7. Tổng quan đề tài nghiên cứ u
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng
a. Khách hàng
+ Năng lực quản lý của chủ DN
cốt lõi ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của DN. Một vài khoản vay có thể phải gia hạn khi môi trường kinh doanh gặp khó khăn như giá nguyên vật liệu tăng, chu kỳ kinh tế đi xuống nhưng nếu chủ DN có trình độ năng lực quản trị cao luôn biết làm điều tốt nhất cho DN của mình, thời hạn cho vay có thể phải kéo dài nhưng khả năng trả nợ luôn được đảm bảo.
+ Năng lực tài chính của DN
Yếu tố đầu tiên và cốt lõi tác động đến khả năng trả nợ của KH, đó là năng lực tài chính. Năng lực tài chính ảnh hưởng đến rủi ro tổng thể của KH. Không có giao dịch nào là phi rủi ro, nếu DN có tiềm lực tài chính thì việc một giao dịch không thành công sẽ không làm DN mất đi khả năng trả nợ, còn khi điều kiện tài chính suy yếu sẽ có ảnh hưởng đến tất cả các giao dịch. Những yếu tố tài chính ảnh hưởng nhiều đến khả năng trả nợ của DN như khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời, đòn cân nợ, hiệu quả hoạt động của DN.
+ Đạo đức của chủ DN
Lý thuyết thông tin bất đối xứng cho rằng để kiểm soát tốt RRTD NH cần phải hạn chế hai hậu quả của tình trạng thông tin bất đối xứng trong các giao dịch tín dụng, đó là: Lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Đạo đức là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố phi tài chính có tác động đến khả năng hoàn trả nợ nhưng yếu tố này không dễ đánh giá. NH nếu được sự hỗ trợ của của trung tâm thông tin trong việc tìm hiểu về năng lực, nhân thân và các thành công, thất bại trước đây của chủ DN thì việc đánh giá uy tín, đạo đức của DN sẽ thuận lợi hơn.
b. Môi trường hoạt động kinh doanh
+ Môi trường pháp lý
Mặc dù các Luật, văn bản dưới Luật chi phối hoạt động NH đã được sửa đổi rất nhiều cho ngày càng phù hợp hơn với các quy luật của nền kinh tế thị trường song cũng còn nhiều vướng mắc như việc ban hành nghị định hướng
dẫn thi hành luật còn chậm, công tác thực hiện của bộ máy thi hành luật pháp còn quan liêu (thời gian giải quyết một vụ kiện KH kéo dài). Hành lang pháp lý nói chung chưa ủng hộ công tác phục hồi nợ của NH và gián tiếp làm tăng mức độ tổn thất tín dụng.
+ Chính sách của nhà nước.
Chính sách của nhà nước cũng tác động đến hoạt động tín dụng của các NHTM. Tùy theo chính sách tài chính và chính sách tiền tệ của nhà nước sẽ tác động đến việc thắt chặt hay mở rộng hoạt động tín dụng, qua đó cũng ảnh hưởng đến công tác quản trị RRTD của NH. Một cơ chế, chính sách ban hành phù hợp với sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế, tạo động lực cho DN kinh doanh thì cũng tác động tích cực đến chất lượng tín dụng và tăng cường tính hiệu quả của công tác quản trị RRTD.
+ Sự biến động của nền kinh tế vĩ mô.
Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các ngành nói chung đều kinh doanh thuận lợi hơn, tỷ lệ thu hồi nợ vì thế tăng đồng thời dư nợđối với nền kinh tế tăng làm giảm tỷ lệ các khoản nợ xấu. Nhưng trong thời kỳ kém tăng trưởng, các ngành kinh doanh hàng tiêu dùng bền vững nhưng các ngành xây dựng, du lịch, kinh doanh bất động sản sẽ gặp khó khăn hơn. Các món vay, đặc biệt là trung dài hạn được quyết định dễ dãi trong thời kỳ tăng trưởng sẽ trở thành khó đòi vài năm sau đó. Vì vậy, NH cần lưu ý đến sự biến động của nền kinh tếđểđưa ra những quyết định đúng đắn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Về cơ bản, Chương 1 đã trình bày tổng quan lý thuyết về: hoạt động cho vay của NHTM đối với DN; RRTD trong cho vay DN; quản trị RRTD trong cho vay DN. Quan trọng là chương 1 đã trình bày được nội dung quản trị RRTD trong cho vay DN: nhận dạng rủi ro dựa trên những dấu hiện cảnh báo từ KH và NH, đo lường rủi ro nhằm xác định khả năng vỡ nợ của một khoản cho vay hoặc danh mục cho vay thông qua một số mô hình như mô hình 6C hay mô hình điểm số Z, thực hiện kiểm soát rủi ro thông qua các biện pháp tối thiểu hóa rủi ro như né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu, chuyển hóa, trung hòa rủi ro, đa dạng hóa rủi ro; thực hiện tài trợ rủi ro bằng trích lập dự phòng rủi ro, bằng nguồn lực có sẵn hoặc chuyển giao rủi ro thông qua hợp đồng bảo hiểm, xử lý TSBĐ để thu hồi nợ, đưa ra 4 chỉ tiêu đánh giá RRTD: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng, tỷ lệ xóa nợ ròng. Nội dung quản trị RRTD trong cho vay DN chính là cơ sở lý luận, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu về thực trạng công tác “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hội An” trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU - CHI NHÁNH HỘI AN 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HỘI AN
2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Hội An
a. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/ NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/4/1993, và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. NH TMCP Á Châu có tên tiếng anh là Asia Commercial Joint Stock Bank viết tắt là ACB, có trụ sở chính đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. ACB niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (trước đây là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) theo Quyết định số 21/QĐ- TTGDHN ngày 31/10/2006. Cổ phiếu ACB bắt đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006.
ACB được KH đánh giá là một trong các NH cung cấp sản phẩm dịch vụ NH phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. Hiện nay, ACB tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối với 346 CN và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnh thành trong cả nước, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ NH mới. Năm 2013, tuy kết quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ tăng trưởng khả quan về huy động và cho vay VND. Nợ xấu được kiểm soát ở mức 3% sau những biện pháp mạnh về thu hồi nợ, xử lý RRTD và bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). ACB cũng kéo giảm hệ số chi
phí/thu nhập xuống còn khoảng 66%, giảm 7% so với năm 2012. Về nhân sự, quy mô được tinh giản, và việc thay thế và bổ sung cấp quản lý được thực hiện thường xuyên. Mạng lưới kênh phân phối cũng được sắp xếp lại theo quy định mới của Ngân hàng nhà nước.
b. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – chi nhánh Hội An.
Trên đà phát triển kinh tế của cả nước, nền kinh tế tại tỉnh Quảng Nam nói chung và thành phố Hội An nói riêng cũng đạt được những thành tựu đáng kể trong năm 2004. Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP tăng 11,5%/năm, thu nhập bình quân đầu người 355USD/người/năm, các doanh nghiệp làm ăn ngày càng có hiệu quả, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, nhu cầu về vốn vay ngày càng tăng. Đến thời điểm này, toàn tỉnh có trên 1.400 DN với số vốn đăng ký kinh doanh 2.500 tỷđồng.
Nắm bắt được tình hình và nhu cầu đó, ngày 08/03/2005, NH Á Châu (ACB) đã khai trương ACB- CN Hội An (chi nhánh cấp 1) tại số 24 Cửa Đại, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam, CN thứ 43 trong hệ thống ACB. Đến nay, CN Hội An quản lý 2 phòng giao dịch là phòng giao dịch phố cổ Hội An và phòng giao dịch Tam Kỳ. Qua nhiều năm hoạt động, đội ngũ cán bộ nhân viên không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chuyên môn. Số lượng nhân viên làm việc tại CN là 61 người, trong đó hơn 75% nhân viên có trình độ Đại học và cao học trở lên. Các nhân viên thường xuyên được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn tại trung tâm đào tạo của ACB. Đây là thế mạnh hiện tại và trong tương lai của CN tạo điều kiện cho CN có được phong cách làm việc năng động, có hiệu quả, có khả năng vận dụng những nghiệp vụ NH hiện đại vào trong hoạt động của CN. Với gần 10 năm hình thành và phát triển, ACB- CN Hội An đã có những đóng góp nhất định vào sự thành công chung của NH ACB.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Hội An Châu – chi nhánh Hội An
- Giám đốc : Giám đốc – bà Hồ Thị Minh Ngọc là người đứng đầu CN, điều hành mọi hoạt động của CN, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và trước pháp luật về hoạt động của CN.
- Phòng kinh doanh : Có chức năng kinh doanh, phát triển các dịch vụ NH, gồm:
+ Bộ phận tín dụng : Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, thẩm định và tổ chức theo dõi các khoản vay, đề xuất các phương án giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng và bảo lãnh của CN.
+ Bộ phận thanh toán quốc tế : Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế
+ Bộ phận WU-Kiều hối : Thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền
- Phòng giao dịch - Ngân quỹ : Hướng dẫn thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực hiện và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến các loại tài khoản của KH, thực hiện các giao dịch và dịch vụ KH; gồm : Tổ giao dịch, tổ ngân quỹ, tổ dịch vụ KH.
- Phòng kế toán - hành chính
+ Tổ kế toán: Có nhiệm vụ quản lý các tài khoản tiền gửi của CN tại Ngân hàng nhà nước địa phương và các tổ chức tín dụng khác, nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý, kiểm tra và tổ chức hạch toán thu nhập, chi phí cũng như tài sản khác của CN. Bên cạnh đó tổ kế toán còn thực hiện chếđộ báo cáo kế toán, thống kê theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước và của NH Á Châu.
+ Tổ hành chính- tổ chức : Quản lý nhân sự của CN, kết hợp với bộ phận kế toán quản lý và xem xét những nhu cầu chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc của CN.
Sơđồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Hội An
Các phòng giao dịch Ban giám đốc CN Á Châu – Hội An Phòng tín dụng Phòng kế toán - hành chính Tổ hành chính – tổ chức Bộ phận WU – kiều hối Bộ phận thanh toán quốc tế Phòng kinh doanh Tổ kế toán Phòng giao dịch và ngân quỹ Tổ ngân quỹ Tổ giao dịch Dịch vụ khách hàng
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh
ACB – CN Hội An được nối trực tuyến (online) với hội sở và tất cả các CN trong hệ thống.
- Cung cấp các dịch vụ của NH Sản phẩm đối với khối KHDN
+ Huy động vốn dưới hình thức tiền gửi : tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán có kỳ hạn, tiền gửi đầu tư trực tuyến, tiền gửi ký quỹ, tiền gửi Upstair.
+Dịch vụ tài chính: thanh toán nhờ thu hoặc ủy nhiệm thu, dịch vụ quản lý tiền, thu hộ trường học, điện nước, cáp, internet, thu ngân hộ, tiền gửi thanh toán liên kết chứng khoán, trung gian thanh toán, tiền gửi thanh toán giao dịch chứng khoán ký quỹ, dịch vụ phong tỏa tiền mua chứng khoán cho KHDN, dịch vụ giao dịch qua fax, dịch vụ giao dịch bằng chứng từ có xác thực chữ ký điện tử, ACB online, giữ hộ giấy tờ cho KHDN.
+Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất khẩu, tài trợ nhập khẩu, hỗ trợ tài chính dành cho nhà phân phối, bao thanh toán, dịch vụ bảo lãnh.
+ Hoạt động tín dụng: cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ nhà phân phối, đại lý xe ô tô, tài trợ hợp đồng trong nước, thấu chi, vay hỗ trợ kinh doanh, vay hỗ trợ vốn đầu tư và cấu trúc tài chính, vay mua sắm tài sản cố định, đầu tư dự án, cho vay đầu tư chuồng trại chăn nuôi, tài trợ vùng nguyên liệu mía đường.
Sản phẩm đối với KH cá nhân:
+ Huy động vốn dưới hình thức tiền gửi: tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi ký quỹđảm bảo thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi online.
+Dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ Bankdraft đa tệ, dịch vụ nhờ thu Sec nước ngoài, các dịch vụ liên quan đến mở và sử dụng dịch vụ tài khoản tiền gửi thanh toán, dịch vụ thanh toán trung gian BĐS qua NH, dịch vụ thanh toán hóa đơn, thu đổi ngoại tệ, mua bán vàng miếng, dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn, nhận và chuyển tiền kiều hối qua Western Union
+ Dịch vụ thẻ: thẻ tín dụng, thẻ trả trước quốc tế, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ ghi nợ nội địa, dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ
+ Dịch vụ callcenter 247
+ Hoạt động tín dụng: vay phục vụ sản xuất kinh doanh, vay thấu chi có tài sản đảm bảo, vay mua nhà dự án liên kết, vay mua nhà, đất để ở, vay xây dựng, sửa chữa nhà để ở, vay hỗ trợ tiêu dùng có tài sản đảm bảo, vay mua ô tô, vay cầm cố thẻ tiết kiệm, chứng từ có giá, vay thấu chi cầm cố thẻ tiết kiệm, vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, ứng tiền ngày T, vay hỗ trợ tiêu dùng tín chấp, vay thấu chi tín chấp, vay cán bộ công nhân viên, thẻ tín dụng.
+ Sản phẩm khối ngân quỹ: mua bán ngoại tệ giao ngay, mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn ngoại tệ, giao dịch mua bán vàng miếng giao ngay theo giá niêm yết.
- Tuân thủ quy định pháp luật.
Chấp hành tốt chế độ quản lý tiền tệ, kho quỹ của NHNN và của NH Á Châu, bảo quản các chứng từ có giá; nhận cầm cố, thế chấp bảo đảm an toàn kho quỹ tuyệt đối, thực hiện thu chi tiền tệ chính xác, báo cáo tài chính công khai minh bạch.
- Tuân thủ nguyên tắc bảo mật
Đảm bảo nguyên tắc bảo mật về số liệu tồn quỹ, thanh khoản NH, tài khoản KH.
+ Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nhân viên, quản lý tốt nhân sự, nâng cao uy tín phục vụ của CN nói riêng và NH Á Châu nói chung.
+ Lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh, mức tạo lời của NH như kế hoạch cân đối vốn, kế hoạch thu nhập - chi phí...
+Thường xuyên nghiên cứu và cải tiến nghiệp vụ, đề xuất các sản phẩm, dịch vụ NH phù hợp với địa bàn hoạt động, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào quy trình nghiệp vụ và quản lý NH, nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng phục vụ KH.
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh
a. Tình hình huy động vốn
Trước tình thế biến động và đầy khó khăn của nền kinh tế, tình hình huy động vốn của ACB- CN Hội An có sự thay đổi qua các năm. Nguồn vốn của CN chủ yếu vẫn tập trung ở KH cá nhân, tiền gửi từ các cá nhân chiếm tỷ