7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.6.3. Tăng cƣờng chất lƣợng quản trị tín dụng
Theo kết quả nghiên cứu, số vòng quay các khoản phải thu tác động cùng chiều đến tỷ số thanh toán hiện hành, vì vậy việc làm tốt công tác quản trị tín dụng để hạn chế các khoản nợ phải thu khó đòi và tăng tốc độ quay vòng các khoản phải thu là một trong những giải pháp quan trọng.
Tín dụng thƣơng mại là một phƣơng tiện để thu hút khách hàng mới và giúp công ty duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Nhiều công ty đã
thay đổi các điều khoản tín dụng chuẩn của họ để lôi kéo đƣợc khách hàng mới và giành đƣợc các đơn hàng lớn. Việc mở rộng tín dụng có thể kích thích doanh thu tăng lên Tuy nhiên điều đó có thể làm cho bộ phận tài chính của công ty phải đối mặt với các vấn đề về thanh khoản và dòng tiền, làm tăng rủi ro kinh doanh. Bộ phận kinh doanh thƣờng có xu hƣớng nới lỏng đối với các khoản bán hàng trả chậm để đạt mục tiêu doanh số Do đó, việc nâng cao chất lƣợng quản trị tín dụng trong DN là một trong những vấn đề luôn đƣợc các nhà quản lý quan tâm hàng đầu, và mục đích lớn nhất của công tác quản trị tín dụng là rút ngắn chu kỳ quay của các khoản phải thu nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc doanh số của công ty. Công ty nên xây dựng một chính sách tín dụng chặt chẽ thông qua việc kiểm soát các vấn đề sau:
- Tiêu chuẩn tín dụng: Nguyên tắc chủ đạo là phải xác định đƣợc tiêu chuẩn tín dụng, tức là sức mạnh tài chính tối thiểu và uy tín có thể chấp nhận đƣợc của khách hàng mua chịu.
- Thời hạn bán chịu: Khi quyết định thời hạn bán chịu, nhà quản lý phải cân nhắc các yếu tố nhƣ đối tƣợng khách hàng, rủi ro kinh doanh của khách hàng, khối lƣợng hàng mua và loại hàng hóa công ty bán cho khách hàng. Ví dụ, khi DN bán cho đối tƣợng khách hàng thƣơng mại các sản phẩm có thời gian lƣu kho ngắn nhƣ thực phẩm tƣơi sống thì thời hạn bán chịu trong trƣờng hợp này sẽ ngắn hơn so với trƣờng hợp bán các sản phẩm có thời gian lƣu kho dài hơn
- Chính sách chiết khấu: Công ty có thể đề nghị một khoản chiết khấu thanh toán khi khách hàng thanh toán trƣớc thời hạn hoặc chiết khấu theo khối lƣợng hàng mua cho những khách hàng sẵn sàng ký hợp đồng mua dài hạn.
Bên cạnh việc xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, DN cũng cần quan tâm đến công tác phân tích, đánh giá các khoản phải thu bằng các phƣơng pháp nhƣ sau:
- Xếp hạng nhóm nợ và tuổi nợ của các khoản phải thu: Phân loại các khoản nợ phải thu có khả năng thu hồi t cao đến thấp, t đó xác định đƣợc rủi ro các khoản phải thu khó đòi nhằm đƣa ra các biện pháp thu hồi và xử lý nợ kịp thời.
- Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân là số ngày cần thiết bình quân DN thu đƣợc các khoản thu. Kỳ thu tiền bình quân càng ngắn chứng tỏ DN ít bị khách hàng chiếm dụng vốn Ngƣợc lại, nếu kỳ thu tiền bình quân dài chứng tỏ thời gian thu hồi khoản phải thu chậm. Do vậy khi kỳ thu tiền bình quân tăng mà doanh số bán và lợi nhuận không tăng có nghĩa vốn của DN bị ứ đọng ở khâu thanh toán, nhà quản lý cần phải có biện pháp can thiệp kịp thời.
Nhƣ vậy, với các biện pháp theo dõi và quản lý nợ phải thu, DN có thể thấy đƣợc ảnh hƣởng của chính sách tín dụng thƣơng mại và có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý với t ng đối tƣợng khách hàng, t ng khoản tín dụng cụ thể.