6. Tổng quan tài liệu nghiện cứu
2.2.3. Cơ cấu các khoản nợ
Để nghiên cứu cấu trúc vốn của doanh nghiệp, bên cạnh xem xét sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu, cần xem xét sự kết hợp của nợ vay dài hạn và nợ vay ngắn hạn ngắn hạn vì điều này phụ thuộc vào mục đích tài trợ vốn cho tài sản ngắn hạn hay dài hạn. Cơ cấu nợ của các công ty ngành Dƣợc phẩm đƣợc thể hiện qua đồ thị 2.3 sau:
Đồ thị 2.3. Cơ cấu nợ bình quân từ năm 2010 đến năm 2014
Qua đồ thị 2.3 cho thấy, giá trị các khoản vay ngắn hạn cao hơn vốn vay dài hạn. Trong khi tỷ lệ vay dài hạn bình quân là 12.63% thì tỷ lệ vay ngắn hạn bình quân là 81.85% xấp xỉ gần gấp 7 lần vay dài hạn. Điều này chứng tỏ các công ty chủ yếu hoạt động bằng nợ vay ngắn hạn. Vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn sẽ hạn chế khả năng đầu tƣ dài hạn của công ty, không những thế còn chứa đựng rủi ro tiềm ẩn về khả năng thanh toán của công ty.
Xem xét chi tiết cho thấy, hầu hết công ty ƣu tiên sử dụng vốn vay ngắn hạn, nhiều công ty có tỷ lệ nợ ngắn hạn lên trên 90%, có công ty có tỷ lệ nợ ngắn hạn lên đến 100% nhƣ công ty PMC. Điều này càng thể hiện rõ nét chính sách ƣu tiên sử dụng nợ ngắn hạn của các công ty trong ngành. Các công ty có tỷ suất nợ cao mà tỷ lệ nợ ngắn hạn cũng cao thì dễ gặp rủi ro phá sản vì mất khả năng thanh toán. Vì vậy, tùy vào nhu cầu sử dụng vốn của từng công ty nhà quản trị có cơ cấu nợ phù hợp
Tóm lại, qua phân tích cấu trúc vốn của 20 công ty ngành Dƣợc phẩm cho thấy các công ty có cấu trúc vốn chủ yếu là nợ vay (trung bình chiếm 50.07% trong tổng tài sản và chiếm 120.89% trong tổng vốn chủ sở hữu), trong đó nợ ngắn hạn chiếm khá nhiều (trung bình chiếm 81.85% tổng nợ).
Nhƣ vậy, có thể khẳng định, phần lớn các công ty ngành Dƣợc phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nợ ngắn hạn và đang tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh toán. Nhận định này là hoàn toàn phù hợp với diễn biến trong giai đoạn từ 2010 đến nay, khi các công ty Dƣợc phẩm đang trên đà phát triển nhƣng nguồn thuốc và nguyên liệu cung cấp chủ yếu là nhập khẩu từ nƣớc ngoài.