Rủi ro kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 68 - 72)

6. Tổng quan tài liệu nghiện cứu

3.4.4. Rủi ro kinh doanh

Lĩnh vực Dƣợc phẩm, một lĩnh vực khá đặc thù do chu kỳ công nghệ của sản phẩm khá dài, sản phẩm không phải là sự kết hợp các sản phẩm riêng lẻ, độc lập, phụ thuộc vào các nhân tố khách quan nên các rủi ro tiềm ẩn là khá lớn. Vì vậy, nhân tố này đƣa vào nghiên cứu là cần thiết.

Trong hoạt động kinh doanh vấn đề rủi ro đều có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp, thông thƣờng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Lý thuyết cân đối và lý thuyết M&M đều đã giả thích cho vấn đề này. Do đó, trong đề tài, tác giả đƣa ra giả thuyết nhân tố rủi ro kinh doanh và tỷ suất nợ có quan hệ ngƣợc chiều.

Có nhiều chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro kinh doanh nhƣ độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên,...Tuy nhiên, trong trƣờng hợp này, vì quy mô của các công ty trong mẫu khác nhau và trị giá trung bình của ROA giữa các công ty cũng khác nhau nên cần sử dụng hệ số biến thiên để đánh giá rủi ro kinh doanh.

Hệ số biến thiên ROA = Độ lệch chuẩn ROA * 100% Giá trị trung bình ROA

Doanh nghiệp nào có rủi ro kinh doanh càng nhỏ thì càng ít rủi ro hơn, lúc đó đòn cân nợ trở nên hấp dẫn hơn.

3.4.5. Sự tăng trƣởng của doanh nghiệp

Lý thuyết chí phí đại diện cho rằng cơ hội tăng trƣởng có quan hệ ngược chiều với tỷ suất nợ. Tuy nhiên, lý thuyết trật tự phân hạng lại có cái nhìn ngƣợc lại. Đối với doanh nghiệp ngành Dƣợc phẩm, một ngành có tồn kho khá lớn, khi có tốc độ tăng trƣởng cao, đầu tƣ nhiều dự án thì lƣợng vốn tồn đọng càng nhiều. Lúc đó, nhu cầu vốn cần nhiều mà nguồn lợi nhuận giữ

lại thì không đủ do đó vốn vay sẽ đƣợc sử dụng đến. Vậy trong đề tài, tác giả đƣa ra giả thuyết nhân tố sự tăng trƣởng của doanh nghiệp sẽ quan hệ cùng chiều với tỷ suất nợ.

Nghiên cứu này sử dụng tốc độ tăng trƣởng tài sản qua các năm để đánh giá mối quan hệ giữa sự tăng trƣởng và cấu trúc vốn của công ty.

Tốc độ tăng trưởng tài sản

=

(Tổng tài sản năm n+1) - (Tổng tài sản năm n)

* 100% Tổng tài sản năm n

3.4.6. Đặc điểm riêng của tài sản doanh nghiệp

Nhƣ đã đề cập ở mục 1.3.6 chƣơng 1 thì các công ty có các sản phẩm độc đáo thƣờng có đòn bẩy tài chính thấp bởi vì nếu công ty bị phá sản, thị trƣờng thứ cấp có tính cạnh tranh cho hàng tồn kho và các thiết bị sản xuất của công ty có thể không có. Trong nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) cũng cho kết quả tƣơng tự. Vì vậy, giả thuyết của đề tài là đặc điểm riêng của tài sản doanh nghiệp và tỷ suất nợ có tƣơng quan âm.

Do hạn chế về số liệu chi phí R&D, nên tác giả sử dụng tỷ lệ giá vốn hàng bán/tổng doanh thu thuần để phản ánh đặc điểm riêng của tài sản doanh nghiệp. Tỷ lệ giá vốn hàng bán càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt.

Kết hợp các lý thuyết về cấu trúc vốn và mối tƣơng quan giữa tỷ suất nợ với các nhân tố ảnh hƣởng đã phân tích ở trên, đề tài đƣa ra giả thuyết cho kết quả nghiên cứu nhƣ bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2. Giả thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất nợ

Nhân tố Biến và đo lƣờng Giả

thuyết

Quy mô doanh nghiệp

Doanh thu (DTHU) = Doanh thu thuần

Vốn chủ sở hữu (VCSH) = Vốn chủ sở hữu bình quân (+)

Cấu trúc tài sản Tỷ trọng tài sản cố định (TTTSCD) = TSCĐ/ Tổng tài

sản bình quân (+)

Hiệu quả hoạt động

Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) = Lợi nhuận trƣớc thuế/Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân

(+/-)

Rủi ro kinh doanh

Hệ số biến thiên ROA (BTROA) = Độ lệch chuẩn

ROA/ Giá trị trung bình ROA (-) Sự tăng trƣởng

của DN

Tốc độ tăng trƣởng tài sản (TgTTS) = [(Tổng tài sản

năm n+1) - (Tổng tài sản năm n)]/Tổng tài sản năm n (+) Đặc điểm riêng

của tài sản DN

Tỷ lệ giá vốn hàng bán (GVHB) = Giá vốn hàng

bán/Tổng doanh thu thuần (-)

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3, tác giả thiết kế phƣơng pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của 20 công ty ngành Dƣợc phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam. Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích, so sánh số liệu, phƣơng pháp thống kê để xây dựng hàm hồi quy nhằm đánh giá tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phần mềm Microsoft Office Excel và phần mềm SPSS 19.0 hỗ trợ nghiên cứu.

Qui trình nghiên cứu qua 8 bƣớc: Lựa chọn nhân tố ảnh hƣởng, thu thập dự liệu, mã hóa biến, kiểm tra trƣớc khi xử lý, phân tích thống kê mô tả, xác định tƣơng quan, xác đinh nhân tố ảnh hƣởng, kiểm định vi phạm giả thiết.

Để phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn trong đề tài này, tác giả lựa chọn mô hình hồi quy tuyến tính bội dựa trên nguyên tắc bình phƣơng nhỏ nhất với sự hỗ trợ của phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 19.0 để nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành Dƣợc phẩm niêm yết trên Sở TTCK Việt Nam.

Tác giả xây dựng giả thuyết về mối tƣơng quan của các nhân tố tới tỷ suât nợ nhƣ sau: quy mô doanh nghiệp, cấu trúc tài sản, sự tăng trƣởng của Doanh nghiệp tác động dƣơng (+) đến tỷ suất nợ; Rủi ro kinh doanh và đặc điểm riêng tài sản có tác động âm (-); Biến hiệu quả hoạt động có tác động dƣơng (+) và tác động (-) đến tỷ suất nợ.

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 68 - 72)