Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 115 - 119)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.6. Các giải pháp khác

lãnh đạo cán bộ làm công tác tín dụng.

Để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp, việc tuyển dụng các cán bộ làm công tác tín dụng cần đƣợc quan tâm đúng mức, trong đó ƣu tiên lựa chọn các cán bộ có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt, phù hợp với văn hóa của tổ chức mình..

Bên cạnh đó, chi nhánh cần thƣờng xuyên tổ chức đào tạo để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các CBKH, xây dựng hình ảnh ngƣời cán bộ khách hàng có trình độ, bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp cũng nhƣ phong cách làm việc chuyên nghiệp và có trách nhiệm; cũng nhƣ lồng ghép các vụ việc sai phạm; các quy định của pháp luật cũng nhƣ chế tài xử phạt liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật ngân hàng để nâng cao hiểu biết và răn đe cán bộ ngân hàng. Việc đào tạo này có thể đƣợc thực hiện theo các chƣơng trình do VCB Trụ sở chính triển khai hoặc do chi nhánh tự tổ chức. Chi nhánh nên định kỳ tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm giữa lãnh đạo và các CBKH về một nội dung nghiệp vụ cụ thể; qua đó, giúp cho việc trao đổi, tƣơng tác thông tin dễ dàng và hiệu quả hơn, CBKH sẽ có cơ hội đƣợc giải đáp thắc mắc của mình một cách thuận lợi hơn. Việc tổ chức các kì thi nghiệp vụ thƣờng xuyên sẽ giúp CBKH có cơ hội tự trau dồi kiến thức nghiệp vụ, đồng thời việc khen thƣởng sau mỗi kì thi sẽ là động lực để CBKH tiếp tục phấn đấu nhiều hơn.

Hàng năm, chi nhánh cần thực hiện rà soát đánh giá năng lực, đạo đức cán bộ để sàng lọc các CBKH có năng lực và đạo đức tốt. Bên cạnh đó, cũng cần thƣờng xuyên theo dõi, quan tâm đến cán bộ để phát hiện sớm nhất các biểu hiện thoái hóa về đạo đức, lối sống; theo sát nắm bắt kịp thời tâm tƣ nguyện vọng của cán bộ; nhằm chấn chỉnh kịp thời đồng thời kiên quyết không tiếp tục sử dụng các cán bộ thiếu trung thực, suy thoái đạo đức làm việc trong công tác tín dụng.

Bên cạnh đó, cần xây dựng bộ quy chuẩn đạo đức chi tiết hơn; trong đó có quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm từng bộ phận, thực hiện việc kiểm tra chéo để hạn chế thấp nhát rủi ro có thể xảy ra. Vấn đề đạo đức cũng cần đƣợc đƣa vào hệ thống các chỉ số đánh giá kết quả công việc (KPI) nhƣ là một tiêu chí quan trọng để đánh giá cán bộ.

- Rà soát, sắp xếp lại nhân sự phục vụ công tác tín dụng

Hiện nay, công việc của một CBKH phát sinh hàng ngày là khá lớn do yêu cầu của quy trình tín dụng, đòi hỏi CBKH mất khá nhiều thời gian, công

sức để quản lý một khách hàng; trong khi đó, quỹ thời gian làm việc là có hạn nên dẫn đến tình trạng CBKH không thể quản lý khách hàng một cách sâu sát. Thêm vào đó, chỉ tiêu đƣợc VCB Trụ sở chính giao ngày càng lớn, nên CBKH sẽ gặp áp lực trong việc hoàn thành chỉ tiêu đƣợc giao, dẫn đến việc không thể đáp ứng cả hai yêu cầu quản lý khách hàng hiện hữu và tìm kiếm khách hàng mới. Do vậy, chi nhánh cần rà soát lại nhân sự, tập trung đẩy mạnh cho công tác tín dụng và bán hàng từ các cán bộ khối hỗ trợ có năng lực hoặc tăng cƣờng tuyển dụng mới. Việc tăng cƣờng số lƣợng CBKH sẽ giúp giải tỏa áp lực trong công việc, qua đó, giúp CBKH có thêm thời gian giải quyết công việc, tập trung nhiều thời gian, công sức để quản lý khách hàng tốt hơn. Cần phát triển và quản lý có hiệu quả đội ngũ cán bộ ngân hàng, đặc biệt là của cán bộ ngân hàng. Việc phân công, giao việc cho CBKH cần phù hợp với trình độ, năng lực của CBKH, tránh xảy ra tình trạng không đáp ứng yêu cầu công việc, dẫn đến giảm hiệu quả công việc.

- Xây dựng bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi nhánh có trình độ chuyên môn, có năng lực.

Hiện nay, việc kiểm tra tín dụng tại chi nhánh chủ yếu do các đoàn kiểm tra bên ngoài nhƣ NHNN, bộ phận kiểm tra nội bộ của hội sở, kiểm toán nhà nƣớc, kiểm toán độc lập....Do vậy, để kiểm soát rủi ro tín dụng tốt hơn;

chi nhánh cần thành lập các nhóm kiểm tra công tác tín dụng thƣờng xuyên tại các phòng ban, các phòng giao dịch...để kịp thời rà soát, để phát hiện, ngăn chặn dấu hiệu rủi ro xảy ra, bảo đảm minh bạch và thông suốt thông tin; khả năng nhận diện sớm, phát hiện sớm; đảm bảo tuân thủ đúng quy định của NHNN, của VCB, nhằm đƣa ra các hƣớng xử lý hợp lý, hiệu quả để đƣa ra các chế tài nghiêm khắc cho hành vi vi phạm hoặc những dấu hiệu cảnh báo, nghi ngờ rủi ro; trong đó có yếu tố đạo đức con ngƣời đến cấp lãnh đạo; đồng nghiệp.

- Áp dụng công nghệ trong kiểm soát rủi ro tín dụng thông qua việc xây dựng các phần mềm, chƣơng trình hỗ trợ tra cứu, lƣu trữ thông tin khách hàng, cảnh báo rủi ro tín dụng.

Hiện nay, tại chi nhánh đang sử dụng các chƣơng trình hỗ trợ do VCB Trụ sở chính cung cấp. Các chƣơng trình này cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu trong công việc và đồng thời cũng đƣợc VCB Trụ sở chính tiếp tục nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện để nâng cấp, đƣa vào sử dụng trong những năm sắp tới. Bên cạnh đó, về phần chi nhánh, CBKH cũng có thể phối hợp bộ phận tin học để đề xuất ý tƣởng, nghiên cứu để viết một số chƣơng trình đơn giản phục vụ cho quá trình quản lý tín dụng của khách hàng, chẳng hạn chƣơng trình nhắc nợ đến hạn tự động cho CBKH kết hợp nhắn tin thông báo cho khách hàng, chƣơng trình quản lý thông tin cơ bản khách hàng, cập nhật tình hình quan hệ tín dụng, cẩm nang tín dụng, tra cứu nhanh các thông tin về hiệu lực hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo hiểm. Cần hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng thông qua việc đánh giá các yếu tố của doanh nghiệp nhƣ: triển vọng kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng thanh toán; những thay đổi về mặt chiến lƣợc... cũng nhƣ viết một số chƣơng trình đơn giản để tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan nhƣ tỉ lệ sử dụng hạn mức, biến động dòng tiền vào ra, tỉ lệ dòng tiền qua tài khoản doanh nghiệp mở tại

VCB/dƣ nợ cho vay bình quân ...Các chƣơng trình này sẽ hỗ trợ thêm cho việc quản lý khách hàng thuận tiện hơn, nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)