7. Tổng quan đề tài nghiên cứ u
2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay của doanh nghiệp
a. Tình hình hoạt động cho vay doanh nghiệp của chi nhánh nói chung
Căn cứ vào bảng cơ cấu cho vay DN của CN cho thấy dư nợ bình quân cho vay của CN có chiều hướng thay đổi qua các năm: năm 2012 dư nợ cho vay bình quân đối với KHDN lại giảm đến -153.903 triệu đồng (37,68%), năm 2013 tiếp tục giảm nhưng mức giảm thấp hơn năm 2012(19,59%). Do hoạt động của DN mức độ rủi ro cao hơn so với cá nhân, nguy cơ phá sản thua lỗ cao trong khi cá nhân vay là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng có tính chất ổn định hơn, việc thẩm định KH cá nhân cũng dễ dàng hơn so với thẩm định KH là DN nên tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ bình quân của DN cao hơn cá nhân. ACB- CN Hội An không mạo hiểm cấp tín dụng cho các DN có rủi ro cao và do vậy đã xây dựng một danh mục cho vay ít có nợ có vấn đề
Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DN năm 2011 ở mức thấp: 0,11%; năm 2012, 2013 có xu hướng tăng (lần lượt là 0,32%; 0,5%) theo xu hướng biến động chung của nền kinh tế. Điều này có thể lý giải bởi năm 2012, năm 2013 là năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung, RRTD vẫn được CN kiểm soát tốt so với mặt bằng chung của NH ACB và trước thực trạng chất lượng tín dụng toàn ngành NH đi xuống.
Bảng 2.5: Tình hình hoạt động cho vay doanh nghiệp giai đoạn 2011-2013 của NH Á Châu chi nhánh Hội An Đơn vị : triệu đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (+/-) 12/11 (+/-) 13/12 Chỉ tiêu ST ST ST ST (%) ST (%) 1. Dư nợ bình quân 408.445 254.542 204.683 -153.903 -37,68 -49.859 -19,59 2. Nợ quá hạn 3.656 5.103 5.153 1.447 39,58 50 0,98 3. Tỷ lệ nợ quá hạn 0,90 2,00 2,52 1,11 0,52 4. Nợ xấu 452 821 1.021 369 81,64 200 24,36 5. Tỷ lệ nợ xấu 0,11 0,32 0,50 0,21 0,18
Nguồn: Phòng Tổng hợp NH Á Châu chi nhánh Hội An
b. Phân loại cho vay doanh nghiệp theo thời hạn
Năm 2012, dư nợ cho vay ngắn hạn DN đạt 187.754 triệu đồng, chiếm 73,76% và giảm 35,10% so với năm 2011; đến năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn DN đạt 154.754 triệu đồng, chiếm 75,61% và giảm 17,58 % so với năm 2012. Trong khi đó, dư nợ cho vay trung dài hạn DN năm 2012 đạt 66.788 triệu đồng, chiếm 26,24% và giảm 43,95% so với năm 2011; đến năm 2013, dư nợ cho vay trung dài hạn DN đạt 49.929 triệu đồng, chỉ chiếm 24,39% dư nợ cho vay DN và giảm đến 25,24% so với năm 2012.
Xét thấy, dư nợ cho vay ngắn hạn DN tăng dần và cho vay trung dài hạn giảm dần qua các năm. CN tập trung cho vay ngắn hạn vào hình thức cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay trung dài hạn chủ yếu tập trung vào cho vay để đầu tư, mua sắm máy móc, thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất. CN giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn vì cho vay trung dài hạn đồng nghĩa với việc CN gắn kết với DN trong thời gian dài, mức độ rủi ro sẽ gia tăng. Chỉ
những DN với dự án khả thi cao, tình hình tài chính ổn định mới được CN chấp thuận cấp vốn với thời hạn cho vay dài. Đặc biệt tình hình kinh tế năm 2012, 2013 khó khăn nên DN ít có xu hướng đầu tư mới TSCĐ hoặc xây dựng dự án mới vì ngại rủi ro, chi phí ban đầu lớn…
Bảng 2.6: Phân loại cho vay doanh nghiệp theo thời hạn giai đoạn 2011-2013 của Ngân hàng Á Châu - chi nhánh Hội An
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (+/-)
12/11
(+/-) 13/12
Chỉ tiêu
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền (%) Số tiền (%)
1.Dư nợ
bình quân 408.445 100 254.542 100 204.683 100 -153.903 -37,68 -49.859 -19,59
Ngắn hạn 289.297 70,83 187.754 73,76 154.754 75,61 -101.543 -35,10 -33.000 -17,58
Trung dài
hạn 119.148 29,17 66.788 26,24 49.929 24,39 -52.360 -43,95 -16.859 -25,24
Nguồn: Phòng Tổng hợp NH Á Châu- chi nhánh Hội An
c. Phân loại cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề
Bảng 2.7: Phân loại cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề giai đoạn 2011-2013 của Ngân hàng Á Châu- chi nhánh Hội An
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (+/-)
12/11 (+/-) 13/12 Chỉ tiêu Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền (%) Số tiền (%) Dư nợ bình quân 408.445 100.00 254,542 100.00 204.683 100.00 -153.903 -37.68 -49.859 -19,59 TM và DV 229.297 56,14 154.754 60,80 128.645 62,85 -74.543 -32,51 -26.109 -16,87 XD và GTVT 45.241 11,08 24.878 9,77 18.878 9,22 -20.363 -45,01 -6.000 -24,12 CN 93.244 22,83 45.534 17,89 32.534 15,89 -47.710 -51,17 -13.000 -28,55 NN và ngành khác 40.663 9,96 29.376 11,54 24.626 12,03 -11.287 -27,76 -4.750 -16,17
Do các DN đa số là các DN nhỏ và vừa, hoạt động đa dạng, có mặt trong tất cả các ngành nghề nên nhìn chung cơ cấu ngành nghề trong dư nợ cho vay DN phân bố hầu hết các ngành. Tuy nhiên, có thể thấy ngành thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng cơ cấu dư nợ DN (năm 2013, năm 2012, năm 2011 lần lượt là 62,85%; 60,8%; 56,14%) do hoạt động thương mại và dịch vụ phát triển hơn ở Hội An, Tam Kỳ đặc biệt là dịch vụ du lịch ở Hội An. Các ngành xây dựng và GTVT, ngành công nghiệp có tỷ trọng dư nợ giảm dần qua các năm; ngành nông nghiệp và các ngành khác tỷ trọng dư nợ tăng dần.
d. Phân loại cho vay doanh nghiệp theo hình thức bảo đảm tiền vay
Bảng 2.8: Phân loại cho vay doanh nghiệp theo hình thức bảo đảm tiền vay giai đoạn 2011-2013 của Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hội An
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (+/-) 12/11 (+/-) 13/12 Chỉ tiêu Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền (%) Số tiền (%) Dư nợ bình quân 408.445 100 254.542 100 204683 100 -153.903 -37,68 -49.859 -19,59 Cho vay có TSBĐ 389.294 95,31 243.654 95,72 196.638 96,07 -145.640 -37,41 -47.016 -19,30 Cho vay không
có TSBĐ
19.151 4,69 10.888 4,28 8.045 3,93 -8.263 -43,15 -2.843 -26,11
Nguồn: Phòng Tổng hợp NH Á Châu- chi nhánh Hội An
Tỷ lệ dư nợ cho vay có TSBĐ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số dư nợ cho vay DN và tăng dần qua các năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 95,31%; 95,72%; 96,07%. Ngược lại tỷ lệ dư nợ cho vay không có TSBĐ chiếm một tỷ lệ nhỏđáng kể và ngày càng giảm dần. Tốc độ giảm trong dư nợ cho vay có TSBĐ năm 2013 so với năm 2012 thấp hơn năm 2012 so với năm
2011. Chứng tỏ, trong chính sách tín dụng của CN có sự thay đổi: tăng tỷ trọng cho vay DN có TSBĐ và giảm dần tỷ trọng cho vay DN không có TSBĐ. Đây cũng là một trong những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay DN.
2.2.2. Chính sách tín dụng
Thực hiện theo chính sách tín dụng của NH ACB sao cho phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình ngành Tài chính - Ngân hàng, định hướng hoạt động tín dụng hiệu quả, quản lý rủi ro tín dụng và đảm bảo an toàn trong việc sử dụng vốn vay, KH của ACB- CN Hội An được đánh giá theo các tiêu chí và phân nhóm KH.
Có 6 tiêu chí được áp dụng để thẩm định phân nhóm KH, phê duyệt tín dụng cũng như kiểm soát, đánh giá chất lượng danh mục tín dụng của ACB và phân theo 2 nhóm:
-Nhóm tiêu chí phân nhóm KH: Đối tượng khách hàng, ngành nghề kinh doanh, khả năng trả nợ, sản phẩm tín dụng.
-Nhóm tiêu chí phê duyệt tín dụng: TSBĐ, tỷ lệ cho vay TSBĐ Mỗi khoản vay trên KH sẽ được xếp vào 1 trong 4 nhóm sau:
+ Cấp tín dụng bình thường: được hiểu là không hạn chế số lượng cấp tín dụng cũng như tỷ lệ dư nợ, chỉ phải tuân thủ các yêu cầu của quy chế cho vay của ACB, của NHNN và của pháp luật.
+ Hạn chế cấp tín dụng: được hiểu là những trường hợp cấp tín dụng ACB yêu cầu các đơn vị hoặc chuyên viên/ bộ phận thẩm định, phê duyệt cần kiếm soát sự tuân thủ về quy mô, giới hạn trước khi cấp tín dụng cho KH. Hạn chế cấp tín dụng không có nghĩa là không cấp thêm hay không cấp mới, nhưng việc cấp thêm phải được giám sát để không vượt các định mức về tổng khối lượng hay tỷ lệ trong danh mục cho vay theo quy định của ACB trong từng thời kỳ.
+ Kiểm soát cấp tín dụng: được hiểu là không khuyến khích, tiếp cận cấp tín dụng mới hay tăng mức cấp tín dụng cho KH. Kênh phân phối không trình những trường hợp này nếu không được giám đốc khối KHDN chấp thuận trước khi trình. Thẩm quyền phê duyệt nhóm KH này do ủy ban tín dụng quyết định hoặc do Ban tín dụng hội sở quyết định theo ủy quyền của ủy ban tín dụng trong từng thời kỳ.Trong trường hợp KH được cấp tín dụng vì có một số yếu tốđặc biệt như tài sản bảo đảm tốt, KH quan hệ với ACB lâu năm, thì những KH này không thuộc đối tượng KH mục tiêu của ACB.
+ Không cấp tín dụng: được hiểu là không cấp tín dụng mới hoặc tăng mức cấp tín dụng mà tập trung vào việc xây dựng kế hoạch thu nợ nhằm giảm dư nợ về bằng 0 theo tiến độ đến hạn của hợp đồng tín dụng / các khế ước nhận nợ. Đơn vị không trình hồ sơ tín dụng khi KH thuộc nhóm KH không cấp tín dụng.
Tùy thuộc KH và khoản vay được xếp vào một trong 4 nhóm mà CN có chính sách cho vay phù hợp theo quy định của ACB và theo đúng quy định của NHNN trong việc thực hiện cấp tín dụng.
2.2.3. Bộ máy quản lý hoạt động cấp tín dụng
Bộ máy quản lý hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Hội An được xây dựng trên nguyên tắc chung của toàn hệ thống NH Á Châu. Hằng năm trên cơ sở phê duyệt về chiến lược, chính sách tín dụng và các giới hạn rủi ro tín dụng, Ban điều hành trực tiếp triển khai thực hiện.
- Tập trung nguyên tắc quản lý RRTD, quy trình quản trị RRTD áp dụng thống nhất trong toàn bộ trên các CN, đơn vị của Ngân hàng Á Châu.
- Việc tổ chức thực hiện chính sách tín dụng được phân công từ các khối/phòng/ ban tại Hội sở cho đến các CN trong toàn hệ thống ACB. Các khối/ phòng/ ban tại Hội sở thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Giám đốc tài chính + Khối khách hàng doanh nghiệp + Khối khách hàng cá nhân. + Khối thị trường tài chính. + Ban chính sách và quản lý tín dụng. Cũng như các sở giao dịch, các CN khác, CN ACB- Hội An có trách nhiệm:
+ Phân loại, lập danh sách KH theo 6 nhóm tiêu chí để đánh giá, giám sát sau cho vay hoặc phê duyệt cấp tín dụng.
+ Thực hiện đánh giá dòng tiền trả nợ và nghĩa vụ trả nợ KH một cách thận trọng, đúng nguyên tắc.
+ Thực hiện các chính sách KH theo định hướng của NH ACB
+ Đề xuất, đóng góp ý kiến để hoàn thiện chính sách tín dụng theo đúng các chỉđạo của Ủy ban tín dụng và phù hợp với hoạt động thực tế.
+ Cơ chế quản lý, báo cáo: Thực hiện đặc biệt việc theo dõi và kiểm soát RRTD theo 6 nhóm tiêu chí đã được liệt kê trong quá trình tiếp thị, đánh giá và phê duyệt KH vay mới. Các trường hợp ngoại lệ phải trình Ủy ban tín dụng/ Ban tín dụng/ chuyên viên phê duyệt theo thẩm quyền phê duyệt.
Sơđồ 2.2: Quản lý hoạt động cấp tín dụng
Giám đốc chi nhánh ( Phòng giao dịch)
Phòng tín dụng
Bộ phận kiểm tra, kiểm soát : Định kỳ hay đột xuất tiến hành kiểm tra hồ sơ tín dụng, thực tế doanh nghiệp
2.2.4. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
a. Nhận dạng rủi ro
Trong quá trình thực hiện cấp tín dụng DN theo tài liệu đã kiểm soát của ACB ban hành ngày 13/01/2010 QP- 7.67 Thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, CN cũng đã tổng hợp những dự báo về các dấu hiệu nhận dạng rủi ro:
+ Dấu hiệu từ KH.
- DN không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, bao gồm vốn vay và lãi theo đúng kỳ hạn quy định trong hợp đồng tín dụng.
- Chậm trễ trong việc cung cấp báo cáo tài chính định kỳ, báo cáo tài chính thiếu minh bạch.
- Gây khó khăn cho NH trong việc kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh. - Có biểu hiện không lành mạnh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, hay sản xuất kinh doanh bịđình trệ, hàng tồn kho gia tăng một cách đột ngột.
- Có sự thay đổi đột ngột trong cơ cấu tổ chức quản lý DN .
- Giảm bất thường giá bán, DN chấp nhận đi vay với mức lãi suất cao. - Thay đổi bất ngờ về số dư tiền gửi tại NH theo chiều hướng sụt giảm. - Giá cổ phiếu của DN liên tục sụt giảm.
+ Dấu hiệu từ NH.
- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ.
- Không thực hiện theo đúng quy trình tín dụng, quá trình kiểm soát, thu nợ và xử lý nợ thiếu chặt chẽ.
- Cung cấp khối lượng cho vay lớn đối với các KHDN lần đầu quan hệ. - Rủi ro liên quan đến tư cách đạo đức của một số cán bộ tín dụng.
Tuy nhiên, CN chưa xây dựng hệ thống thông tin dự báo RRTD, chưa có sự tính toán so sánh và hiển thị dấu hiệu cần cảnh báo giúp CN phân tích, đánh giá, đưa ra những dự báo - dấu hiệu cảnh báo sớm RRTD. Việc thu thập
các thông tin nhận dạng rủi ro vẫn chưa đầy đủ và kịp thời. Qua công tác kiểm toán nội bộ, ban kiểm toán đã phát hiện ra thêm một số sai sót của CN về việc chấp hành quy chế, quy trình cho vay DN. Và đây cũng là một trong những cơ sởđể CN tổng hợp những dấu hiệu rủi ro giúp CN có thể nhận dạng những rủi ro cho vay DN và kịp thời xử lý các khoản vay có vấn đề cũng như đưa ra những quyết định tín dụng đúng đắn. Những sai sót đã được ban kiểm toán nội bộ phát hiện ra như sau:
- Công tác thẩm định và phê duyệt – CN vẫn còn sai sót đối với một số DN:
Không trình bày nội dung KH đã bị từ chối trên tờ trình thẩm định KH, không truy xuất thông tin CIC về TSBĐ tiền vay đối với KH có quan hệ với trên 2 TCTD và khoản vay trên 500 trđ, CIC của KH phát sinh nợ quá hạn trên 10 ngày. Nhân viên thẩm định không giải thích sự khác biệt giữa số liệu tài chính trên BCTC thuế, BCTC nội bộ KH cung cấp và số liệu trình bày trên tờ trình TĐKH
- TSBĐ và các thủ tục pháp lý liên quan
Qua phỏng vấn nhân viên CSR quản lý TSBĐ, kiểm kê tài sản thực tế, ghi nhận một số sai sót sau: Nhân viên CSR không lập file excel theo mẫu để quản lý tổng số lượng hồ sơ đang lưu tại kho quỹ và số lượng hồ sơ đã xuất kho; thông tin TSBĐ trên bìa hồ sơ tài sản không đầy đủ, hợp lệ ; ngoài ra, có 07 trường hợp sai sót liên quan đến nhập và xử lý thông tin TSBĐ trên TCBS, cụ thể: đã thực hiện thủ tục xuất giải chấp tài sản cho KH, nhưng chưa xuất ngoại bảng trên TCBS, không nhập đầy đủ, chính xác thông tin TSBĐ trên TCBS: không nhập thông tin mã số kho, sai thông tin mã số kho.
- Kiểm tra sau khi cho vay
Kết quả kiểm tra có các sai sót sau: Về chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay không đúng thời hạn theo quy định, chứng từ chứng minh