Nhóm nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng đà nẵng (Trang 31 - 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Nhóm nhân tố bên trong

a. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Các chiến lƣợc, chính sách kinh doanh và các chiến lƣợc, chính sách nguồn nhân lực trong doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đƣợc phát triển trong mối tác động qua lại lẫn nhau. Nguồn nhân lực đƣợc coi là một lợi thế cạnh tranh then chốt của doanh nghiệp, không phải đơn thuần chỉ là phƣơng tiện để thực hiện các chiến lƣợc, chính sách kinh doanh. Một doanh nghiệp có thể có công nghệ hiện đại, chất lƣợng dịch vụ tốt, cơ sở hạ tầng vững chãi nhƣng thiếu lực lƣợng lao động thì doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng đƣợc lợi thế cạnh tranh.

Có thể nói chính con ngƣời tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Tuy vậy, nếu chỉ chú trọng phát triển nhân lực mà không gắn kết nó với nguyên tắc và mục tiêu chung của doanh nghiệp thì mọi sự cố gắng nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của ngƣời lao động sẽ trở nên lãng phí vô ích.

Các mục tiêu chiến lƣợc của doanh ngiệp sẽ ảnh hƣởng tới nhu cầu tƣơng lai của nó. Khi kế hoạch sản xuất kinh doanh đặt ra mục tiêu tăng trƣởng, đầu tƣ mở rộng sản xuất hoặc tiến hành một công việc mới, sản phẩm mới.. thì nhu cầu

về nhân lực sẽ tăng lên và ngƣợc lại, khi có suy giảm, hay thu hẹp sản xuất kinh doanh thì tất yếu dẫn đến nhu cầu về nhân lực sẽ giảm đi.

Chiến lƣợc phát triển kinh doanh định hƣớng cho chiến lƣợc nhân lực, tạo ra đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia, công nhân lành nghề và phát huy tài năng của họ. Chiến lƣợc đó nhằm đảm bảo thực hiện bằng những chính sách, chế độ nhằm:

- Bố trí nơi làm việc thuận lợi, an toàn, đạt năng suất cao. - Khuyến khích mọi ngƣời làm việc hết khả năng và sáng tạo.

- Đãi ngộ thỏa đáng, tạo động lực tăng năng suất lao động và bảo đảm chất lƣợng sản phẩm.

- Tạo điều kiện tăng tiến cho mọi ngƣời, đƣợc tôn trọng và không ngừng phát triển với tƣơng lai sáng sủa.

b. Chính sách nhân lực của doanh nghiệp

Chính sách nhân lực là tổng thể các quan điểm, tƣ tƣởng, giải pháp và công cụ mà các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng tác động lên các chủ thể quản lý nhằm giải quyết các vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu, hƣớng các mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp trong cơ chế thị trƣờng cần hoạch định và thực thi các chính sách nhân lực nhƣ: chính sách thu hút ngƣời lao động có trình độ cao, các chính sách đãi ngộ cho những trƣờng hợp có thành tích gây ảnh hƣởng tốt đến hiệu quả, tạo giá trị mới, tạo điều kiện cho phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ đào tạo và đào tạo nâng cao. Nhu cầu về nhân lực tƣơng lai của doanh nghiệp sẽ phát triển lên hay thu hẹp tƣơng ứng với giai đoạn phát triển hay suy thoái trong chu kỳ sống của sản phẩm doanh nghiệp. Từng doanh nghiệp ở từng giai đoạn phát triển phải hoạch định và thực thi từng chính sách nhân lực đó với mức độ cụ thể phù hợp.

c. Các nguồn lực của tổ chức

Nguồn lực của tổ chức bao gồm nguồn lực tài chính, nguồn lực về con ngƣời và nguồn lực về công nghệ. Cả 3 nguồn lực đều có vai trò và ảnh hƣởng tới sự tồn vong của doanh nghiệp khác nhau, chúng bổ sung và hỗ trợ cho nhau.

Nếu doanh nghiệp nắm giữ một lực lƣợng lao động có chất lƣợng, đáp ứng đƣợc công việc thì doanh nghiệp sẽ phải tốn ít chi phí và thời gian hơn để tổ chức đào tạo cho ngƣời lao động vì họ có khả năng tiếp thu, cập nhật và nắm bắt nhanh các kiến thức đƣợc bổ sung. Do đó hiệu quả công tác đào tạo cũng cao hơn. Nhƣng nếu doanh nghiệp lại có một đội ngũ lao động kém chất lƣợng không đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc thì việc tổ chức đào tạo lại cho họ là rất quan trọng và không thể bỏ qua, mặt khác sẽ tốn kém chi phí hơn.

Tình hình tài chính cũng ảnh hƣởng lớn đến sự thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có tình hình tài chính lớn mạnh sẽ có đủ tiềm lực để đầu tƣ cho công tác đào tạo của doanh nghiệp, đồng thời nó cũng hứa hẹn trả các khoản tiền lƣơng và phúc lợi cho nhân viên hậu hĩnh. Ngƣợc lại nếu tình hình tài chính của doanh nghiệp không khả quan thì việc đầu tƣ cho công tác đào tạo sẽ rất khó khăn và gặp nhiều hạn chế. Điều đó dẫn đến chất lƣợng các khóa đào tạo sẽ giảm sút.

Yếu tố công nghệ cũng có ảnh hƣởng đến công tác đào tạo và phát triển. Với một doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến thì để đảm bảo có thể vận hành trơn tru qui trình đó sao cho đem lại hiêu quả tốt nhất doanh nghiệp cần phải trang bị cho đôi ngũ lao động trong tổ chức có đƣợc các kiến thức kĩ năng phù hợp.Muốn vậy cần phải xây dựng các khóa đào tạo có chất lƣợng, qua đó vừa cung cấp kiến thức cho ngƣời lao động vừa có thể đánh giá hiệu quả làm việc thực tế của họ.

d. Văn hóa doanh nghiệp

Chủ yếu đƣợc hình thành và phát triển từ tấm gƣơng của các cấp quản trị. Một nhà lãnh đạo tạo ra bầu không khí học tập bằng việc khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên nâng cao kiến thức, sẽ có đƣợc một đội ngũ nhân viên thích ứng nhanh nhạy với mọi biến động của thị trƣờng. Ngoài ra các yếu tố nhƣ đồng phục, sự giải lao, vui đùa, giải tỏa căng thẳng, sự giúp đỡ giữa nhân viên và quản lý cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển nguôn nhân lực cho doanh nghiệp.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG

VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng đà nẵng (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)