8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.2. Chú trọng thực hiện kiểm tra sau cho vay chặt chẽ
- Việc thực hiện kiểm tra trƣớc, trong và sau cho vay phải chặt chẽ, thƣờng xuyên để cập nhật kịp thời tình hình doanh nghiệp; đặc biệt là kiểm
tra sau cho vay.
Mục đích của việc này là để đánh giá việc khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả không, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng diễn ra bình thƣờng không, có dấu hiệu gì bất thƣờng không, xem xét tài sản đảm bảo của khách hàng...Việc kiểm tra sau cho vay chặt chẽ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng, kịp thời phát hiện tình hình khách hàng để đƣa ra hƣớng giải quyết kịp thời.
Điều này đòi hỏi CBKH phải phân bổ thời gian hợp lý, lập kế hoạch đi kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp phù hợp. Bên cạnh việc kiểm tra định kỳ, CBKH cần thực hiện kiểm tra đột xuất doanh nghiệp để tránh trƣờng hợp công ty chuẩn bị trƣớc để đối phó khi ngân hàng đến kiểm tra.
- Việc kiểm tra đƣợc thực hiện qua các nội dung sau:
+ Kiểm tra việc sử dụng vốn vay theo mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng, việc tuân thủ các cam kết trong hợp đồng tín dụng của khách hàng.
+ Kiểm tra biện pháp tổ chức triển khai và tiến độ thực hiện dự án, phƣơng án; đánh giá hiệu quả của dự án, phƣơng án.
+ Kiểm tra hiện trạng, tình hình biến động tài sản cố định, thay đổi tài sản đảm bảo tiền vay.
+ Kiểm tra nguồn thu nhập của khách hàng vay (từ dự án, tiền lƣơng, thu nhập khác...), phân tích báo cáo tài chính, đánh giá tiến độ và khả năng trả nợ....
+ Kiểm tra, xác định mức độ thiệt hại của dự án, phƣơng án đầu tƣ của khách hàng vay khi xảy ra rủi ro bất khả kháng nào (bão, lũ lụt, cháy nổ, dịch bệnh...)
- Cách thức thực hiện kiểm tra:
+ Kiểm tra qua hồ sơ, chứng từ: cần thực hiện việc kiểm tra các sổ sách kế toán của doanh nghiệp, hợp đồng mua vật tƣ, hàng hóa; phiếu chi tiền
mặt,các hóa đơn, chứng từ....Trong trƣờng hợp cho vay để tạm ứng mua hàng hóa, nguyên vật liệu, cần kiểm tra hóa đơn, chứng từ, khối lƣợng nguyên vật liệu đã mua theo số vốn vay đã tạm ứng,
+ Kiểm tra thực tế: CBKH cần thực hiện kiểm tra thực tế để nắm rõ hơn tình hình kinh doanh của khách hàng, qua đó có những đánh giá chính xác hơn trong thông tin, số liệu khách hàng cung cấp. Cần kiểm tra tiến độ thực hiện hợp đồng, tình hình thu mua nguyên liệu, nhập kho hàng hóa, đảm bảo phù hợp giữa hóa đơn, chứng từ thu mua với số lƣợng hàng hóa đã thu mua và giá trị thực tế đƣợc hình thành từ vốn vay....
Cụ thể, CBKH lƣu ý các điểm sau:
- Đối với hàng tồn kho: kiểm tra thông qua bảng xuất nhập tồn, bảng kê khai thuế hàng tháng và tình hình thực tế.
Đối chiếu giữa giá trị ghi sổ và kiểm tra thực tế
Đối chiếu giữa hóa đơn vay tại Chi nhánh với hóa đơn trên tờ khai thuế hàng tháng.
So sánh giữa giá vốn hàng tồn kho với giá bán bình quân trên thị trƣờng nhằm sớm nhận biết khó khăn, rủi ro và có hƣớng xử lý phù hợp, kịp thời.
So sánh giữa tình hình tồn kho thực tế với kế hoạch kinh doanh của đơn vị, khả năng sản xuất kinh doanh và tình hình thị trƣờng
- Đối với khoản phải thu/khoản phải trả: kiểm tra thông qua bảng
Chú ý các khoản phải thu/phải trả lớn, cao hơn mức bình quân của chính doanh nghiệp trong cùng thời kỳ và với các doanh nghiệp cùng ngành
Nhận biết các khoản phải thu/khoản phải trả tiềm ẩn rủi ro, khó đòi và tình hình trích lập dự phòng khoản phải thu của doanh nghiệp.
- Đối với khoản mục trích khấu hao:
Cần kiểm tra việc trích khấu hao có áp dụng đúng theo quy định hiện hành về phƣơng pháp, thời gian trích khấu hao không ? Việc trích khấu hao có thừa/thiếu không ?
Đơn vị có thay đổi phƣơng pháp khấu hao so với lần kiểm tra trƣớc không. - Đối với khoản mục nợ vay ngân hàng:
Cần kiểm tra dƣ nợ thực tế của đơn vị có khớp với thông tin CIC không.