Nhóm nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng đà nẵng (Trang 29 - 31)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Nhóm nhân tố bên ngoài

Điều kiện bên ngoài có ảnh hƣởng một cách gián tiếp hay trực tiếp tới công tác phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, bao gồm: điều kiện phát triển về kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, thị trƣờng lao động, cơ chế và các chính sách liên quan đến lao động. Tổng hợp các nghiên cứu về ảnh hƣởng của các điều kiện đối với phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức ở các quốc gia, Abdullah Haslinda (2009) đã chỉ ra rằng: bối cảnh của phát triển nguồn nhân lực chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ bởi nền kinh tế, triển vọng của nó và các chính sách, thể chế của chính phủ ở mỗi nƣớc [19, tr.490].

• Nhân tố thuộc về kinh tế Về mặt kinh tế, nguồn lực con ngƣời xem xét chủ yếu dƣới góc độ là lực lƣợng lao động cơ bản của xã hội, cả trong hiện tại và tƣơng lai. Các bƣớc ngoặt của nền kinh tế đều ảnh hƣởng tới nhu cầu về nhân lực trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Trƣờng hợp nền kinh tế ở giai đoạn suy thoái thì nhu cầu về nhân lực có thể giảm xuống. Ngƣợc lại khi nền kinh tế phát triển, doanh nghiệp sẽ có cơ hội làm ăn, nhận đƣợc nhiều việc làm hơn, từ đó có thể mở rộng quy mô, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo

thực hiện mục tiêu chiến lƣợc lâu dài của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuyển thêm ngƣời có trình độ, tăng lƣơng để thu hút nhân tài, tăng phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc để giữ chân đƣợc những ngƣời có trình độ và kỹ năng làm việc tốt. Ngoài ra, tình hình lạm phát, tình trạng thất nghiệp và lãi suất ngân hàng đều có ảnh hƣởng tới nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp.

Đầu tƣ cho phát triển nguồn lực con ngƣời mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm đƣợc việc khai thác các nguồn lực khác. Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy đầu tƣ cho phát triển nguồn lực con ngƣời mang lại tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và ổn định hơn. Kinh tế tăng trƣởng mang lại sự giàu có về vật chất, suy cho cùng không ngoài mục đích đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sống của bản thân con ngƣời. Vậy con ngƣời không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế.

• Nhân tố thuộc về chính trị-pháp luật

Chính trị ổn định, pháp luật hoàn chỉnh là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp phát triển. Các tổ chức kinh doanh sẽ ngày càng tác động mạnh mẽ tới môi trƣờng chính trị pháp luật thông qua các sản phẩm dịch vụ hay việc làm do họ tạo ra đối với xã hội. Ngƣợc lại, môi trƣờng chính trị, pháp luật có ảnh hƣởng mạnh mẽ nhƣ là sự ổn định các chính sách kinh tế. Các quy định của pháp luật, thể chế, cơ chế, chính sách có ảnh hƣởng trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực của một tổ chức. Chẳng hạn nhƣ một bộ luật mới về lao động sẽ có tác dụng động viên hay hạn chế ngƣời lao động cung cấp sức lao động cho các doanh nghiệp.

• Nhân tố thuộc về khoa học kỹ thuật - công nghệ

Trong thời đại lao động tri thức hiện nay khoa học công nghệ phát triển, nhiều ngành nghề mới với công nghệ cao ra đời đòi hỏi nguồn nhân lực phải đƣợc trang bị những kiến thức và kỹ năng mới. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã đƣa vai trò của các yếu tố lợi thế so sánh có tính truyền thống nhƣ tài nguyên, vốn, xuống hàng thứ yếu so với thông tin và tri thức trong phát triển kinh tế – xã hội đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Máy móc kỹ thuật hiện đại đã thay thế con ngƣời trong nhiều lĩnh vực, dẫn đến nhiều thay đổi cơ bản trong

điều kiện làm việc. Năng suất lao động đƣợc nâng cao, trình độ lao động đƣợc cải thiện đáng kể, điều này đã làm ảnh hƣởng trực tiếp và tác động rõ rệt đến công tác quản trị nguồn nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp.

• Nhân tố thuộc về văn hoá, xã hội

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, yếu tố văn hóa luôn có sự ảnh hƣởng đáng kể đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài trên một khu vực cần phải có sự nghiên cứu kĩ lƣỡng để đƣa ra cách thức sản xuất, chiến lƣợc kinh doanh phù hợp đảm bào lâu dài. Điều đó cũng đặt ra yêu cầu cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần phải có những điều chỉnh trong việc đào tạo cho nhân viên nắm bắt đƣợc yếu tố văn hóa từng vùng, khu vực khác nhau, từ đó có những kĩ năng phù hợp với các thay đổi đó.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng đà nẵng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)