7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH TOÁN
HIỆN HÀNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Quy mô của DN
Quy mô của DN biểu hiện ở quy mô của tài sản và nguồn nhân lực hay đó là tổng giá trị tài sản, nguồn vốn hoặc số lƣợng lao động. Một số nghiên cứu trƣớc đây cho thấy rằng quy mô có tác động đến khả năng thanh toán hiện hành của DN. Các công ty lớn thƣờng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, có uy tín trên thị trƣờng nên dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vay bên ngoài và các nhà cung cấp cũng sẵn sàng bán chịu cho DN, th c đẩy nợ ngắn hạn của DN tăng nhanh Ngƣợc lại, các công ty nhỏ có nguy cơ đối mặt với khó khăn trong vay nợ hơn các công ty lớn. Vì vậy, hạn chế thanh khoản trở nên nghiêm trọng hơn khi quy mô công ty tăng.
Cụ thể, nghiên cứu của Opler và cộng sự (1999) đã thực nghiệm các yếu tố tác động đến thanh khoản của 1048 công ty Mỹ t 1971 đến 1994. Kết quả cho thấy các công ty lớn có sự tiếp cận tốt nhất đến các thị trƣờng vốn sẽ có xu hƣớng nắm giữ ít tiền mặt hơn, khiến chỉ số khả năng thanh toán hiện hành kém hơn [21]
1.2.2. Nợ ngắn hạn
Trong đề tài này, tác giả sử dụng chỉ tiêu Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản để nghiên cứu tác động của Nợ ngắn hạn đến khả năng thanh toán hiện hành của DN. Tỷ lệ nợ của công ty có thể ảnh hƣởng không tốt đến tài sản lƣu động. Các công ty có một lịch sử dòng tiền ổn định mong muốn có Tỷ số thanh toán hiện hành cao hơn để đáp ứng cho các trƣờng hợp bất trắc (ví dụ nhƣ cơ hội đầu tƣ trong tƣơng lai hay trả các khoản nợ đến hạn thanh toán,…)
Baskin (1989) lập luận rằng khi tỷ lệ nợ của công ty tăng lên, chi phí của các quỹ sử dụng để đầu tƣ vào tài sản lƣu động tăng, do đó làm giảm khả năng thanh khoản của các quỹ đó [11]. Hay nói cách khác, khả năng thanh toán hiện hành có mối quan hệ ngƣợc chiều với nợ ngắn hạn. Giả thuyết này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Gill và Mathur (2011) [15].
1.2.3. Số vòng quay hàng tồn kho
Hàng tồn kho có ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của công ty dƣới góc độ Tỷ số thanh toán hiện hành nhƣng hàng tồn kho là tài sản lƣu động có tính thanh khoản thấp hơn so với các tài sản lƣu động khác vì phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ Do đó, khi quá trình luân chuyển hàng tồn kho của DN chậm sẽ ảnh hƣởng không tốt đến kết quả kinh doanh của DN, HTK bị ứ đọng làm DN chậm thu hồi tiền mặt để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng nhu cầu vay nợ ngắn hạn. Nếu DN có số vòng quay hàng tồn kho lớn nghĩa là HTK đƣợc luân chuyển nhanh chóng, không bị ứ
đọng, tình hình kinh doanh tốt và doanh thu tăng nhanh, DN sẽ chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm áp lực vay nợ Nhƣ vậy, số vòng quay HTK có mối quan hệ tích cực với tỷ số thanh toán hiện hành của DN.
1.2.4. Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) đo lƣờng hoạt động của công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập. Chỉ tiêu ROA phản ánh cứ 100 đồng tài sản đầu tƣ tại DN sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả năng sinh lời của tài sản càng lớn.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là mối quan tâm đặc biệt của ngƣời cho vay hoặc chủ nợ của một công ty. Những ngƣời này nhận đƣợc phần thu nhập của họ theo nhƣ hợp đồng đã ký kết. Khi gia hạn nợ hoặc cung cấp các khoản nợ dài hạn cho công ty, những ngƣời cho vay muốn chắc chắn rằng công ty có thể tạo ra mức sinh lợi trên tài sản vƣợt trội hơn so với chi phí của nó.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN càng cao chứng tỏ DN làm ăn càng có lãi, dẫn đến khả năng thanh toán hiện hành của DN càng tăng do DN dễ dàng tiếp cận nguồn vốn dài hạn nên giảm bớt áp lực t nguồn vốn vay ngắn hạn, hay nói cách khác khả năng thanh toán hiện hành của DN có mối quan hệ thuận chiều với ROA.
1.2.5. Vốn lƣu động ròng
Vốn lƣu động ròng nhấn mạnh đến tính linh hoạt trong việc sử dụng tài sản ở DN. Nếu vốn lƣu động ròng dƣơng có nghĩa là công ty có khả năng chi trả các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của mình Ngƣợc lại, nếu vốn lƣu động ròng âm nghĩa là hiện tại công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn bằng tài sản hiện có của mình Trƣờng hợp xấu nhất là công ty có thể bị phá sản.
Nhƣ vậy, vốn lƣu động ròng càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán hiện hành của DN càng cao. Hay nói cách khác, vốn lƣu động ròng có mối quan hệ
thuận chiều với khả năng thanh toán hiện hành của DN. Giả thuyết này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bruinshoofd và Kool (2004) [12].
1.2.6. Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng
Nợ phải thu góp phần làm tăng tính thanh khoản của công ty dƣới góc độ Tỷ số thanh toán hiện hành và Tỷ số thanh toán nhanh Tƣơng tự hàng tồn kho, nợ phải thu là tài sản lƣu động có tính thanh khoản thấp hơn so với các tài sản lƣu động khác Do đó, khi quá trình thu hồi nợ của DN chậm trễ sẽ ảnh hƣởng không tốt đến khả năng thanh toán hiện hành.
Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho DN nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lƣu động trong sản xuất, t đó làm giảm áp lực vay nợ ngắn hạn Ngƣợc lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của DN bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lƣợng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của DN trong việc tài trợ nguồn vốn lƣu động trong sản xuất và có thể DN sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lƣu động này, dẫn đến tăng tỷ lệ nợ, làm giảm khả năng thanh toán hiện hành của DN. Trong mỗi ngành khác nhau thì chỉ số này cũng khác nhau và để đánh giá hiệu quả quản lý của DN, cần so sánh số ngày thu tiền bình quân với số ngày thanh toán cho các khoản công nợ phải trả mà DN đó quy định.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VÒNG QUAY VỐN LƢU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1. Quy mô của DN
Vốn lƣu động đƣợc coi là nguồn lực quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Vốn là tiền đề vật chất không thể thiếu đối với sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp VLĐ còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình hoạt động
của hàng hoá, cũng nhƣ phản ánh quá trình mua sắm, dự trữ bán hàng của doanh nghiệp. Mặt khác vốn lƣu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh thời gian lƣu thông có hợp lý hay không Do đó, thông qua tình hình luân chuyển VLĐ của doanh nghiệp, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá kịp thời đối với các mặt hàng mua sắm dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, các công ty có quy mô càng lớn, càng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh thì có lƣợng vốn lƣu động càng lớn do quá trình kinh doanh đòi hỏi phải đƣợc duy trì liên tục, thƣờng xuyên và phải có mức dự trữ hàng hoá phù hợp với quy mô kinh doanh. Vì vậy, các công ty có quy mô lớn sẽ có lƣợng hàng tồn kho lớn hơn so với các công ty có quy mô nhỏ, dẫn đến việc hoàn thành một vòng quay hàng tồn kho sẽ mất nhiều thời gian hơn so với các công ty nhỏ.
Tóm lại VLĐ, đặc biệt là hàng tồn kho có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quy mô lớn đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ nhằm đƣa ra những biện pháp tối ƣu phục vụ cho chiến lƣợc kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.3.2. Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế/ Tổng doanh thu
Để tăng vòng quay vốn lƣu động, DN sẽ chú trọng tăng doanh thu, dẫn đến tỷ lệ LNST/DT giảm xuống. Mặt khác, nếu tập trung tăng doanh thu thì chi phí của DN sẽ không đƣợc kiểm soát tốt; nếu chi phí tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trƣởng của doanh thu thì LNST của DN sẽ giảm, dẫn đến tỷ lệ LNST/DT giảm. Nguyên nhân là bởi, một DN nếu muốn cải thiện kết quả kinh doanh thì sẽ phải đi theo hai mục tiêu chính: hoặc là tập trung tăng doanh thu, hoặc là tập trung giảm chi phí; DN rất khó có thể hoàn thành tốt cả hai mục tiêu nên để nâng cao hiệu quả hoạt động thì DN phải tìm cách cải thiện một khía cạnh tốt hơn để bù đắp cho khía cạnh còn lại Nghĩa là, doanh thu
của DN phải tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của chi phí, hoặc là tỷ lệ giảm của chi phí phải cao hơn tỷ lệ giảm của doanh thu.
1.3.3. Vốn lƣu động ròng
Trong mối quan hệ với nợ ngắn hạn, tài sản ngắn hạn có thể đƣợc đại diện bởi vốn lƣu động ròng. Nếu vốn lƣu động ròng dƣơng nghĩa là nguồn vốn dài hạn thƣờng xuyên của công ty không những đủ tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn dƣ để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, giúp DN chủ động trong kinh doanh và VLĐ quay vòng nhanh hơn do công ty không mất thời gian tìm kiếm nguồn vốn tạm thời, sự sẵn có của nguồn vốn sẽ giúp DN chủ động hơn trong việc mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Nếu VLĐR âm nghĩa là công ty đang phải dùng các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, công ty phụ thuộc vào các nguồn vay nợ bên ngoài và kéo dài thời gian luân chuyển VLĐ do công ty phải mất thời gian đi tìm nguồn vốn tạm thời. Nhƣ vậy, vốn lƣu động ròng dƣơng và càng cao thì vốn lƣu động quay vòng càng nhanh.
1.3.4. Tốc độ tăng trƣởng doanh thu
Tốc độ tăng trƣởng của doanh thu đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ giữa chênh lệch của doanh thu năm nay và doanh thu năm trƣớc trên doanh thu năm trƣớc. Khi tốc độ tăng trƣởng doanh thu cao, có khả năng DN nới lỏng chính sách tín dụng trong việc bán hàng, trong khi đó DN cần tăng số lƣợng hàng dự trữ để đáp ứng kịp sự tăng trƣởng của doanh thu. Bên cạnh đó, để đảm bảo duy trì tốc độ tăng trƣởng doanh thu đòi hỏi các doanh nghiệp phải có mức dự trữ hàng hoá phù hợp với quy mô kinh doanh. Nếu vốn dự trữ hàng hoá thực tế nhỏ hơn mức tối thiểu cần thiết thì doanh nghiệp sẽ thiếu hàng để bán ra, hoạt động bán hàng bị gián đoạn, doanh thu đạt đƣợc không đƣợc tối đa, dẫn đến hiệu quả sử dụng VLĐ không tốt. Còn nếu dự trữ hàng hoá thực tế lớn hơn mức dự trữ cao nhất thì hàng hoá bị ứ đọng trong kho gây lãng phí vốn mặc dù doanh thu có
thể đạt đƣợc nhƣ dự tính. Hàng hoá dự trữ đƣợc coi là bộ phận chủ yếu của VLĐ trong doanh nghiệp, do vậy tốc độ chu chuyển hàng hoá tồn kho có ảnh hƣởng đến tốc độ chu chuyển của toàn bộ VLĐ và ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn lƣu động. Nhƣ vậy, DN có tốc độ tăng trƣởng doanh thu cao thì tốc độ chu chuyển hàng hóa tồn kho cũng cao, dẫn đến rút ngắn thời gian quay vòng vốn lƣu động. Hay nói cách khác, tốc độ tăng trƣởng doanh thu của DN ảnh hƣởng cùng chiều đến vòng quay vốn lƣu động.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong Chƣơng 1, luận văn trình bày cơ sở lý luận chung về tính thanh khoản và các chỉ tiêu đo lƣờng tính thanh khoản của một công ty, đồng thời nêu ra các nhân tố ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của công ty dựa trên các nghiên cứu trƣớc đây Dựa trên cơ sở lý luận đó, tác giả cũng đƣa ra một số nhân tố ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của công ty nhƣ: Quy mô công ty; Hệ số nợ; Số vòng quay hàng tồn kho; ROA; Vốn lƣu động ròng; Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng; Tỷ lệ LNST/tổng DT và Tốc độ tăng trƣởng doanh thu của công ty Chƣơng 2 tác giả sẽ tiến hành thiết kế nghiên cứu để nghiên cứu sự ảnh hƣởng của các nhân tố đó nhƣ thế nào?
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THUỘC NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM, ĐỒ
UỐNG VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM, ĐỒ
UỐNG TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ v/v Ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sản xuất thực phẩm – đồ uống thuộc phân ngành cấp 2, đƣợc xếp vào ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo. Các hoạt động sản xuất của ngành gồm nhiều tiểu ngành nhỏ: Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm t thịt; Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm t thủy sản; Chế biến và bảo quản rau quả; Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật; Chế biến sữa và các sản phẩm t sữa; Xay xát và sản xuất bột; Sản xuất thực phẩm khác; Sản xuất đồ uống có cồn và không cồn.... Trong khi đó, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm – đồ uống thuộc phân ngành cấp 3, xếp vào ngành Bán buôn và bán lẻ.
Ngành công nghiệp Thực phẩm – Đồ uống là ngành sản xuất, chế biến thức ăn nấu chín hoặc chƣa qua nấu chín; các loại nƣớc khoáng và nƣớc có mùi vị đóng chai, đáp ứng nhu cầu ẩm thực cho ngƣời sử dụng Ngành đóng góp vai trò quan trọng khi thu h t lƣợng lớn DN và tạo ra nguồn lợi nhuận lớn thứ 2 trong lĩnh vực công nghiệp.
Thực phẩm – Đồ uống đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiêu dùng: Theo tổ chức nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU), năm 2015, tổng quy mô tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình Việt Nam đạt 127,7 tỷ USD. Trong đó, chi tiêu cho thực phẩm – đồ uống – thuốc lá đạt 55,3 tỷ USD,
chiếm tỷ trọng 43,3% tổng mức tiêu dùng cả nƣớc. Tỷ trọng này giữ khoảng cách xa so với tỷ trọng mua sắm các sản phẩm dịch vụ lớn tiếp theo là Nhà ở và vật liệu xây dựng (10,2%); Giải trí, giáo dục (9,4%); Giao thông, viễn thông (9,2%)… Điều này gián tiếp cho thấy giá trị sản xuất, nhu cầu vay vốn của ngành công nghiệp thực phẩm – đồ uống là rất lớn.
Nhóm ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam đạt tốc độ tăng trƣởng kép hàng năm là 12% trong giai đoạn 2010 - 2015 Năm 2015, doanh thu cả ngành đạt 1.033 tỷ đồng, tăng 14,3%, trong đó thực phẩm ƣớc đạt 690 nghìn tỷ, chiếm tỷ trọng 67%, đồ uống có cồn đạt 203 nghìn tỷ, chiếm 19,7%. VNDS cho rằng trong khi nền kinh tế vận hành ổn định, giá cả hàng hóa thiết yếu có xu hƣớng tăng nhẹ và tầng lớp trung lƣu mở rộng, ngành Thực phẩm – đồ uống có cơ sở vững chắc để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng 2 con số trong năm 2017
Trong giai đoạn 2016 – 2017, thực phẩm và đồ uống có xu hƣớng mở rộng sản xuất. Cụ thể, Vinasoy (QNS) xây dựng nhà máy sữa công suất 90 triệu lít sữa ở Bình Dƣơng; Công ty CP Tập đoàn KiĐo (KDC) sẽ tiếp tục mở