Các chỉ số đo lƣờng khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành thiết bị, vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 33)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH THANH KHOẢN

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH THANH KHOẢN

1.1.5. Các chỉ số đo lƣờng khả năng thanh khoản

thực hiện việc tài trợ vốn thông qua vay nợ ngắn hạn. Vấn đề đặt ra là liệu doanh nghiệp có khả năng thanh toán và thanh toán đúng hạn các khoản nợ? Đây là câu hỏi, không chỉ bản thân doanh nghiệp mà các ngân hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tƣ, ... cũng rất quan tâm. Để trả lời câu hỏi trên thì phải đo lƣờng tính thanh khoản của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng tỷ số thanh toán để đo lƣờng tính thanh khoản, do các tỷ số này cho biết khả năng của một doanh nghiệp trong việc dùng các tài sản ngắn hạn để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tuy nhiên, mỗi tỷ số đều có những ƣu và nhƣợc điểm riêng trong việc đo lƣờng tính thanh khoản. Sau đây, tác giả sẽ tập trung phân tích những hạn chế của các tỷ số thanh toán này.

 Thứ nhất, tỷ số thanh toán hiện hành. Tỷ số thanh toán hiện hành có lẽ là tỷ số thanh toán phổ biến nhất đƣợc sử dụng để đo lƣờng thanh khoản của một công ty, đƣợc xác định bằng cách lấy thƣơng số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.:

Khh = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa của tỷ số thanh toán hiện hành là cho thấy một đồng nợ ngắn hạn của công ty đƣợc đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.

Tỷ số này đƣợc chấp nhận hay không tùy thuộc vào sự so sánh với tỷ số thanh toán của các công ty cạnh tranh hoặc so sánh với các năm trƣớc để thấy sự tiến bộ hay giảm sút.

Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán của công ty giảm và cũng là dấu hiệu báo trƣớc những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra.

Nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao điều đó có nghĩa là công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao

chƣa hẳn đã tốt. Nó chỉ cho thấy sự dồi dào của công ty trong việc thanh toán nhƣng có thể dẫn đến việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn không hiệu quả (ví dụ: có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải thu nhiều, hàng tồn kho bị ứ đọng).

Hạn chế của chỉ tiêu này là nó dựa trên khái niệm thanh lý toàn bộ tài sản ngắn hạn của công ty, kể cả những tài sản khó hoán chuyển thành tiền để đáp ứng tất cả các khoản nợ ngắn hạn. Trong thực tế, điều này là không thể xảy ra. Nhà đầu tƣ phải nhìn một công ty nhƣ là một hoạt động liên tục. Thời gian để chuyển đổi tài sản vốn lƣu động của công ty thành tiền mặt để thanh toán các nghĩa vụ hiện tại mới chính là chìa khóa cho thanh khoản của công ty. Do đó, trong nhiều trƣờng hợp, tỷ số thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty. Để giải quyết hạn chế của chỉ tiêu này, khi phân tích có thể loại trừ những tài sản khó hoán chuyển thành tiền ra khỏi tử số, nhƣ: các khoản nợ phải thu khó đòi, hàng tồn kho kém phẩm chất, các khoản thiệt hại chờ xử lý... Chúng ta có thể phân tích 2 chỉ tiêu tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán tức thời.

 Thứ hai, tỷ số khả năng thanh toán nhanh. Tỷ số thanh toán nhanh là một chỉ số thanh khoản chọn lọc hơn so với tỷ số thanh toán hiện hành bởi nó đo lƣờng tổng các tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản nhất có thể trang trải nợ ngắn hạn, bằng cách loại trừ chỉ tiêu hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác ra khỏi tử số vì hai bộ phận này có giá trị và thời gian hoán chuyển thành tiền không chắc chắn nhất. Do đó, tỷ số thanh toán nhanh cho phép đánh giá tốt hơn tính thanh khoản của doanh nghiệp so với tỷ số thanh toán hiện hành.. Cụ thể, tỷ số này đƣợc tính nhƣ sau:

Knhanh = (TSNH – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn = (Tiền + ĐTNH + Nợ phải thu)/Nợ ngắn hạn

mạnh hay không. Về nguyên tắc, hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán công nợ càng cao. Hệ số này bằng 1 hoặc lớn hơn cho thấy khả năng đáp ứng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cao, hay nói cách khác, doanh nghiệp không gặp khó khăn nếu cần phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Trái lại, nếu một công ty có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, nó sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn. Phân tích sâu hơn, khi tiến hành so sánh giữa tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh của một công ty, nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao hơn đáng kể, điều này chứng tỏ rằng tài sản ngắn hạn của công ty phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho. Trong trƣờng hợp này, tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tƣơng đối thấp. Ngoài ra, cần phải so sánh tỷ số thanh toán nhanh của năm nay so với những năm trƣớc để nhận diện xu hƣớng biến động, và so sánh với tỷ số thanh toán nhanh của các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá tƣơng quan cạnh tranh.

Tất nhiên, với tỷ lệ nhỏ hơn 1, doanh nghiệp có thể không đạt đƣợc tình hình tài chính tốt nhƣng điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp chắc chắn bị phá sản vì có nhiều cách để huy động thêm vốn cho việc trả nợ. Ở một khía cạnh khác, nếu tỷ số thanh toán nhanh quá cao thì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn lƣu động thấp, hiệu quả sử dụng vốn cũng không cao.

Xét về tính khả thi theo lý thuyết, nhƣ một công ty hoạt động liên tục phải chú trọng vào thời gian cần để chuyển đổi các tài sản vốn lƣu động sang tiền mặt, đó là thƣớc đo thực sự của thanh khoản. Vì vậy, nếu các khoản phải thu có thời gian chuyển đổi sang tiền mặt là một vài tháng chứ không phải vài ngày, thì lúc này thuộc tính “nhanh” của chỉ số này là một vấn đề cần xem xét lại.

 Thứ ba, tỷ số khả năng thanh toán tức thời: Đây là tỷ số thể hiện mối quan hệ giữa tiền và tƣơng đƣơng tiền so với nợ ngắn hạn:

Ktt = Vốn bằng tiền / Nợ ngắn hạn

So với hai tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán ngay, tỷ số thanh toán tức thời đòi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản. Nó chỉ nhìn vào các tài sản ngắn hạn thanh khoản nhất của công ty, đó là những tài sản có thể dễ dàng đƣợc sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ hiện tại một cách nhanh chóng nhất. Tỷ số này bỏ qua hàng tồn kho và các khoản phải thu vì không có sự đảm bảo rằng hai khoản mục này có thể đƣợc chuyển đổi nhanh thành tiền mặt để kịp thời đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn.

Tuy nhiên rất ít công ty sẽ có đủ tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền để trang trải đầy đủ nợ ngắn hạn, do đó tỷ số thanh toán tức thời rất ít khi lớn hơn hay bằng 1. Đây không nhất thiết là một vấn đề xấu. Một doanh nghiệp giữ tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền ở một mức cao để đảm bảo chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một việc không thực tế vì nhƣ vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn (ví dụ nhƣ cho vay ngắn hạn). Mặc dù chỉ tiêu này phản ánh đƣợc mức thanh khoản cao nhất của tài sản doanh nghiệp, nhƣng tính khả dụng của nó lại tƣơng đối hạn chế. Vì vậy, tỷ số thanh toán tức thời ít khi đƣợc sử dụng trong báo cáo tài chính và các nhà phân tích cũng ít khi dùng chỉ số này trong phân tích cơ bản một công ty.

Nhận xét, việc sử dụng ba tỷ số thanh toán nêu trên trong việc đo lƣờng tính thanh khoản có những hạn chế nhất định, chƣa đủ để đánh giá chính xác tính thanh khoản của doanh nghiệp. Vì vậy, để khắc phục đƣợc những hạn chế trên thì ngoài ba tỷ số khả năng thanh toán, doanh nghiệp có thể vận dụng

chỉ số Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (Cash Conversion Cycle-CCC). Đây là chỉ số đƣợc Verlyn Richards và Eugene Laughlin giới thiệu vào năm 1980 trong bài viết “Một sự tiếp cận chu kỳ chuyển đổi tiền mặt để phân tích tính thanh khoản”. Nói cách khác, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt phản ánh độ dài của thời gian mà một doanh nghiệp bán hàng tồn kho, thu các khoản phải thu và trả các khoản phải trả của mình. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đƣợc tính theo công thức sau:

CCC = ICP + RCP – PDP. Trong đó:

- ICP là kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (Inventory Conversion Period): Chỉ tiêu này phản ánh số ngày của một vòng quay hàng tồn kho và đƣợc tính nhƣ sau:

ICP = Giá trị hàng tồn kho bình quân/Giá vốn hàng bán trung bình ngày

- RCP là kỳ thu tiền khách hàng (Receivable Conversion Period): Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân của một chu kỳ nợ, từ khi bán hàng đến khi thu tiền và đƣợc tính nhƣ sau:

RCP = Số dƣ bình quân nợ phải thu/Doanh thu trung bình ngày

- PDP là kỳ thanh toán cho nhà cung cấp (Payable Deferral Period): Chỉ tiêu này phản ánh số ngày doanh nghiệp cần để thanh toán các khoản phải trả của mình và đƣợc tính nhƣ sau:

PDP = Số dƣ bình quân nợ phải trả/Giá vốn hàng bán trung bình ngày Từ công thức tính CCC, ta thấy chỉ tiêu này càng thấp sẽ rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, giảm lƣợng vốn lƣu động bị ứ đọng, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng tính thanh khoản cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, chỉ số vòng quay vốn lƣu động cũng là một chỉ số quan trọng cần đƣợc xem xét để đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp.

Vốn lƣu động là một thƣớc đo tài chính đại diện cho khả năng thanh khoản có sẵn của một doanh nghiệp, tổ chức hoặc thực thể khác, bao gồm cả cơ quan chính phủ. Cùng với các tài sản cố định nhƣ nhà máy và thiết bị, vốn lƣu động đƣợc coi là một phần của vốn hoạt động. Vốn lƣu động đƣợc tính nhƣ tài sản hiện tại trừ nợ ngắn hạn. Nếu tài sản hiện tại ít hơn nợ ngắn hạn, một thực thể có một thiếu vốn lƣu động, còn đƣợc gọi là thâm hụt vốn lƣu động. Một công ty có thể có lợi nhuận nhƣng khả năng thanh khoản thấp nếu tài sản của nó không thể dễ dàng đƣợc chuyển đổi thành tiền mặt. Vốn lƣu động lớn hơn 0 là cần thiết để đảm bảo rằng một công ty có thể tiếp tục các hoạt động của nó và nó có đủ khả năng để đáp ứng cả nợ ngắn hạn cũng nhƣ các chi phí vận hành sắp tới. Việc quản lý vốn lƣu động liên quan đến quản lý hàng tồn kho, các khoản phải thu và phải trả, và tiền mặt.

Vốn lƣu động của doanh nghiệp đƣợc sử dụng cho các quá trình dự trữ, sản xuất và lƣu thông. Quá trình vận động của vốn lƣu động bắt đầu từ việc dùng tiền tệ mua sắm vật tƣ dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và khi sản xuất xong doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dƣới hình thái tiền tệ ban đầu với giá trị tăng thêm. Mỗi lần vận động nhƣ vậy đƣợc gọi là một vòng luân chuyển của vốn lƣu động. doanh nghiệp sử dụng vốn đó càng có hiệu quả bao nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều bấy nhiêu. Vì lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn từng đồng vốn lƣu động làm cho mỗi đồng vốn lƣu động hàng năm có thể mua sắm nguyên, nhiên vật liệu nhiều hơn, sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ đƣợc nhiều hơn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tức là

có thể tăng tốc độ luân chuyển vốn lƣu động, rút ngắn thời gian vốn lƣu động nằm trong lĩnh vực dự trữ, sản xuất và lƣu thông, từ đó giảm bớt số lƣợng vốn lƣu động chiếm dùng, tiết kiệm vốn lƣu động trong luân chuyển. Thông qua

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành thiết bị, vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)