7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.6.1. Xem xét, thay đổi tình hình sử dụng nợ vay
Theo nhƣ kết quả của mô hình, một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của nhóm ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống chính là cấu tr c tài chính, đƣợc đại diện bởi chỉ tiêu nợ ngắn hạn trên tổng tài sản. Và kết quả cho thấy rằng cấu trúc tài chính và tính thanh khoản của DN có mối tƣơng quan tỷ lệ nghịch với nhau.
Khi DN có tình trạng cân bằng tài chính mất an toàn, nghĩa là DN đang sử dụng nợ vay ngắn hạn đầu tƣ cho tài sản dài hạn Do đó, để giảm bớt áp lực thanh toán khoản vay ngắn hạn, DN có thể sử dụng các biện pháp nói sau đây Tuy rằng những biện pháp này rất khó để thực hiện, nhƣng đòi hỏi DN phải cố gắng để có thể cải thiện tình hình thanh khoản của mình Trƣớc hết, DN có thể đàm phán để điều chỉnh lại kỳ hạn nợ t nợ ngắn hạn thành nợ dài hạn, tăng cƣờng nguồn vốn dài hạn. Sự kéo dài về kỳ hạn vay sẽ giúp DN phần nào giảm áp lực trong hoạt động kinh doanh và có thêm thời gian để thu hồi vốn t tài sản để thanh toán cho các nguồn vốn tài trợ.
Mặt khác, để hạ thấp tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản ở một mức độ hợp lý đồng thời giảm áp lực thanh toán nợ vay, DN có thể sử dụng phƣơng thức chuyển nợ thành vốn cổ phần. Với phƣơng thức này, tỷ lệ nợ vay sẽ giảm trong khi vốn cổ phần tăng, DN có sự chuyển đổi nợ vay về vốn chủ sở hữu, tránh khỏi áp lực thanh toán khoản vay đến hạn và cải thiện tình hình mất cân bằng tài chính của DN. Với những công ty có vốn lƣu động ròng âm lớn, việc cải thiện thƣờng đòi hỏi phải huy động những nguồn vốn dài hạn nhanh chóng để tránh nguy cơ mất khả năng thanh toán Một trong những biện pháp quan trọng nhất có thể áp dụng là phải phát hành cổ phiếu để trả bớt nợ đến hạn.
- Đối với DN: Việc chuyển nợ thành vốn góp sẽ ngay lập tức giúp DN bỏ áp lực trả nợ cho chủ nợ, có điều kiện khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh t nguồn cấp vốn của các TCTD hoặc các nguồn vốn đầu tƣ khác
- Đối với nền kinh tế: Việc xử lý nợ xấu theo biện pháp chuyển nợ thành vốn góp sẽ giảm thiểu đƣợc những tác động tiêu cực nhƣ: DN bị phá sản, ngƣời lao động mất việc làm… Biện pháp này không chỉ giúp các TCTD sớm thu hồi đƣợc nợ xấu, mà còn tạo điều kiện cho các DN có cơ hội phục hồi và phát triển.
Biện pháp chuyển nợ thành vốn góp cổ phần tỏ rõ hiệu quả trong việc xử lý khoản nợ của các DN gặp khó khăn tạm thời trong hoạt động kinh doanh, có đủ thực lực để khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có nguồn vốn hỗ trợ. Các DN này phải có thƣơng hiệu trên thị trƣờng, có hệ thống nhà xƣởng, dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất kinh doanh, lãnh đạo DN có tâm huyết và thực sự muốn vực dậy DN…
Một ví dụ về việc xử lý nợ xấu bằng biện pháp góp vốn cổ phần đã gi p DN gặp khó khăn, đứng trƣớc bờ vực phá sản khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là Công ty cổ phần Mía đƣờng Kon Tum (KTS: HNX). KTS là DN Nhà nƣớc trực thuộc UBND tỉnh Kon Tum đã t ng làm ăn không hiệu quả. Với vốn điều lệ 30 tỷ đồng, KTS đƣợc tái cơ cấu, chuyển đổi sở hữu t tháng 7/2008 Sau 6 tháng, KTS đã bắt đầu có lãi 5,4 tỷ đồng. Sau khi Công ty mua bán nợ tồn đọng – Bộ Tài chính (DATC) tái cấu trúc nợ và chuyển đổi sở hữu, tình hình tài chính của KTS có sự cải thiện đáng kể về chất và lƣợng.