Lý thuyết về cấu trúc vốn theo quan điểm truyền thống

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 29)

6. Tổng quan tài liệu nghiện cứu

1.2.1. Lý thuyết về cấu trúc vốn theo quan điểm truyền thống

Lý thuyết này cho rằng có một cấu trúc vốn tối ƣu, với cấu trúc vốn này có thể gia tăng giá trị doanh nghiệp bằng cách sử dụng tỷ số đòn bẩy tài chính phù hợp. Theo cách tiếp cận này, doanh nghiệp trƣớc tiên có thể hạ thấp chi phí sử dụng vốn thông qua việc gia tăng sử dụng nợ. Khi doanh nghiệp sử dụng nợ thì chi phí trả lãi vay đƣợc ghi nhận vào chi phí trƣớc thuế nên làm giảm thu nhập chịu thuế, từ đó doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và lợi nhuận sau thuế tăng lên.

Tuy nhiên, việc gia tăng mức độ sử dụng nợ cùng chiều với gia tăng rủi ro và gia tăng suất sinh lợi yêu cầu đến một lúc nào đó thì lợi ích của việc tiết kiệm thuế không bù đắp cho việc gia tăng của chi phí sử dụng vốn bình quân khiến cho lợi ích của việc sử dụng nợ không còn nữa. Toàn bộ quá trình đƣợc diễn ra nhƣ sau:

Đồ thị 1.1. Mối quan hệ giữa chi phí sử dụng vốn và tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp theo lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu

Chi phí sử dụng vốn Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu WACC Chi phí sử dụng nợ

Tỷ suất nợ tối ƣu Tỷ suất nợ 0

- Cấu trúc vốn không có nợ hoàn toàn là 100% VCSH thì chi phí sử dụng vốn bình quân cũng chính là chi phí sử dụng VCSH (WACC = kE).

- Khi cấu trúc vốn đƣợc tài trợ bằng nợ thì WACC bắt đầu giảm dần theo sự gia tăng của tỷ trọng nợ trong cấu trúc vốn đó nhờ vào chi phí sử dụng nợ luôn rẻ hơn chi phí sử dụng VCSH.

- Nhƣng khi WACC giảm đến mức thấp nhất thì tại đây mức độ nợ trong cấu trúc vốn đạt đến mức độ tối ƣu hay tỷ suất nợ trong cấu trúc vốn đạt tỷ suất nợ tối ƣu và cấu trúc vốn lúc này trở thành cấu trúc vốn tối ƣu.

- Khi gia tăng nợ trong cấu trúc vốn vƣợt quá tỷ suất nợ tối ƣu thì WACC bắt đầu tăng dần. Bởi vì lúc này, sự gia tăng nợ kéo theo rủi ro về khả năng thanh toán nợ cho chủ nợ, đồng thời cũng làm tăng rủi ro đối với chủ sở hữu, từ đó làm cho chi phí sử dụng vốn của từng nguồn tài trợ tăng nhằm bù đắp rủi ro. Chính vì điều này làm cho các doanh nghiệp không bao giờ chọn cấu trúc vốn tài trợ 100% nợ.

Nhƣ vậy, theo lý thuyết cấu trúc vốn tối ƣu còn gọi là cách tiếp cận truyền thống thì: Cấu trúc vốn có tác động đến chi phí sử dụng vốn và giá trị doanh nghiệp hay nói cách khác có một điểm tối ưu ở đó chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp là nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp cao nhất. Tuy nhiên, không có một lý thuyết cơ sở thể hiện chi phí sử dụng nợ sẽ tăng bao nhiêu do nguy cơ vỡ nợ. Hạn chế này sẽ đƣợc khắc phục trong lý thuyết M&M.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 29)