạo đức nghề nghiệp; đƣợc luân phiên kiểm tra tại các TCTD để đảm bảo tính khách quan. Tăng cƣờng phối hợp, trao đổi thông tin giữa các tổ chức thanh tra nhà nƣớc, kiểm toán nhà nƣớc để phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra và công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định, khuyến nghị, cảnh báo về thanh tra, giám sát của các tổ chức thanh tra nhà nƣớc, cơ quan kiểm toán nhà nƣớc; kiên quyết xử lý những đối tƣợng không chấp hành hoặc chấp hành không đúng kết luận thanh tra;

- NHNN cần kiểm soát tốc độ tăng trƣởng tín dụng phù hợp với quy mô, cơ cấu nguồn vốn và năng lực quản trị rủi ro của TCTD; kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo chất lƣợng tín dụng và hạn chế nợ xấu phát sinh. NHNN nên đƣa ra thông báo cho TCTD thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu tăng

trƣởng tín dụng, trong đó tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ƣu tiên theo chủ trƣơng của Chính phủ. Tập trung rà soát, đánh giá đầy đủ, chính xác thực trạng tình hình tín dụng trong lĩnh vực bất động sản và các lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao; nâng cao chất lƣợng tín dụng, kiểm soát và hạn chế rủi ro tập trung tín dụng; tăng trƣởng tín dụng trung, dài hạn và cấp tín dụng cho những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chƣơng này, luận văn đã đƣa ra những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động cho vay doanh nghiệp cũng nhƣ những mục tiêu và định hƣớng của

chi nhánh trong hoạt động cho vay doanh nghiệp trong thời gian đến.

Đồng thời, từ những hạn chế của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh đã đề cập tại chƣơng 2, luận văn đã

đƣa ra những giải pháp cần thực hiện tại chi nhánh và kiến nghị đến VCB Trụ sở chính và NHNN nhằm khắc phục những tồn tại này, qua đó, nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh.

KẾT LUẬN

Kiểm soát rủi ro tín dụng là một hoạt động có tầm quan trọng cao trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Trong thời gian qua, công tác này đã phát huy đƣợc vai trò trong việc kiểm soát tỉ lệ nợ xấu ổn định ở mức thấp, giúp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh. Trong thời gian đến, với việc tiếp tục mở rộng quy mô tín dụng, công tác hoàn thiện việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp nói riêng là hoạt động cần tiếp tục đƣợc chú trọng.

Với vai trò là ngƣời trực tiếp tham gia vào quy trình cấp tín dụng, tôi nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của việc nghiên cứu về đề tài này. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, với kiến thức tổng quan và thực tiễn, về cơ bản nội dung luận văn đã nêu đƣợc một số nội dung nhƣ sau:

- Khái quát hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động cho vay doanh nghiệp, về rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh; các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng đã đƣợc chi nhánh sử dụng trong thời gian. Từ đó, đánh giá đƣợc những nguyên nhân và hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh.

- Trên cơ sở thực trạng phát sinh, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị mang tính khả thi, thiết thực để nâng cao hơn nữa chất lƣợng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp.

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tế, đánh giá công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh, tác giả nhận thấy công tác này tại chi nhánh đã đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã đƣa ra đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này tại chi

nhánh, đảm bảo chất lƣợng tín dụng. Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi song do hạn chế về thời gian và trình độ nên luận văn vẫn còn tồn tại một số thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiến góp ý của Quý Thầy/Cô để hoàn thiện hơn luận văn của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1]. Trần Quang Huy (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Trƣờng Đại học Tài chính - Marketing. [2]. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Quản trị rủi ro trong ngân hàng, NXB

Thống kê.

[3]. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính.

[4]. TS. Nguyễn Minh Kiều (2005), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê [5]. Nguyễn Thị Thu Loan (2016), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay

ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai, Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Đại học Đà Nẵng [6]. Luật các tổ chức tín dụng ban hành ngày 16/06/2010 của Quốc hội. [7]. Nguyễn Thị Hằng Nga (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay

doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu -Chi nhánh Đà Nẵng;

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Đà Nẵng

[8]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

[9]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN ban hành ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

[10]. Nguyễn Thị Mai Quyên (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Quân đội - Chi nhánh Đăk Lăk, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng

[11]. Lê Thị Hồng Thắm (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam -

Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trƣờng đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

[12]. GS. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

Tiếng Anh

[13]. Joel Bessis (2002), Risk Management in banking, John Wiley & Sons, New York.

[14]. Tony Van Gestel, Bart Baesens (2009), Credit risk management, Oxford University Press, Oxford.

[15]. Frank Knight (1921), Risk, Uncertainty, and Profit, Houghton Mifflin Company, Boston.

[16]. Irving Pfeffer (1956), Insurance and Economic Theory, University of Pennsylvania Press, Philadelphia.

[17]. Peter S. Rose, Sylvia C.Hudgins (2008), Bank Management & Financial Services, McGraw-Hill Education, New York.

[18]. Allan Willett (1951), The Economic Theory of Risk and Insurance,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 122 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)