PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành sảnh phẩm , đồ uống việt nam (Trang 75 - 82)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY

3.5.1. Mô hình Tỷ số thanh toán hiện hành

Quy mô công ty có tác động ngƣợc chiều (-) đến Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Opler và cộng sự (1999) [21], Ferreira và Vilela (2004) [14]. Các công ty có quy mô càng lớn thì rủi ro thấp nên nhà cung cấp sẵn sàng bán chịu, cho nợ lâu dài; ngân hàng cũng sẵn sàng cho vay ngắn hạn và ân hạn trả nợ dài hơn Điều đó th c đẩy làm nợ ngắn hạn của công ty tăng nhiều hơn nên làm giảm khả năng thanh toán hiện hành.

Tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổng tài sản có tác động ngƣợc chiều (-) đến Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Ferreira và Vilela (2004) [14], Chen và Mahajan (2010) [13]. Kết quả này phù hợp về mặt lý thuyết tài chính. Cụ thể, sự ảnh hƣởng của nợ ngắn hạn có thể đƣợc giải thích nhƣ sau: Nếu Tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổng tài sản càng lớn, nghĩa là nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn thì Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty càng giảm. Nếu nợ ngắn hạn càng lớn mà không đảm bảo sự gia tăng tƣơng ứng của tài sản ngắn hạn thì vốn lƣu động ròng của DN sẽ âm và nguồn vốn dài hạn sẽ không đủ để đầu tƣ cho tài sản dài hạn, lƣợng thiếu hụt nguồn vốn đầu tƣ cho tài sản dài hạn sẽ đƣợc đảm bảo bằng nguồn vốn ngắn hạn (nợ ngắn hạn). Nhƣ vậy, nếu nợ ngắn hạn càng lớn và chiếm tỷ trọng càng cao trong cơ cấu nguồn vốn thì sẽ gây ra sự mất cân bằng tài chính cho DN, làm giảm tính thanh khoản.

Tỷ lệ vốn lƣu động ròng/Tổng tài sản tác động cùng chiều (+) đến Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Vốn lƣu động ròng dƣơng và càng lớn nghĩa là nguồn vốn dài hạn của công ty không những đủ tài trợ cho tài sản cố định mà còn dƣ để tài trợ cho TSNH. Hay nói cách khác, TSLĐ đƣợc tài trợ một phần t nguồn vốn thƣờng xuyên, làm giảm nhu cầu nguồn vốn ngắn hạn, giảm áp lực vay nợ ngắn hạn của công ty. Vì vậy, khi vốn lƣu động ròng chiếm tỷ trọng càng lớn trong cơ cấu nguồn vốn thì khả năng chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn càng lớn, Tỷ số thanh toán hiện hành của DN càng cao. Kết quả thống kê mô tả cho thấy, Tỷ lệ vốn lƣu động ròng/tổng tài sản trung bình (0,2316) thấp hơn Tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng tài sản (0,4443) Trong trƣờng hợp này, nếu vốn lƣu động ròng tăng lên và đảm bảo tốc độ tăng của vốn lƣu động ròng lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn thì tính thanh khoản của DN sẽ đƣợc cải thiện.

Số vòng quay các khoản phải thu tác động cùng chiều (+) đến Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% Kết quả này phù hợp về mặt lý thuyết cũng nhƣ đặc điểm sản xuất kinh doanh của các công ty sản xuất thực phẩm, đồ uống. Các công ty sản xuất thực phẩm, đồ uống là những DN sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình Việt Nam, nên có số lƣợng và khối lƣợng giao dịch lớn, diễn ra thƣờng xuyên, dẫn đến doanh số bán chịu càng cao. Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu khách hàng càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho DN nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lƣu động trong sản xuất.

Những biến độc lập còn lại của mô hình Tỷ số thanh toán hiện hành là: Số vòng quay hàng tồn kho (ITO), Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) không có ý nghĩa đối với mô hình là bởi những nguyên nhân sau:

Những biến độc lập này không thực sự ảnh hƣởng trực tiếp đến tỷ số thanh toán hiện hành. Khả năng thanh toán bị ảnh hƣởng bởi cơ cấu tài sản và tỷ lệ nợ vay của công ty bởi những yếu tố đó ảnh hƣởng một cách trực tiếp đến tỷ số thanh toán hiện hành. Mặt khác, cũng có thể do các yếu tố kĩ thuật ảnh hƣởng đến mô hình thống kê nên các biến độc lập kể trên không có ý nghĩa Những yếu tố kĩ thuật có thể kể ra nhƣ là số lƣợng mẫu còn nhỏ, số lƣợng quan sát còn ít, không có sự khác biệt nhiều giữa các DN đƣợc điều tra quan sát. Vì vậy mô hình không thể có ý nghĩa ở mức cao nhất và những giả thuyết H3, H4 đã không đƣợc chứng minh.

Qua phân tích, chúng ta thấy đƣợc chiều hƣớng của các nhân tố ảnh hƣởng đến Tỷ số thanh toán hiện hành và mức độ tác động của chúng. Việc cải thiện khả năng thanh toán hiện hành của một DN không thể thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn đƣợc. Các DN muốn cải thiện tình hình tài chính và khả năng thanh khoản thì phải tác động một cách hợp lý và trong thời gian dài Do đó, tác giả tổng hợp thành bảng kết quả nghiên cứu, đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho các nhà quản trị tài chính tham khảo trong việc ra quyết định:

Bảng 3.5.1: Bảng so sánh kết quả và giả thuyết nghiên cứu (Mô hình Tỷ số thanh toán hiện hành)

Nhân tố kiểm định Theo giả thuyết Kết quả nghiên cứu

Quy mô của công ty - -

Tỷ số Nợ ngắn hạn/Tổng TS - -

Số vòng quay hàng tồn kho + Không có ý nghĩa

Tỷ suất sinh lời của tài sản + Không có ý nghĩa

Tỷ lệ VLĐR/Tổng TS + +

Số vòng quay các khoản phải

thu khách hàng + +

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.5.2. Mô hình Vòng quay vốn lƣu động

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Tổng doanh thu tác động ngƣợc chiều (-) đến Vòng quay vốn lƣu động của công ty và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Để tăng vòng quay vốn lƣu động, DN sẽ chú trọng tăng doanh thu, dẫn đến tỷ lệ LNST/DT giảm xuống. Mặt khác, nếu tập trung tăng doanh thu thì chi phí của DN sẽ khó đƣợc kiểm soát tốt; nếu chi phí tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trƣởng của doanh thu thì LNST của DN sẽ giảm, dẫn đến tỷ lệ LNST/DT giảm. Nguyên nhân là bởi, một DN nếu muốn cải thiện kết quả kinh doanh thì sẽ phải đi theo hai mục tiêu chính: hoặc là tập trung tăng doanh thu, hoặc là tập trung giảm chi phí; DN rất khó có thể hoàn thành tốt cả hai mục tiêu nên để nâng cao hiệu quả hoạt động thì DN phải tìm cách cải thiện một khía cạnh tốt hơn để bù đắp cho khía cạnh còn lại Nghĩa là, doanh thu của DN phải tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của chi phí, hoặc là tỷ lệ giảm của chi phí phải cao hơn tỷ lệ giảm của doanh thu.

Tỷ lệ vốn lƣu động ròng/Tổng tài sản tác động cùng chiều (+) đến Vòng quay vốn lƣu động của công ty và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa

5%. Nếu vốn lƣu động ròng dƣơng nghĩa là nguồn vốn dài hạn thƣờng xuyên của công ty không những đủ tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn dƣ để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, giúp DN chủ động trong kinh doanh và VLĐ quay vòng nhanh hơn do công ty không mất thời gian tìm kiếm nguồn vốn tạm thời, sự sẵn có của nguồn vốn sẽ giúp DN chủ động hơn trong việc mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Nếu VLĐR âm nghĩa là công ty đang phải dùng các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, công ty phụ thuộc vào các nguồn vay nợ bên ngoài và kéo dài thời gian luân chuyển VLĐ do công ty phải mất thời gian đi tìm nguồn vốn tạm thời. Nhƣ vậy, vốn lƣu động ròng dƣơng và càng cao thì vốn lƣu động quay vòng càng nhanh.

Tốc độ tăng trƣởng doanh thu tác động cùng chiều (+) đến Vòng quay vốn lƣu động và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% Doanh thu tăng qua các năm thể hiện đƣờng lối đ ng đắn trong chiến lƣợc kinh doanh của công ty Đối với các công ty có uy tín trên thị trƣờng kinh doanh lẫn thị trƣờng chứng khoán, doanh thu hằng năm tăng sẽ giúp uy tín của công ty đƣợc tăng lên, t đó tạo đƣợc lòng tin và sự quan tâm nhiều hơn t các nhà đầu tƣ Bên cạnh đó, để đảm bảo duy trì tốc độ tăng trƣởng doanh thu đòi hỏi các công ty phải có mức dự trữ hàng hoá phù hợp với quy mô kinh doanh. Công ty có tốc độ tăng trƣởng doanh thu cao thì tốc độ chu chuyển hàng hóa tồn kho cũng cao, dẫn đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động. Hay nói cách khác, tốc độ tăng trƣởng doanh thu của DN ảnh hƣởng cùng chiều đến vòng quay vốn lƣu động.

Biến độc lập còn lại của mô hình Vòng quay vốn lƣu động là: Quy mô của công ty (SIZE) không có ý nghĩa đối với mô hình là bởi nguyên nhân sau: Biến độc lập này không thực sự ảnh hƣởng trực tiếp đến Vòng quay vốn lƣu động bởi số vòng quay VLĐ liên quan nhiều đến chiến lƣợc kinh doanh của

công ty, khả năng tổ chức, quản lý và triển khai thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty. Trong khi đó, quy mô chỉ phản ánh độ lớn của vốn lƣu động trong hoạt động kinh doanh và khả năng quản lý không phụ thuộc vào quy mô công ty.

Mặt khác, cũng có thể do các yếu tố kĩ thuật ảnh hƣởng đến mô hình thống kê nên biến độc lập kể trên không có ý nghĩa Những yếu tố kĩ thuật có thể kể ra nhƣ là số lƣợng mẫu còn nhỏ, số lƣợng quan sát còn ít, không có sự khác biệt nhiều giữa các DN đƣợc điều tra quan sát. Vì vậy mô hình không thể có ý nghĩa ở mức cao nhất và giả thuyết H7 đã không đƣợc chứng minh.

Qua phân tích, chúng ta thấy đƣợc chiều hƣớng của các nhân tố ảnh hƣởng đến Vòng quay vốn lƣu động và mức độ tác động của chúng. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của một DN không thể thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn đƣợc Do đó, tác giả tổng hợp thành bảng kết quả nghiên cứu, đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho các nhà quản trị tài chính tham khảo trong việc ra quyết định:

Bảng 3.5.2: Bảng so sánh kết quả và giả thuyết nghiên cứu (Mô hình Vòng quay vốn lưu động)

Nhân tố kiểm định Theo giả thuyết Kết quả nghiên cứu

Quy mô của công ty - Không có ý nghĩa

Tỷ lệ LNST/Tổng DT - -

Tỷ lệ VLĐR/Tổng TS + +

Tốc độ tăng trƣởng doanh thu + +

3.5.3. Mối quan hệ giữa Tỷ số thanh toán hiện hành và Vòng quay vốn lƣu động

Tỷ số thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ giữa toàn bộ tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của DN. Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn.

Tuy nhiên phân tích tỷ số thanh toán hiện hành chỉ mang tính thời điểm, không phản ánh đƣợc cả một thời kỳ, một giai đoạn hoạt động của công ty, vì thế tỷ số này phải đƣợc xem xét liên tục. Một vấn đề nữa khi đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp qua phân tích tỷ số thanh toán hiện hành là không loại bỏ các khoản phải thu khó đòi, các khoản tồn kho chậm luân chuyển trong TSLĐ của công ty Và nhƣ vậy, hệ số thanh toán hiện hành tăng không có nghĩa là khả năng thanh toán của công ty đƣợc cải thiện nếu chúng ta chƣa loại bỏ các khoản phải thu khó đòi, tồn kho chậm luân chuyển khi tính toán.

Xuất phát t những hạn chế trên, Vòng quay VLĐ đƣợc xem xét đồng thời nhằm đánh giá chính xác hơn khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một DN. Vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần/VLĐ bình quân. Vòng quay VLĐ xác định số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh của DN. Vòng quay VLĐ quá thấp chứng tỏ khả năng thu hồi tiền hàng, khả năng luân chuyển hàng hoá thấp, luân chuyển vốn chậm nên chi phí về vốn tăng lên làm giảm hiệu quả hoạt động và làm giảm tính thanh khoản của DN. Vòng quay VLĐ khác nhau đối với các DN kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Khi xem xét vòng quay VLĐ của một DN, cần so sánh với mức bình quân chung của ngành cũng nhƣ các chính sách bán hàng, tiêu thụ hàng của DN để kết luận chu kỳ kinh doanh của DN là ở mức bình thƣờng, tốt hay không tốt.

Theo kết quả nghiên cứu, có thể nhận thấy biến độc lập Tỷ lệ VLĐR/TS có tác động cùng chiều đến cả hai biến phụ thuộc là Tỷ số thanh toán hiện

hành và Vòng quay vốn lƣu động. Nhƣ vậy có thể dễ dàng kết luận công ty có Tỷ lệ VLĐR/TS dƣơng và càng lớn thì công ty đó có tính thanh khoản càng cao. Vốn lƣu động ròng là phần dƣ còn lại của nguồn vốn thƣờng xuyên (dài hạn) sau khi tài trợ xong tài sản dài hạn. Bởi vậy tác giả cho rằng, chỉ có những nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn vốn dài hạn, tài sản dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn, tài sản ngắn hạn thì mới có ý nghĩa đối với tính thanh khoản của công ty.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành sảnh phẩm , đồ uống việt nam (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)