Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 32 - 34)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.6. Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

a. Đối với ngân hàng

- Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Nhƣ đã phân tích ở trên, hoạt động cho vay là nghiệp vụ chính, đem lại khoảng 70% lợi nhuận của ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng sẽ chịu thiệt hại do không thu đƣợc gốc và/hoặc lãi nhƣ cam kết của khách hàng, trong khi đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khách hàng gửi tiền cũng nhƣ trang trải các chi phí phát sinh khác. Do vậy, chính điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

- Không chỉ tác động đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng, rủi ro tín dụng còn ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Rõ ràng khi ngân hàng không thu đƣợc đầy đủ và đúng hạn phần vốn đã cho vay, việc thanh toán cho ngƣời gửi tiền hay việc cho vay sẽ gặp nhiều khó khăn do ngân hàng bị động trong việc thu xếp nguồn vốn. Trong trƣờng hợp đó, ngân hàng phải thực hiện các biện pháp nhƣ đi vay trên thị trƣờng liên ngân hàng hay tiếp tục thu hút tiền gửi từ dân cƣ,...nhƣ vậy sẽ làm mất thời gian và tốn thêm chi phí. Ở khía cạnh này, có thể thấy rủi ro tín dụng kéo theo rủi ro

thanh khoản.

Trong tình huống xấu, nếu không thu hồi đƣợc các khoản cho vay làm sụt giảm giá trị tài sản, rủi ro tín dụng có thể dẫn đến rủi ro vỡ nợ khi ngân hàng không đủ vốn (chủ sở hữu) để bù đắp sự sụt giảm đột ngột trong giá trị tài sản so với giá trị nợ. Nếu tình trạng này kéo dài và không có biện pháp xử lý, ngân hàng phải tuyên bố đóng cửa và phá sản.

- Rủi ro tín dụng tác động xấu đến năng lực cạnh tranh và uy tín của ngân hàng. Qua phân tích những khía cạnh trên, rủi ro tín dụng gây ra những thiệt hại về nhiều mặt cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc kiểm soát nợ xấu tại các ngân hàng cũng là thƣớc đo phản ánh chất lƣợng tín dụng của ngân hàng, qua đó đánh giá tình hình hoạt động ngân hàng. Nhƣ vậy, rủi ro tín dụng sẽ ảnh hƣởng xấu đến uy tín của ngân hàng, gây tâm lý hoang mang đối với các khách hàng giao dịch tại ngân hàng, làm giảm tính cạnh tranh với các ngân hàng khác trên thị trƣờng.

b. Đối với nền kinh tế

- Hệ thống ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng và đƣợc ví nhƣ mạch máu trong nền kinh tế một quốc gia. Thêm vào đó, các ngân hàng hoạt động có liên quan chặt chẽ đến nhau, do vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra ở một ngân hàng thì ít nhiều sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động của các ngân hàng khác. Thậm chí, trong trƣờng hợp có tổn thất xảy ra nếu không đƣợc xử lý kịp thời có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền, ảnh hƣởng tiêu cực đến sự an toàn và ổn định cả hệ thống ngân hàng, cũng nhƣ nền kinh tế quốc gia.

- Về bản chất, ngân hàng là tổ chức thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ. Cụ thể ngân hàng là trung gian tài chính, thực hiện luân chuyển vốn nhàn rỗi từ ngƣời gửi tiền đến ngƣời đi vay. Do vậy, khi rủi ro tín dụng phát sinh và gây tổn thất cho ngân hàng làm mất khả năng thanh khoản thì quyền lợi của ngƣời gửi tiền cũng bị đe dọa cũng nhƣ hoạt động sản xuất kinh doanh

của các doanh nghiệp bị gián đoạn do thiếu nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng. Chính điều này sẽ làm giảm sút sự tín nhiệm của công chúng đối với hệ thống ngân hàng, dẫn đến tác động của các chính sách tiền tệ chính phủ cũng giảm theo.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)