CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH THANH KHOẢN
3.3. HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3.5. Tăng cƣờng chất lƣợng quản trị tín dụng
Tín dụng thƣơng mại là một phƣơng tiện để thu hút khách hàng mới và giúp công ty duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Nhiều công ty đã thay đổi các điều khoản tín dụng chuẩn của họ để lôi kéo đƣợc khách hàng mới và giành đƣợc các đơn hàng lớn. Việc mở rộng tín dụng có thể kích thích doanh thu tăng lên. Tuy nhiên điều đó có thể làm cho bộ phận tài chính của công ty phải đối mặt với các vấn đề về thanh khoản và dòng tiền, làm tăng rủi ro kinh doanh. Bộ phận kinh doanh thƣờng có xu hƣớng nới lỏng đối với các khoản bán hàng trả chậm để đạt mục tiêu doanh số. Do đó, việc nâng cao chất lƣợng quản trị tín dụng trong doanh nghiệp là một trong những vấn đề luôn đƣợc các nhà quản lý quan tâm hàng đầu, và mục đích lớn nhất của công tác quản trị tín dụng là rút ngắn chu kỳ quay của các khoản phải thu nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc doanh số của công ty.
doanh số bán hàng (Berry và Jarvis, 2006). Trong thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều có hoạt động mua bán chịu (thực hiện chính sách tín dụng thƣơng mại), theo hình thức đƣa ra thời hạn bán chịu, chẳng hạn đƣợc nợ 30 ngày, 45 ngày…. Ngoài ra, chính sách tín dụng thƣơng mại cũng đề cập đến thời hạn trả để hƣởng chiết khấu. Doanh nghiệp thực hiện chính sách tín dụng thƣơng mại nhằm mục đích tăng doanh thu, mở rộng thị phần, tăng giá bán; đổi lại, doanh nghiệp bị tăng các chi phí liên quan. Do đó, cần phải phân tích và so sánh giữa chi phí phát sinh với lợi ích mang lại từ chính sách tín dụng thƣơng mại. Thông thƣờng, những chi phí phát sinh có liên quan đến việc thực hiện chính sách tín dụng thƣơng mại bao gồm: chi phí cơ hội của khoản phải thu, chi phí cơ hội của giá vốn mua hàng, chiết khấu thanh toán, chi phí thu tiền, nợ xấu không thu đƣợc.
Lý do doanh nghiệp thực hiện chính sách tín dụng thƣơng mại là tạo điều kiện cho nhiều khách hàng có thể mua hàng và tăng giá bán, nhƣng thực tế việc thu tiền bán hàng thƣờng bị trì hoãn theo thời gian tín dụng mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp phải cân nhắc tới chi phí cơ hội sử dụng tiền trong khoảng thời gian tín dụng của chính sách, thực hiện chính sách tín dụng khiến các khoản phải thu xuất hiện và doanh nghiệp phải bố trí nhân sự theo dõi khoản phải thu nhằm đảm bảo các khoản nợ đƣợc thu đúng hạn. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thực hiện những thông báo nhắc khách hàng đến hạn thanh toán, thƣ cảm ơn vì đã thanh toán, phí nhận tiền nếu doanh nghiệp thực hiện dịch vụ nhờ thu hộ. Đây là những chi phí thu tiền sẽ xuất hiện khi doanh nghiệp thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt.
Xây dựng bộ sƣu tập về tín dụng của khách hàng
những số liệu lịch sử tại bộ phận kế toán và bộ phận kinh doanh. Những thông tin cần đƣợc thể hiện trong bộ sƣu tập là: thời gian giao dịch với doanh nghiệp; các chỉ tiêu thể hiện năng lực tài chính của khách hàng nhƣ: khả năng thanh toán, tỷ lệ khoản phải trả trong trong tổng nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận; thông tin về thời hạn trả nợ đúng hạn, quá hạn; doanh số nợ; thông tin về ngƣời giới thiệu (nếu có). Doanh nghiệp cũng có thể đánh giá tín dụng khách hàng theo 5 tiêu chí áp dụng đối với khách hàng của các ngân hàng thƣơng mại nhƣ: năng lực, vốn, thế chấp hay bảo lãnh, điều kiện kinh tế tổng thể và môi trƣờng ảnh hƣởng đến khả năng kinh doanh của khách hàng, uy tín của khách hàng.
Tăng cƣờng công tác thu hồi nợ
Thông thƣờng ở các doanh nghiệp, bộ phận kế toán có trách nhiệm theo dõi khoản phải thu và đôn đốc, ghi nhận thời hạn trả nợ của khách hàng. Bộ phận kế toán có thể kết hợp với bộ phận kinh doanh trong việc gửi thƣ thông báo thời hạn trả nợ hoặc điện thoại với khách hành xác nhận thời hạn trả nợ, vì thực tế khách hàng biết rõ nhân viên kinh doanh hơn là nhân viên kế toán. Hơn nữa, nói chuyện thanh toán nợ với “ngƣời quen” dễ hơn nhiều so với nói chuyện với ngƣời mới biết lần đầu.
Để xây dựng bộ sƣu tập thông tin về khoản nợ, bộ phận kế toán cần có thông tin chi tiết về các khoản: khách nợ, ngày mua hàng, hạn thanh toán, số tiền nợ, điện thoại khách hàng... để có thể thông báo nhắc nợ, đối chiếu công nợ nhanh nhất. Muốn thế, doanh nghiệp nên chủ động liên hệ với khách hàng sớm, thay vì chờ đến ngày hoá đơn hết hạn thanh toán. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý tốt các khoản phải thu, mà còn giúp doanh nghiệp giữ đƣợc mối quan hệ tốt với khách hàng. Đối với những công ty có mạng
lƣới bán hàng rộng, khoản phải thu lớn, công tác quản lý công nợ trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Các doanh nghiệp này có thể đầu tƣ phần mềm quản lý công nợ, giúp việc theo dõi khoản nợ nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và giảm bớt nhân sự trong công tác quản lý công nợ.
Khi doanh nghiệp có khoản phải thu lớn, sử dụng dịch vụ thu hộ sẽ giúp doanh nghiệp thu nợ nhanh, hiệu quả. Dịch vụ thu hộ có tác dụng nhƣ một nhân viên quản lý khoản phải thu của doanh nghiệp, giúp theo dõi, thu tiền, tất toán các khoản, thông báo với khách hàng về tình trạng thu tiền. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể giảm bớt nhân viên thu nợ, hƣởng lợi ích từ dịch vụ thu hộ chuyên nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp phải trả chi phí sử dụng dịch vụ.
Khi khách hàng chậm thanh toán một khoản nợ, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin và sẵn sàng trợ giúp. Chẳng hạn, khách hàng chậm thanh toán do bản thân họ không giải quyết đƣợc lƣợng hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể giúp khách hàng bằng cách thu hồi lại một phần hàng đã cung cấp và qua kênh phân phối của doanh nghiệp tìm phƣơng án giúp giải tỏa lƣợng tồn kho để có tiền để trả nợ cho doanh nghiệp.
Đánh giá hiệu quả quản trị khoản phải thu
Định kỳ doanh nghiệp nên xem xét, đánh giá hiệu quả quản trị các khoản phải thu qua các chỉ tiêu sau: Doanh thu thuần đƣợc lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, khoản phải thu bình quân là số bình quân đầu kỳ và cuối kỳ đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Kết quả là, số lần trong năm doanh thu tồn tại dƣới khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu cao là một điều tốt, có nghĩa là khách hàng thanh toán tiền đúng hoặc ngắn hơn thời hạn của chính sách tín dụng thƣơng mại. Tuy nhiên, nếu vòng quay khoản phải thu quá cao so với mức trung bình ngành, có nghĩa là doanh nghiệp có chính
sách tín dụng thƣơng mại thắt chặt (thời hạn bán chịu ngắn) và không mở rộng đủ tín dụng cho khách hàng. Do đó, doanh nghiêp cần đánh giá mức độ hợp lý vòng quay các khoản phải thu của mình qua việc so sánh với vòng quay các khoản phải thu của các doanh nghiệp cùng ngành hoặc trung bình của ngành.
Kỳ thu tiền bình quân cho biết trung bình mất bao nhiêu ngày để một khoản phải thu đƣợc thanh toán. Để có thể đánh giá hiệu quả thu tiền qua kỳ thu tiền bình quân, doanh nghiệp có thể so sánh với kỳ thu tiền bình quân của các năm trong quá khứ. Nếu kỳ thu tiền ngày càng tăng, có nghĩa là các khoản phải thu không đƣợc chuyển đổi thành tiền mặt nhanh chóng; ngƣợc lại kỳ thu tiền bình quân có xu hƣớng giảm, cho thấy hiệu quả của công tác quản trị khoản phải thu mà doanh nghiệp đang thực hiện là khả quan. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần so sánh kỳ thu tiền bình quân với thời hạn của chính sách tín dụng thƣơng mại. Nếu kỳ thu tiền bình quân, ví dụ là 50 ngày, nhƣng chính sách tín dụng của doanh nghiệp cho phép thời hạn nợ 30 ngày. Điều này cho thấy, doanh nghiệp cần xem lại công tác quản trị khoản phải thu của mình.
Nhằm xác định xác đáng tỷ lệ các khoản phải thu hƣởng chiết khấu thanh toán, tỷ lệ các khoản trả đúng hạn của chính sách tín dụng và tỷ lệ khoản phải thu trả chậm so với qui định của chính sách, doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá tuổi nợ của khoản phải thu, từ đó nắm bắt những thông tin tín dụng tổng quát về khách hàng và điều chỉnh các yếu tố của chính sách tín dụng cho phù hợp.
Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: Đây là vấn đề cần thiết trong công tác quản trị doanh nghiệp, nhƣng nếu khoản này phát sinh ngày càng nhiều, thể hiện một số lớn các khoản phải thu quá hạn trả nợ so với chính
sách, đồng nghĩa với bộ sƣu tập tín dụng khách hàng của doanh nghiệp có vấn đề, hoặc một chính sách tín dụng quá nới lỏng (thời gian bán chịu dài) đã chấp nhận một số khách hàng có khả năng tài chính kém.
Một chính sách tín dụng thƣơng mại đƣợc xây dựng cẩn thận dựa trên việc so sánh lợi ích tăng thêm từ doanh thu tăng, giá bán cao với các chi phí liên quan đến thực hiện chính sách tín dụng tăng tƣơng ứng, sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời, một bộ sƣu tập tín dụng khách hàng đƣợc xây dựng nghiêm túc, sẽ khiến chính sách tín dụng tạo ra một khoản phải thu có tính thu hồi cao, giảm thiểu sự xuất hiện của nợ khó đòi. Công tác thu tiền hợp lý, giúp các khoản phải thu nhanh chóng đƣợc thu hồi, tăng cơ hội xoay nhanh đồng vốn. Cuối cùng, doanh nghiệp có thể xem xét lại toàn bộ công tác quản trị khoản phải thu của mình thông qua các chỉ tiêu tổng hợp. Các chỉ tiêu đánh giá khoản phải thu giúp doanh nghiệp nhận thấy rõ những vấn đề nào cần phải chấn chỉnh, cải thiện cho kỳ sau và những hiệu quả tốt cần duy trì, phát triển. Quản trị tốt các khoản phải thu, doanh nghiệp có cơ hội xoay nhanh đồng vốn hiện có và giảm áp lực vốn vay. Trong tình hình tiếp cận vốn vay từ ngân hàng bị hạn chế, vốn từ thị trƣờng chứng khoán khó huy động, xoay nhanh đồng vốn hiện có đƣợc xem nhƣ giải pháp hữu hiệu nhất trong thời điểm hiện nay đối với mỗi doanh nghiệp.
3.3.6. Lên kế hoạch hợp lý khi có biến động doanh thu
Theo kết quả của phần trên đã giải thích rằng biến động doanh thu so với năm trƣớc có ảnh hƣởng Thu nhập hoạt động kinh doanh chia cho doanh thu của các doanh nghiệp.
Hoạt động của ngành TBVLXD Việt Nam với thị trƣờng luôn biến động theo ngành xây dựng, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp
ngành TBVLXD phải thích ứng với sự biến động đó. Để chống đỡ đƣợc với những thay đổi thị trƣờng đòi hỏi doanh nghiệp ngành TBVLXD phải có một chiến lƣợc kinh doanh và phát triển thể hiện tính chất động và tấn công. Chỉ có trên cơ sở đó, doanh nghiệp ngành TBVLXD mới phát hiện đƣợc những thời cơ cần tận dụng hoặc những đe dọa có thể xảy ra để có đối sách thích hợp. Nếu thiếu sự chăm lo xây dựng và phát triển chiến lƣợc, doanh nghiệp ngành TBVLXD không thể hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế đƣợc và thậm chí trong nhiều trƣờng hợp còn dẫn đến sự phá sản.
Để đối phó với tình hình biến động doanh thu, đòi hỏi doanh nghiệp ngành TBVLXD phải xây dựng chiến lƣợc kinh doanh trên cơ sở điều tra, nghiên cứu nhu cầu trị trƣờng và khai thác tối đa các thời cơ, các thuận lợi, các nguồn lực để sản xuất ra các sản phẩm với số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại và thời hạn thích hợp. Việc xây dựng chiến lƣợc và đƣa ra các giải pháp phù hợp khi tình hình kinh doanh biến động sẽ giúp doanh nghiệp ngành TBVLXD có khả năng đối phó với các điều kiện kinh doanh thay đổi, bảo đảm duy trì hiệu quả sử dụng vốn.
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI ĐỊA PHƢƠNG VÀ NHÀ NƢỚC 3.4.1. Các giải pháp giúp đẩy mạnh hoạt động của thị trƣờng mua bán nợ
Các tổ chức cho vay vốn sau khi thực hiện góp vốn và vực dậy doanh nghiệp thƣờng sẽ bán lại doanh nghiệp để thu hồi vốn, vì vậy, một thị trƣờng mua bán nợ ổn định sẽ tạo động lực cho hoạt động chuyển nợ thành vốn góp sôi động và đƣợc quan tâm hơn. Một số kiến nghị thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trƣờng mua bán nợ nhƣ:
cơ quan liên quan cần thống nhất với nhau trong việc xây dựng hệ thống cơ sở xác định giá trị khoản Nợ để làm cơ sở đàm phán giữa bên mua và bên bán bởi hiện tại trong giao dịch mua bán nợ, sự chênh lệch lớn giữa giá chào mua và giá chấp nhận bán làm kéo dài thời gian đàm phán và dẫn đến thất bại trong giao dịch.
- Xây dựng chính sách ƣu đãi thuế đối với hoạt động này để khuyến khích việc mua bán: Hiện nay, thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam là 22%, thuế giá trị gia tăng là 10%… chƣa kể đến các loại phí khác phát sinh khi thực hiện việc mua bán nợ. Nhiều nhà đầu tƣ sau khi mua bán nợ không bán lại nợ mà trực tiếp cấp thêm vốn để cứu sống doanh nghiệp, khôi phục và phát triển lại hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trƣớc khi bán lại doanh nghiệp để thu hồi vốn, vì thế, chính sách ƣu đãi thuế sẽ khuyến khích và tạo động lực cho các nhà đầu tƣ khi nghiên cứu việc mua các khoản nợ để tái đầu tƣ.
- Có các chính sách kêu gọi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài gia nhập thị trƣờng mua bán nợ tại Việt Nam: Thực lực của các công ty mua bán nợ tại Việt Nam nhƣ phân tích ở trên không đủ sức để có thể xử lý khoản nợ xấu lớn với giá trị khoảng 14 tỷ USD tại Việt Nam, vì vậy Nhà nƣớc cần có các chính sách kêu gọi và hỗ trợ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia thị trƣờng mua bán nợ tiềm năng tại Việt Nam. Với nguồn vốn lớn và kinh nghiệm hàng chục năm phát triển thị trƣờng mua bán nợ, các nhà đầu tƣ ngoại sẽ là một trong những đối tác tham gia hoạt động hiệu quả trên thị trƣờng Việt Nam.
3.4.2. NHNN cần có chính sách khuyến khích TCTD tự chuyển nợ xấu thành vốn góp
động hoặc chỉ hoạt động cầm chừng, không còn vốn lƣu động để hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy, các TCTD nếu muốn áp dụng biện pháp chuyển nợ thành vốn góp cần phải cấp thêm vốn để doanh nghiệp khôi phục hoạt động trở lại. Liên quan đến việc phân loại nợ đối với khoản tín dụng cấp mới, NHNN cần có cơ chế riêng về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản tín dụng cấp thêm cho doanh nghiệp do doanh nghiệp gặp khó khăn có thể xếp vào nhóm nợ xấu tại nhiều TCTD, việc cấp thêm vốn nếu vẫn bị nợ xấu sẽ tăng áp lực trả nợ cũng nhƣ chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
3.4.3. Các biện pháp từ chính các TCTD
- Các TCTD cần chủ động tham gia vào các Hiệp hội, ngành nghề nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh trong trƣờng hợp quyết định đầu tƣ thêm vốn để vực dậy doanh nghiệp, thay vì chỉ tham gia với tƣ cách tìm kiếm thông tin và khách hàng phục vụ mục đích phát triển hoạt động tín dụng nhƣ hiện nay.
- Các TCTD cần chú trọng hơn vào biện pháp chuyển nợ thành vốn góp