Ngành Dƣợc phẩm Việt nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 48 - 50)

6. Tổng quan tài liệu nghiện cứu

2.1.2.Ngành Dƣợc phẩm Việt nam

Hiện nay, trong khi khủng hoảng kéo theo sự đi xuống của hầu hết các ngành kinh tế, ngành Dƣợc phẩm Việt Nam vẫn ghi nhận tăng trƣởng ngƣợc dòng với tốc độ trung bình 18.8%/năm trong giai đoạn 5 năm 2009-2014.

Nhân tố chính tác động đến xu hƣớng này là do bản thân Dƣợc phẩm là sản phẩm không thể thay thế, sự nhận thức về chăm sóc sức khỏe của ngƣời Việt cũng tăng cao. Tuy vậy, một sự thật mà ngành Dƣợc Việt Nam không thể phủ nhận là tỉ lệ nhập khẩu Dƣợc phẩm đang còn quá cao, chiếm đến hơn 60% tổng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, dù cung cấp đƣợc 50% nhu cầu nhƣng thị trƣờng nội địa chỉ đáp lại 38%, các doanh nghiệp trong nƣớc chuyển sang hƣớng xuất khẩu.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu còn quá thấp, do sản phẩm của doanh nghiệp nội địa mới chỉ là những công thức thuốc thông thƣờng mà nguồn cung trên thị trƣờng quốc tế vẫn đang rất dồi dào, cộng với việc 90% nguyên Dƣợc liệu phải nhập khẩu, khiến mặt hàng của Việt Nam thiếu tính cạnh tranh.

Mặt khác, thuốc sản xuất trong nƣớc chủ yếu là generic, không có giá trị cao chỉ đáp ứng 50% nhu cầu tiêu thụ nội địa Trình độ công nghệ còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn đề ra.

Vì vậy, theo dự báo của BMI, mặc dù Bộ Y Tế đang khuyến khích doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ƣu đãi để xây dựng các dự án mới, trong vòng 5 năm tới, doanh nghiệp Dƣợc Việt Nam cũng chƣa thể có những sự phát triển bức phá. Kết quả là cán cân thƣơng mại ngành Dƣợc phẩm của Việt Nam vẫn chƣa thể có sự tiến triển tích cực. Ngành công nghiệp Dƣợc vẫn đang trong giai đoạn đầu của thời kì phát triển. Những năm tới đây, ngành Dƣợc phẩm mong muốn có sự thay đổi về chiến lƣợc cũng nhƣ khung pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành phát triển. BMI dự báo ngành Dƣợc phẩm vẫn tiếp tục tăng trƣởng với tốc độ trung bình 15.5%/năm trong vòng 5 năm tới, và đóng góp đến 2.2% vào GDP vào năm 2017. Tuy sản phẩm ngoại vẫn chiếm ƣu thế trong tƣơng lai gần, nhƣng các doanh nghiệp nội địa vẫn sẽ tích cực đầu tƣ sản xuất, tìm kiếm phƣơng thuốc mới, tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng đạt chuẩn quốc tế, cố gắng đạt mục tiêu đến năm 2020, cung cấp đƣợc 70% nhu cầu thị trƣờng nội địa nhƣ Bộ Y tế đã đặt ra.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 48 - 50)