7. Tổng quan đề tài nghiên cứ u
3.2.3. Xây dựng mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ ngày
ngày càng hoàn thiện
Hệ thống chấm điểm tín dụng của NH ACB nhìn chung khá chặt chẽ. ACB có công văn hướng dẫn cụ thể chấm điểm tín dụng DN Module Scoring xét duyệt và Module Scoring phân loại nợ. Nhưng trong mục nhập thông tin tài chính khác, hệ thống chỉ tự động tính toán một vài chỉ tiêu từ báo cáo tài chính đã nhập, các chỉ tiêu còn lại nhân viên tín dụng tự tính toán. Kết quả tính toán trong bảng này sẽ được hệ thống tự động sử dụng để tính toán một số chỉ tiêu tài chính. Nhân viên cần tính toán đầy đủ các chỉ tiêu trong bảng này để đảm bảo kết quả chấm điểm chính xác. Việc này phụ thuộc nhiều vào chuyên môn của nhân viên tín dụng. Thiết nghĩ, cần có một bộ phận chuyên
gia đảm trách việc hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bổ sung tính toán tự động các chỉ tiêu tài chính, theo dõi kết quả xếp hạng để loại bỏ những chỉ tiêu đánh giá không chính xác khoản vay và KH vay.
NH có thể tham khảo mô hình tỷ suất sinh lời trên vốn điều chỉnh theo mức độ rủi ro ( RAROC Models)
3.2.4. Kiểm soát rủi ro
a. Bảo hiểm tín dụng cho các khoản vay
Bảo hiểm tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ RRTD nhưng chưa được NH và CN quan tâm đúng mức. NH nên thành lập hoặc liên kết với các công ty bảo hiểm trong việc thực hiện bảo hiểm cho các TSBĐ và cho đối tượng vay vốn, tư vấn và thuyết phục KH mua bảo hiểm nhằm giúp CN có thể thu hồi nợ trong trường hợp xấu nhất DN không thể thu hồi được nợ.
Yêu cầu KH mua bảo hiểm đối với những TSBĐ mà pháp luật không bắt buộc hoặc mua bảo hiểm vật chất trong các lĩnh vực mà DN đầu tư sản xuất, kinh doanh; nhất là các lĩnh vực chịu nhiều rủi ro do tác động của thiên tai như: các công trình xây dựng, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị..., các ngành có độ rủi ro cao (gas, xăng dầu....)
b. Tăng cường kiếm soát khoản vay và KH vay vốn trước, trong và sau khi cho vay
Công tác giám sát khoản vay, đánh giá lại định kỳ DN, khoản vay luôn bị buông lỏng đặc biệt là đối với các DN có quan hệ tín dụng lâu dài với CN. Nhân viên tín dụng thường có tâm lý cả nể, tin tưởng KH và nhiều khi bỏ qua chế độ kiểm tra định kỳ nên không phát hiện được những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của DN. Vấn đề giám sát khoản vay cần được chú trọng và thực hiện định kỳ, đột xuất theo quy định của ACB. Nghiêm khắc xử lý CBTD không tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay DN.
Tổ chức kiểm tra chéo hồ sơ định kỳ giữa các CN đểđảm bảo tính khách quan về số liệu, kịp thời sửa chữa sai sót trong hồ sơ tín dụng.
c.Thẩm định chặt chẽ TSBĐ
CBTD cần phải thận trọng hơn trong việc xác định loại tài sản và giá trị tài sản đem cầm cố thế chấp của DN, xác định được giá trị thị trường của tài sản đem cầm cố, thế chấp khi bắt đầu thời điểm vay và trong suốt quá trình hoàn trả nợ. CN cần đòi hỏi DN thế chấp, cầm cố tài sản có giá trị lớn hơn nhiều so với khoản vay để hạn chế rủi ro do giá trị thị trường của tài sản thay đổi và các chi phí liên quan đến việc phát mại tài sản khi khoản cho vay không thể hoàn trả.
Kiểm tra kỹ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu của tài sản, tránh trường hợp một tài sản DN đem thế chấp ở nhiều NH khác nhau.
Định kỳ, CN cần tiến hành đánh giá lại mức độ rủi ro của TSBĐ: + Kiểm tra định kỳđối với tài sản.
+ Đánh giá định kỳ tài sản thế chấp, cầm cốđể xem xét mức độ sụt giảm của tài sản, khả năng chuyển nhượng tài sản trên thị trường. Trong trường hợp giá trị tài sản bị sụt giảm không đủđiều kiện để bảo đảm giá trị khoản vay cần yêu cầu DN bổ sung tài sản, hạn chế lại khoản vay.
d. Xây dựng mối quan hệ tốt để tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ của cơ quan chức năng, các hiệp hội, ban ngành
Cần xây dựng mối quan hệ, liên kết với các hiệp hội DN nhỏ và vừa, các hiệp hội làng nghề, hiệp hội DN trẻ tỉnh Quảng Nam... để nắm bắt các thông tin về DN như tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn, dịch vụ, chuyển tải thông tin về hoạt động của CN tới DN cũng như tạo nên cầu nối qua lại thường xuyên, thâm nhập lẫn nhau giữa NH và DN.
Cần duy trì mối quan hệ hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ của Cơ quan công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Ủy ban nhân dân địa phương nơi DN cư trú hoặc
nơi có tài sản thế chấp sẽ hỗ trợ CN trong việc quản lý DN, thu hồi nợ và xử lý RRTD là hết sức quan trọng.
e. Sử dụng các công cụ phái sinh, bán nợ, chứng khoán hóa trong việc phòng ngừa rủi ro
Đối với những khoản vay CN đánh giá khả năng xảy ra rủi ro cao thì CN có thể sử dụng các biện pháp phòng ngừa như công cụ phái sinh, bán nợ, chứng khoán hóa. NH ACB và CN cần trang bị thêm cho nhân viên tín dụng các kiến thức về thị trường ngoại hối, về thị trường tiền tệ, công cụ phái sinh để phối hợp và tư vấn DN trong việc sử dụng các công cụ này phòng ngừa rủi ro.
+ Công cụ phái sinh: sử dụng hợp đồng quyền tín dụng để đảm bảo thanh toán khoản cho vay khi khoản vay có vấn đề, sử dụng hợp đồng hoán đổi tín dụng đểđa dạng hóa danh mục cho vay, phân tán rủi ro.
+ Bán nợ: tức bán một khoản cho vay cho đối tác, giúp CN có được dòng thu nhập ngay, không phải tăng dự trữ bắt buộc như huy động tiền gửi, giúp CN cơ cấu lại danh mục đầu tư.
+ Chứng khoán hóa: Là quá trình NH tập hợp các tài sản sinh lời chưa đáo hạn, bán cho người đầu tư dưới hình thức phát hành chứng khoán nợ. Các chứng khoán nợ này cho phép người sở hữu chúng nhận được các khoản tiền thanh toán từ người vay. Chứng khoán hóa giúp CN tăng thu nhập từ phí và chuyển đổi lĩnh vực sang các thị trường mới tăng trưởng nhanh hơn và khả năng sinh lợi cao hơn.
3.2.5. Tài trợ rủi ro
CN cần thỏa thuận với KH để xử lý TSBĐ nhằm thu hồi nợ nhanh chóng trước khi đệđơn ra Toà để xin xử lý TSBĐ.
+ Đối với TSBĐ là máy móc, thiết bị thì CN nên tham khảo ý kiến của những nhà chuyên môn nhằm phát mãi TSBĐ nhanh chóng và có lợi nhất.
+ Đối với TSBĐ là quyền sử dụng đất, nhà xưởng, giấy tờ có giá: CN cần thoả thuận chặt chẽ trước với DN là sẽ chuyển giao quyền sở hữu tài sản đó cho CN khi KHàng không thanh toán được nợ nhằm tránh hành vi KH cố tình né tránh, không tự nguyện giao tài sản cho CN khi phát mãi tài sản.
+ CN cần thành lập tổ xử lý rủi ro nhằm tận dụng hết khả năng để xử lý TSBĐ nhanh chóng, giảm được thời gian, công sức và chi phí để thu hồi nợ nhanh chóng, tránh được tình trọng ứđọng vốn kéo dài.
CN cần thực hiện tốt việc phân loại nợ, kiên quyết chuyển nhóm nợ thích hợp khi nợ đã quá hạn, phân loại nợ đúng quy định.Thực hiện đúng nguyên tắc trích lập dự phòng rủi ro.
3.2.6. Một số biện pháp khác
a. Những thay đổi trong cơ cấu quản trị nguồn nhân lực
Sasser và Aebej đã viết : “ Một DN dịch vụ thành đạt trước tiên phải bán được những công việc cho các nhân viên trước khi có thể bán các dịch vụ của họ cho KH.” Điều đó cho thấy tầm quan trọng của nhân viên trong việc tác động đến chất lượng dịch vụ đặc biệt đối với lĩnh vực tín dụng lại càng quan trọng. KHDN là đối tượng có tầm hiểu biết cao trong xã hội, am hiểu luật pháp và hoạt động của NH nên việc tiếp xúc với loại KH này cần có sự chuẩn bị thật tốt. Vấn đề quản trị nguồn nhân lực trong nghiệp vụ tín dụng là không thể thiếu:
- Không ngừng thực hiện chính sách “chiêu mộ nhân tài ’’ và tổ chức các lớp huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ tín dụng.
+ Sự hiểu biết, kinh nghiệm trong nghiệp vụ của nhân viên tín dụng là rất quan trọng bởi vì một nhân viên tín dụng “tồi” dễ dẫn đến quyết định “tồi” và hậu quả CN phải gánh chịu khoản vay kém chất lượng. Kinh nghiệm trong nghề của nhân viên có thể giúp cho quyết định vay vốn của DN được nhanh chóng hơn.
+ “Chiêu mộ nhân tài ” phải có chiến lược lâu dài, không theo kiểu hàng loạt, CN có thể chủđộng tìm đến những sinh viên giỏi tại các trường đại học trên thành phố, tổ chức các buổi gặp gỡ trao đổi về nhu cầu tuyển dụng hiện tại cũng như tương lai, tạo cơ hội tiềm kiếm những nhân viên giỏi tiềm năng. Cần lưu ý rằng đạo đức nghề nghiệp được xem là tiêu chí quan trọng trong tuyển dụng và bố trí nguồn nhân lực. RRTD xuất phát từ một trong những nguyên nhân là do cán bộ tín dụng thiếu đạo đức nghề nghiệp, vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng làm tổn hại đến lợi ích của NH.
+ Khuyến khích tính sáng tạo của nhân viên, cần khen thưởng với những nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và xử phạt những nhân viên lơ là chức trách. Tổ chức các buổi giao lưu văn hóa định kỳ cho nhân viên, hằng năm ít nhất một lần tổ chức buổi picnic để tăng thêm quan hệ giữa mọi người trong công ty, giữa nhà quản lý và nhân viên, giữa các đồng nghiệp với nhau.
- Mỗi bộ phận có chức năng riêng. Tuy nhiên cần có sự hỗ trợ và liên kết chặt chẽ giữa bộ phận tín dụng và các bộ phận khác như ngân quỹ, giao dịch, dịch vụ KH. Các CBTD cần nắm bắt nhiều hơn thông tin về DN sẽ giao dịch, điều này vừa tạo nên sự thích thú đối với DN hoạt động lành mạnh vừa có được cơ sở dữ liệu thông tin tạo điều kiện cho việc đưa ra quyết định cho vay đúng đắn.
- Ban giám đốc có thể tổ chức cuộc thi “ Sáng kiến hạn chế rủi ro trong cho vay DN ngành thương mại- dịch vụ du lịch” hay “ Giải pháp tiếp cận doanh nghiêp hoạt động trong ngành công nghiệp ”,… cho các nhân viên tín dụng, không giới hạn đối tượng nhân viên hoạt động ở bộ phận khác. Qua cuộc thi, ban giám đốc có thể thu thập được nhiều sáng kiến hay và xây dựng kế hoạch áp dụng thực tế. Nếu mô hình thành công không những CN ACB – Hội An mà các CN khác của NH ACB có thể áp dụng, nhân rộng mô hình. Việc làm này không những tạo ra sự năng động cho nhân viên, nâng cao
nghiệp vụ mà còn đem lại lợi ích tương lai cho NH. Tuy nhiên phải có một mức thưởng hợp lý cho nhân viên và nếu sáng kiến được áp dụng thì CN phải bỏ ra một chi phí đầu tư không nhỏ.
b. Xây dựng mạng lưới thông tin hiện đại
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Công nghệ thông tin ứng dụng trong NH sẽ giúp NH cung ứng sản phẩm, dịch vụ hiệu quả hơn. Theo nhận định của các chuyên gia, việc đầu tư cho công nghệ thông tin vẫn được coi là mũi nhọn, là giải pháp cần thực hiện để đổi mới NH. ACB là NHTM có nhiều ứng dụng công nghệ trong các sản phẩm dịch vụ của mình. Và lĩnh vực tín dụng cũng không ngoại lệ. Nhờ có mạng lưới thông tin mà hoạt động cho vay ngày càng được thực hiện một cách nhanh chóng và kịp thời. ACB- CN Hội An cần có kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động của DN. Cụ thể:
Mở rộng tuyên truyền quảng cáo các loại hình cho vay DN trên Website. Hiện nay chưa có Website chính thức của ACB- CN Hội An. Nếu thiết lập được sẽ giúp cho KH dễ dàng tiếp cận NH, tìm hiểu thông tin kịp thời nhằm phục vụ tốt nhu cầu vay vốn của KH đặc biệt là DN. Website được thiết kế riêng cho KH Quảng Nam của ACB phải đầy đủ những hạng mục, trong đó hạng mục lớn phải có cho vay DN. Trang web phải cập nhập kịp thời những tin tức nóng bỏng của thị trường tài chính trong nước nói chung và tại Quảng Nam nói riêng, đề cập đến tình hình hoạt động của DN trên địa bàn. Những thắc mắc của KH về thủ tục vay vốn, điều kiện vay vốn qua mail phải được CN giải quyết trong thời gian sớm nhất. Những sản phẩm cho vay mới của
ACB ra đời phải được nhanh chóng triển khai, quảng cáo qua mạng và trên các phương tiện công chúng.
Nếu có thể thiết lập một bộ phận quản lý hệ thống thông tin cho CN đảm nhận trách nhiệm kiểm tra quản trị phần mềm, đảm bảo nguyên tắc an toàn, bảo mật. Một sự rò rỉ thông tin cá nhân của DN ra bên ngoài có thể gây thiệt hại cho DN, NH dễ đụng chạm tới pháp luật và mất uy tín với KH.
Xây dựng mạng lưới thông tin đồng nhất, tăng cường tính kết nối giữa trụ sở chính với CN và CN Á Châu – Hội An với các phòng giao dịch.
Luôn luôn nâng cao năng lực cạnh tranh công nghệ, đó không chỉ là công nghệ mạng tính tác nghiệp như hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống NH bán lẻ mà còn phải cải tiến hệ thống thông tin quản lý MIS, thiết lập hệ thống dự báo rủi ro và các hệ thống đó phải ở trạng thái mở tức có khả năng đổi mới công nghệ hiện tại về kỹ thuật và kinh tế. Có như vậy, năng lực cạnh tranh của NH mới cao, thoả mãn được KH vay vốn khi mà sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
c. Công tác báo cáo thống kê
Khi thực hiện tốt các bước trong quy trình quản trị RRTD, CN sẽ đánh giá mức độ RRTD được chính xác hơn. Chi nhánh cần thống kê và báo cáo nhanh chóng những trường hợp phát sinh RRTD và có dấu hiệu rủi ro tín dụng để nhận được sự chỉđạo kịp thời của cấp thẩm quyền.
d. Mở rộng cho vay doanh nghiệp ngành thương mại, du lịch và công nghiệp trên địa bàn theo nguyên tắc thận trọng
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có khu công nghiệp Điện Bàn, khu Kinh tế mở Chu Lai là những vị trí trong điểm để phát triển kinh tế. Việc thành lập các cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung đã tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển sản xuất. Vì hoạt động sản xuất liên tục, nguồn vốn luôn quay vòng nên nhu cầu vốn của đối tượng DN trong ngành nghề này lớn.
Cùng với sự phát triển trong ngành công nghiệp, ngành thương mại du lịch cũng trên đà tăng trưởng mạnh. Đặc biệt là thành phố Hội An, luôn thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Ngành du lịch thương mại vẫn tiếp tục phát triển và nhu cầu vốn cho các DN mở rộng kinh doanh là không thể thiếu.
Giải pháp đề ra:
- Khảo sát tình hình thực tế của các NH đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, xem xét mật độ giao dịch KH, các địa điểm đặt thẻ ATM. CN nên thành lập một đội đi nghiên cứu thị trường mục tiêu bao gồm nhân viên của ngân hàng và các cộng tác viên gặp gỡ, khảo sát, đặt bảng câu hỏi về hoạt động của DN