8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín dụng
- Chi nhánh cần tiếp tục hoàn thiện công tác thẩm định đánh giá hồ sơ và thực tế hoạt động kinh doanh khách hàng để phát hiện ra những rủi ro có thể phát sinh. Trong trƣờng hợp đánh giá mức độ tiềm ẩn rủi ro lớn hơn lợi ích mang lại, gây thiệt hại cho chi nhánh, cần sớm né tránh rủi ro tín dụng thông qua việc từ chối cho vay.
- Để nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín dụng, chi nhánh cần lƣu ý một số nội dung sau:
+ Kiểm tra tính chính xác, hợp lý của thông tin, số liệu do khách hàng cung cấp: việc kiểm tra tính chính xác của thông tin khách hàng cung cấp có vai trò rất quan trọng bởi hoạt động thẩm định tín dụng là quá trình sản xuất
thông tin nên chất lƣợng thông tin đầu vào cần đƣợc đảm bảo. Ngoại trừ những doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán; đối với các khách hàng khác, nên khuyến khích khách hàng thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính để nâng cao mức độ chuẩn xác của thông tin tài chính. Đối với khách hàng không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, cần tập trung kiểm tra, phân tích một số thông tin quan trọng trên báo cáo tài chính và sổ sách kế toán doanh nghiệp.
+ Thẩm định phương án kinh doanh và dự án đầu tư: Việc thẩm định phƣơng án kinh doanh, dự án đầu tƣ nhằm có sự đánh giá về hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ ngân hàng. Điều này thể hiện qua việc đánh giá các nội dung sau:
Về năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng: Điều này đƣợc
thẩm định dựa trên các mặt về cơ sở hoạt động kinh doanh, hệ thống các dây chuyền, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, tính hiện đại, đồng bộ về mặt công nghệ (công suất thiết kế, công suất hoạt động, chủng loại, danh mục máy móc).... phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về quy trình nội bộ, tổ chức, vận hành hoạt động sản xuất, kinh doanh: cần đánh giá các yếu tố nhƣ: tính chuyên nghiệp trong quy trình nội
bộ, khả năng tổ chức vận hành sản xuất kinh doanh, phối hợp giữa các bộ phận, trình độ kinh nghiệm của bộ phận quản lý, tay nghề của công nhân lao động....
Về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm: Cần đánh giá nhu cầu của thị trƣờng về sản phẩm đầu ra tƣơng ứng với các phân khúc khách hàng mà công ty hƣớng đến. Đặc biệt cần đánh giá sự khác biệt riêng có của sản phẩm, qua đó, xem xét khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng. Bên cạnh đó, cần đánh giá những thuận lợi, khó khăn của thị trƣờng tác động đến khả năng tiêu thụ sản phẩm nhƣ thị hiếu, tập quán mua sắm, vấn đề chính trị (nếu doanh
nghiệp có hoạt động xuất khẩu)....Thêm vào đó, cần xem xét hệ thống kênh phân phối, phƣơng thức mua bán, thanh toán...
Về thị trƣờng đầu vào: cần đánh giá tính ổn định, sẵn có của nguồn cung cấp nguyên, vật liệu, hàng hóa,... qua đó cho thấy sự ổn định,
thông suốt của các yếu tố đầu vào, tính chủ động trong việc thu xếp các yếu tố đầu vào. Cần tìm hiểu và đánh giá cụ thể các nhà cung cấp chính của đơn vị về các khía cạnh năng lực sản xuất kinh doanh, uy tín trong việc giao hàng, chất lƣợng hàng hóa...
Thẩm định tổng mức đầu tƣ, khả năng thu xếp vốn:
Về tổng mức đầu tƣ: Việc đánh giá tổng mức đầu tƣ có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để xác định nhu cầu vốn cần thiết cần đƣợc tài trợ phục
vụ cho dự án đầu tƣ, đồng thời nhằm tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ, thu hồi vốn của dự án. Do vậy, khi đánh giá tổng mức đầu tƣ cần rà soát tính hợp lý, đầy đủ của các hạng mục, đồng thời cần xem xét khả năng xảy ra trƣờng hợp vƣợt dự toán khi triển khai trong thực tế do yếu tố thay đổi về giá, khối lƣợng, cũng nhƣ biến động tỉ giá nếu dự án sử dụng yếu tố ngoại tệ.
Về khả năng thu xếp nguồn vốn: đây là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại của dự án nên cần có sự đánh giá kỹ lƣỡng. Nguồn tài trợ của doanh nghiệp đến từ nguồn vốn tự thu xếp (vốn lƣu động ròng, vốn huy động thêm từ chủ sở hữu....); vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp; vốn huy động từ bên ngoài (vốn vay ngân hàng, phát hành trái phiếu...). Cần đánh giá sự chắc chắn của các nguồn vốn này qua tình hình tài chính của doanh nghiệp, các cam kết góp vốn của chủ sở hữu...Tùy vào mức độ uy tín, tình hình tài chính của doanh nghiệp; giá trị tài sản đảm bảo mà ngân hàng quyết định tỉ lệ tài trợ vốn vay/tổng mức đầu tƣ, hình thức giải ngân (song song theo tỉ lệ tài trợ, hoặc khách hàng tham gia vốn trƣớc một phần...) cho phù hợp.
Thẩm định hiệu quả tài chính: Việc thẩm định hiệu quả tài chính giúp ngân hàng đƣa ra quyết định có cho vay không. Các chỉ tiêu thƣờng đƣợc ngân hàng sử dụng nhƣ: NPV, IRR, thời gian hoàn vốn...Trong đó, việc xác định dòng ngân lƣu chính xác và hợp lý là bƣớc rất quan trọng.
Thẩm định yếu tố rủi ro: Rủi ro khi triển khai dự án có thể phát sinh từ nhiều yếu tố và để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố này, ngân hàng thƣờng thực hiện phƣơng pháp phân tích độ nhạy. Trong đó, các yếu tố này có thể là giá bán, sản lƣợng, tổng mức đầu tƣ, chi phí đầu vào....Đây là nội dung cần đƣợc đánh giá cụ thể trong tờ trình cấp tín dụng, cụ thể cần nêu rõ đƣợc rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong quá trình cho vay, mức độ rủi ro tác động đến ngân hàng và biện pháp kiểm soát rủi ro đó, chẳng hạn đƣa ra thêm các điều kiện trong cấp tín dụng nhƣ tỉ lệ giải ngân, tỉ lệ vốn tự có đơn vị phải tham gia trƣớc, cung cấp các báo cáo tài chính định kỳ, cam kết bổ sung thêm vốn chủ sở hữu...
+ Thêm vào đó, để nâng cao chất lƣợng trong thẩm định, chi nhánh nên chia các nhóm CBKH chuyên phụ trách riêng các doanh nghiệp hoạt động
trong một số nhóm ngành nhất định, ví dụ: các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép, ngành dệt may, ngành thủy sản....Việc chia CBKH theo các nhóm ngành doanh nghiệp hoạt động giúp cán bộ có điều kiện để hiểu rõ đặc thù từng ngành cụ thể, thƣờng xuyên cập nhật các thông tin, văn bản, tài liệu liên quan về ngành..., cũng nhƣ có sự trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý các doanh nghiệp hoạt động trong ngành. Đó là cơ sở để CBKH thực hiện thẩm định các doanh nghiệp này chính xác hợp lý hơn.
+ Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, chi nhánh cần xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu khách hàng; thực hiện quản lý dữ liệu tập trung, đảm bảo thông tin sẵn sàng, chất lƣợng, phục vụ tốt cho quá trình ra quyết định của cấp thẩm quyền. Tăng cƣờng việc sử dụng các thông tin liên
ngành để có đánh giá chính xác hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhƣ việc chấp hành nghĩa vụ với ngân sách nhà nƣớc qua cơ quan thuế, cơ quan hải quan, quản lý thị trƣờng....