6. Tổng quan tài liệu nghiện cứu
1.3.6. Đặc điểm riêng của tài sản doanh nghiệp
Các công ty có các sản phẩm độc đáo thƣờng có đòn bẩy tài chính thấp bởi vì nếu công ty bị phá sản, thị trƣờng thứ cấp có tính cạnh tranh cho hàng tồn kho và các thiết bị sản xuất của công ty có thể không có. Nghiên cứu của Titman và Wessels năm 1988 cũng cho kết quả mối tƣơng quan âm giữa tỷ lệ đòn bẩy tài chính và đặc điểm riêng của sản phẩm dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp.
1.3.7. Một số nhân tố vĩ mô ảnh hƣởng đến cấu trúc của doanh nghiệp
Sau Modigliani và Miller (1958), nhiều nhà kinh tế đã nỗ lực nghiên cứu nhằm hiểu đƣợc các chính sách tài trợ của một công ty và các nhân tố tác động đến nó. Trong tình hình kinh tế toàn cầu hóa hiện nay tính biến động của nền kinh tế càng trở nên phức tạp. Có thế nói rằng, điều kiện kinh tế vĩ mô là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng và các quyết định về sự lựa chọn cấu trúc vốn.
cân đối về lợi ích thuế từ nợ và chi phí khốn khó tài chính thì lợi ích và chi phí về nợ đều phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế vĩ mô. Lợi ích từ thuế phụ thuộc vào dòng tiền mà dòng tiền lại phụ thuộc vào chính sách tiền tệ mở rộng hay thắt chặt. Nhƣ một kết quả tất yếu, sự thay đổi về điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã trình bày cơ sở lý luận về cấu trúc vốn của doanh nghiệp, trong đó đã làm rõ khái niệm về cấu trúc vốn trên cơ sở các quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế giới về cấu trúc tài chính cũng nhƣ cấu trúc vốn. Theo đó, cấu trúc vốn của doanh nghiệp là quan hệ tỷ lệ giữa toàn bộ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đƣợc tính từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Đề tài cũng đã xác định một số chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Trong chƣơng này đề tài còn giới thiệu tổng quan các lý thuyết về cấu trúc vốn doanh nghiệp, bắt đầu từ quan điểm cổ điển về cấu trúc vốn cho đến các lý thuyết hiện đại nhƣ: Lý thuyết đoạt giải Nobel kinh tế của M&M, cho đến lý thuyết cân đối, lý thuyết thông tin bất đối xứng và cuối cùng là lý thuyết chi phí đại diện. Các lý thuyết này cung cấp những quan điểm khác nhau về cấu trúc vốn và ảnh hƣởng của cấu trúc vốn đối với giá trị doanh nghiệp; tiêu biểu nhƣ trong khi lý thuyết M&M cho rằng trong một thị trƣờng vốn hoàn hảo, giá trị doanh nghiệp độc lập với cấu trúc vốn của nó, thì lý thuyết cân đối lại thừa nhận một cấu trúc vốn tối ƣu cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những luận điểm này đã lý giải đƣợc rất nhiều các biểu hiện khác nhau về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong thực tế, cũng nhƣ những đa dạng trong các hành vi ứng xử trong hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp.
Trên cơ sở các lý thuyết về cấu trúc vốn và những kết quả thực nghiệm của một số nghiên cứu trên thế giới đề tài cũng đã bƣớc đầu đƣa ra những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp gồm: Quy mô doanh nghiệp, cấu trúc tài sản, hiệu quả hoạt động, rủi ro kinh doanh, sự tăng trƣởng của doanh nghiệp, đặc điểm riêng của tài sản công ty và một số nhân tố vĩ mô cũng ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Các nhân tố này sẽ đƣợc phân tích và chọn lọc để đƣa vào mô hình hồi quy nhằm kiểm nghiệm tác động của chúng đối với thực tiễn cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành Dƣợc phẩm.
CHƢƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY DƢỢC
PHẨM NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM