Hệ số giá ghi sổ trên giá thị trƣờng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành thiết bị, vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 40)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.6. Hệ số giá ghi sổ trên giá thị trƣờng

Hệ số giá ghi sổ trên giá thị truờng là chỉ tiêu để xác định giá trị thực sự của một công ty bằng cách so sánh giá trị kế toán (giá trị ghi sổ) với giá trị thị truờng của công ty đó. Giá trị kế toán đƣợc tính dựa trên những con số đã ghi nhận trên sổ kế toán, nhƣ giá trị tài sản cố định, tài sản lƣu động hay tính toán qua nguồn vốn gồm có nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Đây là những tài sản đã đƣợc ghi nhận trong quá khứ, tức là từ khi công ty sở hữu tài sản này

và theo nguyên tắc giá phí lịch sử thì nó đƣợc giữ nguyên đến khi tài sản đó mất đi. Do vậy có thể nói giá kế toán là tổng giá trị tài sản của công ty tính trong một thời kỳ nhất định, thƣờng trong một niên độ kế toán, và nó chỉ thay đổi khi có sự thay đổi qui mô hay cơ cấu tài sản.

Giá trị thị trƣờng của công ty đƣợc quyết định trên thị trƣờngchứng khoán qua việc vốn hóa thị trƣờng, tức là cổ phiếu do công ty đó phát hành có "giá trị" nhƣ thế nào đối với các nhà đầu tƣ. Công ty phát hành cổ phiếu với một mệnh giá nhất định trên thị trƣờng sơ cấp, nhƣng khi nó đƣợc mua bán trên thị trƣờng thứ cấp thì giá cả có thể khác xa so với mệnh giá. Nếu công ty làm ăn có hiệu quả và tiềm năng thu đuợc lợi nhuận cao thì giá trị của cổ phiếu sẽ tăng, tức là giá thị truờng của công ty cũng theo đó tăng; ngƣợc lại nếu làm ăn kém hiệu quả thì giá cổ phiếu giảm và tất nhiên giá trị công ty theo đó giảm đi. Nhƣ vậy thực chất giá thị truờng của công ty cao hay thấp không có mối quan hệ nhân quả với giá kế toán. Giá kế toán là "giá lịch sử" thì giá thị trƣờng là "giá hiện tại" đƣợc tính theo từng thời điểm, và luôn biến động trên thị truờng chứng khoán.

Myers và Rajan (1995) lập luận rằng việc tài trợ nợ rủi ro có thể tạo ra các ƣu đãi đầu tƣ tối ƣu không tốt khi cơ hội đầu tƣ của công ty bao gồm các lựa chọn tăng trƣởng. Các nhà quản lý hoạt động thay mặt chủ sở hữu cổ phần có thể không thực hiện các lựa chọn đầu tƣ có lợi nhuận do nợ vay chiếm một phần lợi nhuận của chủ sở hữu bằng hình thức giảm khả năng vỡ nợ. Công ty có thể giảm rủi ro về tình trạng khó khăn về tài chính và từ đó giảm bớt động lực đầu tƣ vào các giải pháp tăng trƣởng bằng cách duy trì tính thanh khoản dƣ thừa. Quan điểm này cũng dự đoán mối quan hệ tích cực giữa tính thanh khoản của công ty và hệ số giá ghi sổ trên giá thị trƣờng .

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành thiết bị, vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)