GIẢ THUYẾT VỀ MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA CẤU TRÚC VỐN VÀ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65 - 68)

6. Tổng quan tài liệu nghiện cứu

3.4. GIẢ THUYẾT VỀ MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA CẤU TRÚC VỐN VÀ

VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN

3.4.1. Quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp trên thực tế có ảnh hƣởng lớn đến việc huy động vốn nợ cũng nhƣ vốn chủ. Theo lý thuyết chi phí đại diện, các doanh nghiệp có quy mô lớn thƣờng đƣợc biết đến nhiều và tạo đƣợc uy tín trên thị trƣờng tài chính, vì vậy, các doanh nghiệp có quy mô lớn dễ tiếp cận với các thể chế tài chính và có khả năng vay nợ nhiều hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Điều này càng đúng đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi các doanh nghiệp nhỏ không có các báo cáo tài chính đầy đủ và tin cậy nên các ngân hàng thƣờng không đánh giá cao số liệu từ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy, đề tài sẽ giả thuyết quy mô doanh nghiệp quan hệ cùng chiều với tỷ suất nợ.

Có nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá quy mô doanh nghiệp nhƣ tổng tài sản, vốn điều lệ, số lao động, doanh thu....Nhƣ đã đề cập ở mục a phần 2.1.2, đối với các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt nam thì doanh thu là tiêu chí đƣợc xem xét để quyết định hoạt động kinh doanh chính của công ty niêm yết . Vì vậy, chỉ tiêu doanh thu đƣợc dùng để xem xét quan hệ giữa cấu trúc vốn và quy mô của doanh nghiệp. Ngoài ra, để thấy rõ hơn xu hƣớng

tác động của nhân tố quy mô doanh nghiệp đến cấu trúc vốn, đề tài xem xét thêm chỉ tiêu vốn chủ sở hữu.

3.4.2. Cấu trúc tài sản

Nhƣ đã đề cập ở mục 1.3.2, tài sản cố định có quan hệ cùng chiều với tỷ suất nợ. Bởi lẽ, để giảm rủi ro các chủ nợ thƣờng yêu cầu các doanh nghiệp khi sử dụng nợ thƣờng phải có tài sản thế chấp. Mặt khác, theo lý thuyết cân đối các doanh nghiệp có tài sản cố định lớn sẽ có khả năng duy trì mức nợ cao.

Trên thực tế, các doanh nghiệp thuộc các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, các tổ chức tín dụng đều cho vay theo hình thức thế chấp. Doanh nghiệp có nhiều tài sản thế chấp thì càng có nhiều cơ hội để tiếp cận với các khoản vay nợ từ các tổ chức tín dụng. Vì vậy, trong nghiên cứu của mình, tác giả đƣa ra giả thuyết tại các doanh nghiệp ngành Dƣợc phẩm cấu trúc tài sản có quan hệ cùng chiều với tỷ suất nợ.

Đề tài sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng của tài sản cố định trên tổng tài sản để thể hiện cấu trúc tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp là tài trợ cho tài sản cố định hay tài sản lƣu động. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động của mỗi doanh nghiệp.

3.4.3. Hiệu quả hoạt động

Theo lý thuyết M&M hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ nhƣng theo lý thuyết trật tự phân hạng thì mối quan hệ này là ngƣợc chiều.

Hiệu quả hoạt động càng cao thì khả năng vay nợ càng lớn vì các tổ chức tín dụng sẽ căn cứ vào hiệu quả của phƣơng án để cho vay. Tuy nhiên, đối với các công ty ngành Dƣợc phẩm, ngoài việc đánh giá hiệu quả hoạt động thì việc quan trọng hàng đầu để thẩm định và tài trợ vốn vay là việc quản lý dòng tiền và đánh giá tính khả thi, tin cậy của nguồn trả nợ của

phƣơng án kinh doanh. Điều đó giải thích tại sao phƣơng án có khả thi, có hiệu quả nhƣng các tổ chức tín dụng vẫn có thể từ chối tài trợ vì nguồn trả nợ không đảm bảo, thiếu tin cậy. Do đó, đề tài sẽ đƣa ra giả thuyết hiệu quả hoạt động có thể quan hệ cùng chiều cũng có thể quan hệ nghịch chiều với tỷ suất nợ.

Hiệu quả hoạt động đƣợc xem xét một cách tổng thể bao gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính. Hai hoạt động này có mối quan hệ qua lại do đó khi phân tích hiệu quả hoạt động cần phải xem xét hiệu quả của cả hai hoạt động này bởi lẽ một doanh nghiệp có thể có hiệu quả hoạt động kinh doanh nhƣng không có hiệu quả hoạt động tài chính hoặc hiệu quả tài chính thấp.

- Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Với hoạt động này, đề tài sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) để đánh giá mức độ sinh lời theo tỷ suất vay. Vì ROA đánh giá đƣợc mức độ sinh lời trên tài sản, mà tài sản đƣợc bổ sung từ nguồn vốn vay, do đó, đánh giá đƣợc hiệu quả sử dụng vốn vay. Vì vậy, đề tài chỉ tính ROA cho toàn công ty.

ROA = Lợi nhuận trước thuế

*100% Tổng tài sản bình quân

- Hiệu quả hoạt động tài chính

Để đánh giá chính xác hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đề tài xem xét thêm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Trong điều kiện doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều nguồn, nhất là thông qua thị trƣờng tài chính, chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp càng có cơ hội tìm đƣợc nguồn vốn mới. Ngƣợc lại, tỷ lệ này càng thấp dƣới mức sinh lời cần thiết của thị trƣờng thì khả năng thu hút vốn chủ sở hữu, khả năng đầu tƣ vào doanh nghiệp càng khó.

ROE = Lợi nhuận sau thuế

*100% Vốn chủ sở hữu bình quân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)