CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH THANH KHOẢN
3.3. HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3.1. Xây dựng cấu trúc vốn hợp lý
Ngành thiết bị, vật liệu xây dựng là một ngành có giá trị thâm dụng vốn đòi hỏi một lƣợng vốn đầu tƣ khá lớn. Kết quả khảo sát ta thấy các công ty này thƣờng có xu hƣớng sử dụng đòn bẩy nợ cao. Do đó, việc xác định một cấu trúc vốn hợp lý trong từng giai đoạn phát triển cũng nhƣ trong từng mục tiêu hoạt động có thể giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Các công ty ngành TBVLXD cần phải xây dựng chính sách huy động vốn hợp lý, đảm bảo chi phí sử dụng vốn thấp nhất, giảm thiểu rủi ro doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất cân bằng tài chính, hoặc bị lệ thuộc quá nhiều vào các chủ nợ gây nguy cơ mất tự chủ về tài chính, dẫn đến tình trạng mất thanh khoản, đƣa doanh nghiệp đi đến bờ vực phá sản.. Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, thì việc sử dụng đòn bẩy nợ quá mức và không kiểm soát đƣợc rủi ro đã trở thành gánh nặng của các doanh nghiệp thuộc ngành này. Ngoài ra, để nâng cao tính thanh khoản, các công ty cần phải quản lý chặt chẽ vầ tăng cƣờng hiệu quả sử dụng các khoản nợ vay; đồng thời có những chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả nhằm thu hút vốn từ các chủ đầu tƣ.
Để tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ, các công ty phải chú ý đến công tác nâng cao chất lƣợng quản trị công ty. Quản trị công ty đề cập đến các cơ cấu
và quá trình cho việc định hƣớng và kiểm soát các công ty, liên quan đến mối quan hệ giữa ban giám đốc, hội đồng quản trị, các cổ đông lớn, các cổ đông nhỏ và những bên có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty tốt góp phần vào phát triển kinh tế bền vững do cải thiện đƣợc hoạt động của các công ty và nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài của công ty đó. Việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty và đảm bảo trách nhiệm giải trình và sự minh bạch trong việc ra quyết định sẽ giúp nâng cao khả năng thu hút các nguồn vốn và giảm chi phí tiếp cận vốn của một doanh nghiệp. Điều này sẽ mang lại cho doanh nghiệp một lợi thế quan trọng trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh gay gắt hiện nay. Với mục tiêu hoàn thiện công tác quản trị công ty tại các công ty này, tác giả đƣa ra một số khuyến nghị sau:
- Cần nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của các thông lệ quản trị tốt, nhƣ chú trọng hơn đến vấn đề bảo vệ quyền của cổ đông và các bên liên quan, tăng cƣờng công khai minh bạch, bảo đảm trách nhiệm của hội đồng quản trị trong giám sát rủi ro.
- Thiết lập một chuẩn mực quản trị và điều hành riêng cho công ty dựa trên bộ quy tắc về quản trị công ty áp dụng doanh nghiệp và theo hƣớng phù hợp với chuẩn mực quốc tế, nếu cần thiết có thể nhờ sự giúp đỡ của các công ty tƣ vấn, các chuyên gia trong lĩnh vực này.
- Tăng cƣờng vai trò của ban kiểm soát và bộ phận kiểm toán nội bộ, đây là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Các thống kê trên thế giới cho thấy các công ty có bộ phận kiểm soát và kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả thƣờng có báo cáo đúng hạn, BCTC có mức độ minh bạch và chính xác cao, khả năng gian lận thấp và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Các thành viên của Ban kiểm soát phải là thành viên độc lập có các phẩm chất phù hợp.
- Cần tăng cƣờng vai trò của giám đốc tài chính (CFO) trong quản trị doanh nghiệp. Ngoài các vai trò truyền thống về tuân thủ và kế toán, CFO cần phải đƣa ra những kiến nghị mang tính chiến lƣợc cho HĐQT dựa trên các phân tích và dự báo tài chính. Muốn làm đƣợc nhƣ vậy, đòi hỏi bộ phận kế toán phải cung cấp hệ thống thông tin tích hợp để lƣu trữ, theo dõi, báo cáo hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính, hệ thống kiểm soát nội bộ đảm bảo thực hiện tuân thủ và quản trị hiệu quả và hạn chế gian lận.